Sinh viên Việt Nam – Từ ghế nhà trường ra doanh nghiệp

luyen_hybrid
Bình luận: 125Lượt xem: 207,992

luyen_hybrid

Tài xế O-H
Sau 7 năm ra trường, giờ đây khi tôi chỉ còn là một trong số rất ít những người của khóa tôi còn theo cái “Nghiệp dầu nhớt” và bản thân hiện đã là những người điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, hàng năm vẫn phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường, nhìn vào thực tại mà lòng không khỏi cảm thấy sót xa.

sinh viên Việt Nam- Từ nhà trường ra doanh nghiệp.png

Ngày hôm nay tôi lại ghé thăm về một ngôi trường đại học tôi đã rất yêu quý và có chất lượng đào tạo hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam, mang trong mình ước vọng đi tìm câu trả lời “Giải pháp nào để giúp các bạn sinh viên thay đổi nhận thức về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.

Một thực trạng thực tế hiện nay Doanh nghiệp đổ lỗi cho nhà trường đào tạo sinh viên ra trường thiếu thực tế, khả năng để thực hiện các công việc thực tế ngoài doanh nghiệp rất thấp, Nhà trường đổ lỗi cho việc Doanh nghiệp đòi hỏi quá cao trong khi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cho sinh viên chưa hiệu quả, tiếp nhận các bạn sinh viên vào thực tập chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa thực sự cho các bạn làm giống như một nhân viên thực thụ thì làm sao mà các bạn có được những kiến thức cũng như những kỹ năng thực tế. Và câu chuyện “Đổ lỗi” cứ quanh quẩn để rồi người chịu thiệt thòi nhất là các bạn sinh viên sau khi ra trường.

sinh viên ra trường thất nghiệp.jpg

Tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành rất cao. Đi lang thang, quan sát, trò chuyện với các bạn sinh viên, và suy ngẫm thấy để thay đổi việc này không thể một sớm một chiều, việc phần lớn Sinh viên ra trường khả năng đáp ứng thấp công việc thực tế ngoài doanh nghiệp chỉ là kết quả của rất nhiều nguyên nhân mà chung quy lại là từ 3 phía Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Sinh Viên.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất là từ sinh viên. Nhìn cái cách mà các bạn học tập, thái độ các bạn học tập mà bản thân cảm thấy sót xa cho tâm huyết của các thầy cô, Không thể chỉ đổ lỗi cho các bạn sinh viên. Cả Nhà trường, Doanh nghiệp đều có những điểm hạn chế khiến việc kết quả đầu ra của các bạn sinh viên khi ra trường chưa được như mong muốn. Chương trình đào tạo từ nhà trường thiếu nhiều thực tế và khó có thể cập nhật bắt kịp sự phát triển của công nghệ, bản thân các thầy giáo trong trường cũng không được đào tạo bồi dưỡng cập nhật thêm kiến thức thực tế. Nhưng trước khi chờ những thay đổi từ những yếu tố bên ngoài, bản thân các bạn sinh viên phải tự thay đổi bản thân mình trước, cũng như trước khi chờ gió đổi chiều thì mình hãy chủ động điều chỉnh cánh buồm như có người đã từng nói.

sinh viên Việt Nam- Từ nhà trường ra doanh nghiệp.2jpg.jpg

Ngồi tâm sự với các bạn sinh viên vẫn còn rất nhiều bạn năm 3 năm 4 rồi mà thực sự chưa hình dung ra một cách rõ ràng sắp tới mình ra trường mình sẽ làm gì, chỉ hình dung một cách chung chung ngành mình học ngoài thực tế có vài công việc như thế này, thế kia và ra trường làm cái nào hợp thì làm, Tỉ lệ rất cao các bạn sinh viên trước khi chọn ngành là không hiểu nhiều về ngành mình học, chỉ chọn học ngành đó vì lí do cha mẹ mình chọn, người thân chọn thay, chọn học ngành đó vì sự an toàn, ra trường dễ có việc làm không sợ thất nghiệp, chọn học ngành đó vì ngành mình thích nhưng thi rớt nên phải học ngành này, hay là chẳng biết chọn ngành nào nên cứ chọn đại….

Có nhiều bạn còn thực sự không biết mình thích điều gì? Mình muốn làm cái gì? Và tệ hơn là đang học 1 bộ môn đó đến nửa phần mà chẳng biết là mình học môn này ra sẽ ứng dụng vào công việc gì ngoài thực tế, trong đầu vẫn là học để thi qua môn hay học để đạt điểm cao cho cái bằng nó sáng sáng một chút sau này ra trường dễ xin việc. Chính từ nguyên nhân các bạn không xác định được rõ mục tiêu của mình hay vì xác định mục tiêu chưa đúng “Học để làm cái gì?” nên việc học mang nhiều tính đối phó, chưa chủ động học tập, chỉ học những cái gì các thầy dạy chứ chưa tự tìm hiểu thêm các kiến thức mở rộng, thậm chí còn không nắm bắt được những kiến thức cơ bản các thầy truyền tải, vẫn còn nhiều những tình trạng ngủ trong giờ học, cúp học đi chơi hay ngồi trong lớp mà “tâm hồn đang vắt ngược cành cây”…

Rồi cũng có những bạn chú tâm hơn trong việc học tập, việc nắm bắt kiến thức của các thầy truyền tải tốt hơn, học đến đâu khá là hiểu đến đó nhưng khi ra trường chỉ được một thời gian ngắn là lại bỏ nghề hoặc chuyển nghề, lí do vì sao?. Vì các bạn chưa thực sự hiểu doanh nghiệp họ cần gì ở mình, cứ tưởng mình học tập tốt, kiến thức mình tốt, cầm cái bằng khá-giỏi ra trường là Ok, các bạn đang tưởng tượng một cuộc sống màu “Hồng Lét” đang chờ đón mình ở sau tấm bằng và cánh cổng trường đại học, nhưng than ôi! Một viễn cảnh hoàn toàn khác “Không thể tin nổi” nó lại sảy đến với mình, tại sao họ vẫn không sử dụng mình sau một thời gian ngắn, tại sao họ lại trả lương mình quá thấp không bằng đứa bạn chẳng học hành bán cafe ven đường. Và việc gì xảy đến cũng đã đến, lại một lần nữa mình đổi chỗ làm, rồi một vài lần nữa, hay lần này mình chuyển hẳn nghề khác.

sinh viên Việt Nam- Từ nhà trường ra doanh nghiệp..jpg

Bản thân tôi theo học ngành Kỹ thuật ô tô, cũng từng như các bạn và ý thức khá tốt về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cũng chẳng chịu thua kém bạn bè trong việc học tập vì nghĩ “Bạn nó làm được thì mình cũng phải làm được chứ, nếu chưa làm được là do mình chưa thực sự cố gắng” và rồi kết quả học tập đã đạt rất tốt, nhưng than ôi sau khi ra trường sao thực tế nó có nhiều cái khác trong trường thế, rồi có những cái mình rất hiểu nguyên lý nhưng lại chẳng làm được ngoài thực tế, kỹ năng thực hành còn non quá, khi ra trường cày như trâu như bò mà chẳng có lương, chỉ có phụ cấp, còn chẳng sướng bằng cái thời sinh viên (“đi chơi” mà vẫn có tiền gia đình cung cấp), và hầu hết trong giai đoạn 2 năm đầu ra trường bạn bè mình nó bỏ nghề đến 60-70%. Nhưng với với tình yêu cái mùi dầu nhớt, với niềm đam mê kỹ thuật và với một MỤC TIÊU rõ ràng tôi đã vượt qua khỏi những khó khăn đó và trở thành một trong rất ít những người còn lại của lớp tôi theo cái “Nghiệp dầu nhớt” này sau 7 năm ra trường. Giờ đây, ở vị trí nhà điều hành doanh nghiệp và cũng công tác trực tiếp trong lĩnh vực đào tạo, những lần tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường mà thấy sót xa, nghĩ lại bản thân mình những năm trước. Không thể đổ lỗi cho các bạn nhưng cần lắm những chương trình định hướng cho ý thức của các bạn, cần lắm sự nỗ lực cố gắng của các bạn trong việc tự học tập nâng cao phát triển năng lực bản thân để đáp ứng cái năng lực mà doanh nghiệp yêu cầu ở nhân sự của họ.

Vậy 1 doanh nghiệp họ cần gì ở 1 người nhân viên hay nói cách khác họ đánh giá 1 người nhân viên qua những yếu tố nào?

doanh-nghiep-can-gi ở sinh viên.jpg

Doanh nghiệp họ đánh giá nhân viên chỉ bằng 1 từ “Năng lực” vậy bạn hiểu thế nào về năng lực?
Chúng ta chẳng lạ lẫm gì về danh từ này nhưng thực sự hiểu về nó thì chắc hẳn chưa nhiều,
Năng lực được đánh giá qua 3 yếu tố: Kiến thức – Kỹ Năng – Thái độ

upload_2017-5-24_21-58-41.png

Thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng hầu hết các trường đào tạo hiện nay chỉ chú trọng nhiều vào đào tạo về KIẾN THỨC cho các bạn sinh viên và đó là lí do lý giải cho việc tại sao các bạn sinh viên ngành ô tô chúng ta ra ngoài tỉ lệ theo được nghề sau vài năm lại thấp như thế.

Thế nhưng khi bạn là người có năng lực rồi thì điều gì để đánh giá bạn và đồng nghiệp của mình ai hơn ai khi mà cả 2 người đều là người có năng lực?

Người ta sử dụng thang đo mức độ của năng lực, gọi là “Đẳng cấp”:

upload_2017-5-24_21-59-46.png

Xét riêng về khía cạnh KIẾN THỨC: Bạn là Kỹ sư ngành ô tô, bạn đã được dạy và bạn có kiến thức về các hệ thống trên ô tô, nhưng kiến thức của bạn ở mức độ nào

- Level 1: Bạn BIẾT về các hệ thống đó, bạn đã nge ai nói về nó, bạn đã đọc tài liệu về nó nhưng chưa thực sự HIỂU về nó lắm.

- Level 2: Bạn đã HIỂU về nó, bạn có thể giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống đó, hiểu được cấu tạo, thông số kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, vị trí… nhưng khi cho bạn ra tháo lắp, sửa chữa nó thì bạn lại không LÀM được. (Sinh viên ngành ô tô mình khi mới ra trường thường dừng lại ở Lever này)

- Level 3: Bạn đã biết về nó, HIỂU về nó và bạn đã có thể ứng dụng những kiến thức đó vào công việc thực tế, hay nói một cách khác là bạn đã LÀM được nó, (Yếu tố Kinh nghiệm được đánh giá ở Level này - đó là khoảng thời gian bạn làm hết bao lâu). Tuy nhiên, bạn đã hiểu hệ thống động cơ hay ABS... nó hoạt động như thế nào và bạn có thể tháo lắp, kiểm tra sửa chữa các pan bệnh của nó trên xe thực tế nhưng bạn lại chẳng thể phân tích được, giải thích được tại sao nó lại hỏng như thế hay gọi là năng lực “Phân tích vấn đề”, bạn chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm hay đôi khi là gặp may.

- Level 4: Bạn đã Làm được nó, bạn đã sửa chữa được các pan bệnh của hệ thống đó và bạn có khả năng PHÂN TÍCH nó, có thể giải thích được tại sao nó lại hư hỏng như vậy hay có thể đưa ra được nhiều khả năng của vấn đề (Nếu hiện tượng như thế này thì có thể do A, nếu hiện tượng như kia thì có thể do B…)

- Level 5: Bạn có khả năng TỔNG HỢP, có nghĩa ngoài hệ thống này trên xe Toyota bạn còn BIẾT-HIỂU-LÀM ĐƯỢC và PHÂN TÍCH được hệ thống tương tự trên các dòng xe khác nữa như Hyundai, Honda, Kia, Ford, BMW, Mer, Audi……

- Level 6: Bạn có khả năng SÁNG TẠO được, có nghĩa là bạn đã rất am hiểu về hệ thống đó trên xe và bạn có khả năng Phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống đó sau đó bạn có khả năng thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm, hệ thống tối ưu hơn, hoạt động đạt hiệu quả cao hơn các bộ phận, hệ thống cũ, (Lưu ý :phải là cải tiến chứ không cải lùi).

Tới đây các bạn đã định vị được “Năng lực” của mình đang ở mức nào rồi chứ, nhìn thấy mình còn phải tự rèn luyện bản thân thêm những gì để trở thành 1 người có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp rồi chứ?

Chúc các bạn sớm có được kế hoạch để rèn giũa phát triển bản thân trở thành một người có năng lực đóng góp trí tuệ của mình vào xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, mang lại giá trị cho bản thân, giúp đỡ được nhiều người hơn và thành đạt hơn.
Thân ái!.

Đặng Văn Luyện
Thành viên "Máu nhiễm nhớt" của cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam.


upload_2017-5-24_21-57-49.png

Xem thêm: Những kỹ năng cơ bản mà một kỹ thuật viên cần phải biết
 

dinhthanh1225

Tài xế O-H
Qua buổi hội thảo em đã xác định được tương lai ngành nghề của mình thế nào để cố gắng học tập cho tốt. Em xin cảm ơn anh cùng cùng ban tổ chức đã tạo nên buổi hội thảo rất ý nghĩa với sinh viên bọn em. ^^
 

ThanhMinhOTO

Tài xế O-H
Em thì có ý kiến thế này. Về thái độ thì e không có ý kiến cũng 1 phần do bản chất con người thôi. Em chỉ nêu quan điểm của em về cái còn lại thôi :) Văn vẻ em không được suông cho lắm (nên lúc chọn ngành e cũng nghĩ mình sẽ chọn ngành gì về kỹ thuật thôi). Có gì mong Bác thông cảm.
Ví dụ về học đại học, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật OTO, có tất cả 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, 2 năm mới được bước vào chuyên ngành và bắt đầu thực sự tiếp xúc với nó.
Em là một người con của vùng quê cũng không được gọi là "tiên tiến" cho lắm, 1 đứa chỉ biết ngành này qua người thân của mình làm ngoài garage, cụ thể hơn là về phần máy dầu (lúc đó em chỉ nghĩ đơn giản về OTO lắm, e cũng không ngờ là nó phức tạp khi e hiểu cơ bản về nó đâu), thì em cảm thấy rất thích (cảm giác thích lắm) khi người thân dẫn theo đến chỗ làm => thì Giấc mơ về ngành nghề tương lai của em cũng xuất phát từ đó (đến hiện tại là e đang học năm 3 và học gần hết chuyên ngành, chỉ còn 2 môn thực tập là xong thì e nghĩ đến hiện tại e đã chọn đúng, và cảm thấy thích "nó" hơn nữa).
E nghĩ OTO nó kiểu như là tổng hợp các thứ trên đời này lại vậy. Tất cả môn học em về OTO, riêng em thì chỉ thích động cơ, điện động cơ, phần mềm chẩn đoán sau là điện thân xe & gầm thì có chút chút (nói chung là các môn thực hành). Và mục tiêucủa e sau này cũng v, cũng thiên về hướng "làm trong xưởng", tương lai là phải đạt được trình độ master về máy, gầm, điện (trong cty thì hay gọi là Quản đốc), e thì e không sợ khổ, sợ cực, e ham học hỏi, biết lắng nghe tiếp thu những gì người khác dạy mình, những cái mà liên quan đến mục tiêu của em thì em đều sẵn sàng "đón nhận" nó.
Còn về các môn phát triển kỹ năng mềm, vẽ thiết kế, tính toán, nghiên cứu, lập trình thì e học không thấy có hứng thú một tí nào + kỹ năng giao tiếp, trình bày e không được tốt (mặc dù e rất muốn cải thiện, nhưng k tài nào được, chắc do bản năng con người e sinh ra khuôn đã là vậy).
Cái gì cũng phải học -> nhiều thứ để học quá -> môn nào đối phó đc thì học đối phó, môn nào không nổi thì học cho qua, môn nào có mánh khóe thì tìm mánh khóe, môn nào cảm thấy thích thì thời gian còn lại tập trung vào đó.. thời gian còn lại còn phải đi trải nghiệm "ĐỜI" nữa, dùi đầu vào việc học thì .... :D (chính e cũng sử dụng cái này mà) bởi thời gian đâu có nhiều đâu + bộ não con người nữa, gì cũng nhét j cũng nhét thì đến 1 lúc cũng đầy thôi. Nên mặc dù là biết học kiểu như v là KHÔNG TỐT, nhưng cũng phải chấp nhận thôi.
còn chưa nói đến việc dạy thì dạy dưới đất-> KT thì KT trên trời :confused:
Và một con người thì không thể nào giỏi hết tất cả đúng không :) nếu giỏi hết tất cả thì họ được phong là thánh sống rồi :) OTO nhiều mảng mà, đâu ai ép mình giỏi hết được đúng k? Sao lại ép buộc khi sinh viên ra trường phải biết hết tất cả kiến thức cơ bản về oto? rồi còn xoáy sâu vào nữa? so sánh với ông này ông kia làm được chủ tịch thì sao mình k làm được? vậy thử hỏi đếm trên VN xem được bao nhiêu tổng giảm đốc về OTO? ai cũng giỏi như ai thì chắc có lẽ con số này lớn đấy nhỉ (nhân viên, KTV chắc lúc này k còn ai nữa)
6 Cái lever này đặt ra hình như của chức vụ Quản Đốc trong các công ty thì phải? đạt được lv2 thì chắc làm được phụ việc với mức lương bèo bọt (có thể k được nhận luôn), lên được lv3 thì khá tí, lv4 thì chắc k kham nổi với một sv mới ra trường. Trong khi đó SV thì cái gì cũng học (chỉ có 2 năm, 24 tháng, 710 ngày thôi), riêng nói về cái e thích học nhất thì là về thực hành, vd thời gian thực hành bộ môn động cơ (xăng + dầu) thì chỉ đủ để học lý thuyết, nắm được cấu tạo & nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong động cơ, rồi kiểm tra, thuyết trình,v..v.. (chiếm rất nhiều thời gian), thời gian ra thực tập đo kiểm, tháo ráp rất là ít, còn chưa kể đến là ra thực tập làm 1 bộ phận thì phải làm 1 nhóm (5-6 ng`), không đủ thời gian cho từng người 1 làm, và dụng cụ thì cũng k đầy đủ để có cho các nhóm thực tập, thiếu thì phải chờ nhóm khác làm xong rồi mới tới lượt nhóm mình rối mới tới lượt từng thành viên, rất mất thời gian. Còn các hệ thống đời mới thì chỉ có lý thuyết, không có đồ để làm. Với kinh nghiệm thực tế rất là ít + va chạm rất ít => y như bác nói, sv ra ở mức lv2 là v, còn LV3 thì thôi, OUT chắc.
Cho dù sv đó ra bằng giỏi, xuất sắc đi chăng nữa thì cũng chỉ là về phần kiến thức (thời gian tập trung vào đây hết rồi), chưa chắc chắc gì kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng giao tiếp, hoặc thái độ đã tốt (lắm tài thì nhiều tật mà)=> cũng out từ lv 2. có thể lết lết được qua lv3.
Còn năng lực mà giỏi toàn diện thì thôi rồi, tổng giám đốc tương lai chắc rồi (10000sv chắc đủ đếm trên đầu ngón tay).
Như thầy em nói thì VN về chương trình đào tạo khác nước ngoài, nước ngoài thì họ sẽ chọn học sâu nghiên cứu 1 phần về OTO và phần khác họ sẽ k biết củng k giỏi, còn ở VN thì sv sẽ được học tất cả về OTO, để nắm rõ cấu tạo, tính toán & nguyên lý cơ bản,.v..v.. để sau này khi đi làm về mảng nào của OTO thì chỉ cần ôn lại và học chuyên về mảng đó của hãng thôi.
Chỉ 2 năm mà phải biết tất tần tật Kiến thức chuyên ngành + kỹ năng nghề em nghĩ sv kham hết không nổi :) Còn cái gì mà Học ngành oto ra thì xin làm cái gì cũng được, ừ thì đúng r`, cái gì cũng làm được hết, mà cái nào cái nấy cũng 1 ít 1 ít thì cty nào mà nó thèm tuyển dụng :))) kiến thức k sâu thì lương bèo bọt là đúng r` ;) (em cũng nhận là e nằm trong số đó luôn :D:D) => Em sẽ đổ thừa là do "câu chuyện đỗ thừa"
à mà Bác có tham khảo chương trình học của tất cả các trường đại học pr cao đẳng or nghề chưa? 7 năm rồi em nghĩ chắc nó thay đổi nhiều lắm nhỉ :) chưa kể ngày nay trong người phải có tiếng mẹ đẻ thứ 2 nữa :confused:
Nếu mọi người biết nhà tuyển dụng cần gì thì thế nào? lại là việc ĐỐI PHÓ, muôn thuở thôi :)
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
Em thì có ý kiến thế này. Về thái độ thì e không có ý kiến cũng 1 phần do bản chất con người thôi. Em chỉ nêu quan điểm của em về cái còn lại thôi :) Văn vẻ em không được suông cho lắm (nên lúc chọn ngành e cũng nghĩ mình sẽ chọn ngành gì về kỹ thuật thôi). Có gì mong Bác thông cảm.
Ví dụ về học đại học, chuyên ngành công nghệ kỹ thuật OTO, có tất cả 4 năm ngồi trên ghế nhà trường, 2 năm mới được bước vào chuyên ngành và bắt đầu thực sự tiếp xúc với nó.
Em là một người con của vùng quê cũng không được gọi là "tiên tiến" cho lắm, 1 đứa chỉ biết ngành này qua người thân của mình làm ngoài garage, cụ thể hơn là về phần máy dầu (lúc đó em chỉ nghĩ đơn giản về OTO lắm, e cũng không ngờ là nó phức tạp khi e hiểu cơ bản về nó đâu), thì em cảm thấy rất thích (cảm giác thích lắm) khi người thân dẫn theo đến chỗ làm => thì Giấc mơ về ngành nghề tương lai của em cũng xuất phát từ đó (đến hiện tại là e đang học năm 3 và học gần hết chuyên ngành, chỉ còn 2 môn thực tập là xong thì e nghĩ đến hiện tại e đã chọn đúng, và cảm thấy thích "nó" hơn nữa).
E nghĩ OTO nó kiểu như là tổng hợp các thứ trên đời này lại vậy. Tất cả môn học em về OTO, riêng em thì chỉ thích động cơ, điện động cơ, phần mềm chẩn đoán sau là điện thân xe & gầm thì có chút chút (nói chung là các môn thực hành). Và mục tiêucủa e sau này cũng v, cũng thiên về hướng "làm trong xưởng", tương lai là phải đạt được trình độ master về máy, gầm, điện (trong cty thì hay gọi là Quản đốc), e thì e không sợ khổ, sợ cực, e ham học hỏi, biết lắng nghe tiếp thu những gì người khác dạy mình, những cái mà liên quan đến mục tiêu của em thì em đều sẵn sàng "đón nhận" nó.
Còn về các môn phát triển kỹ năng mềm, vẽ thiết kế, tính toán, nghiên cứu, lập trình thì e học không thấy có hứng thú một tí nào + kỹ năng giao tiếp, trình bày e không được tốt (mặc dù e rất muốn cải thiện, nhưng k tài nào được, chắc do bản năng con người e sinh ra khuôn đã là vậy).
Cái gì cũng phải học -> nhiều thứ để học quá -> môn nào đối phó đc thì học đối phó, môn nào không nổi thì học cho qua, môn nào có mánh khóe thì tìm mánh khóe, môn nào cảm thấy thích thì thời gian còn lại tập trung vào đó.. thời gian còn lại còn phải đi trải nghiệm "ĐỜI" nữa, dùi đầu vào việc học thì .... :D (chính e cũng sử dụng cái này mà) bởi thời gian đâu có nhiều đâu + bộ não con người nữa, gì cũng nhét j cũng nhét thì đến 1 lúc cũng đầy thôi. Nên mặc dù là biết học kiểu như v là KHÔNG TỐT, nhưng cũng phải chấp nhận thôi.
còn chưa nói đến việc dạy thì dạy dưới đất-> KT thì KT trên trời :confused:
Và một con người thì không thể nào giỏi hết tất cả đúng không :) nếu giỏi hết tất cả thì họ được phong là thánh sống rồi :) OTO nhiều mảng mà, đâu ai ép mình giỏi hết được đúng k? Sao lại ép buộc khi sinh viên ra trường phải biết hết tất cả kiến thức cơ bản về oto? rồi còn xoáy sâu vào nữa? so sánh với ông này ông kia làm được chủ tịch thì sao mình k làm được? vậy thử hỏi đếm trên VN xem được bao nhiêu tổng giảm đốc về OTO? ai cũng giỏi như ai thì chắc có lẽ con số này lớn đấy nhỉ (nhân viên, KTV chắc lúc này k còn ai nữa)
6 Cái lever này đặt ra hình như của chức vụ Quản Đốc trong các công ty thì phải? đạt được lv2 thì chắc làm được phụ việc với mức lương bèo bọt (có thể k được nhận luôn), lên được lv3 thì khá tí, lv4 thì chắc k kham nổi với một sv mới ra trường. Trong khi đó SV thì cái gì cũng học (chỉ có 2 năm, 24 tháng, 710 ngày thôi), riêng nói về cái e thích học nhất thì là về thực hành, vd thời gian thực hành bộ môn động cơ (xăng + dầu) thì chỉ đủ để học lý thuyết, nắm được cấu tạo & nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong động cơ, rồi kiểm tra, thuyết trình,v..v.. (chiếm rất nhiều thời gian), thời gian ra thực tập đo kiểm, tháo ráp rất là ít, còn chưa kể đến là ra thực tập làm 1 bộ phận thì phải làm 1 nhóm (5-6 ng`), không đủ thời gian cho từng người 1 làm, và dụng cụ thì cũng k đầy đủ để có cho các nhóm thực tập, thiếu thì phải chờ nhóm khác làm xong rồi mới tới lượt nhóm mình rối mới tới lượt từng thành viên, rất mất thời gian. Còn các hệ thống đời mới thì chỉ có lý thuyết, không có đồ để làm. Với kinh nghiệm thực tế rất là ít + va chạm rất ít => y như bác nói, sv ra ở mức lv2 là v, còn LV3 thì thôi, OUT chắc.
Cho dù sv đó ra bằng giỏi, xuất sắc đi chăng nữa thì cũng chỉ là về phần kiến thức (thời gian tập trung vào đây hết rồi), chưa chắc chắc gì kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng giao tiếp, hoặc thái độ đã tốt (lắm tài thì nhiều tật mà)=> cũng out từ lv 2. có thể lết lết được qua lv3.
Còn năng lực mà giỏi toàn diện thì thôi rồi, tổng giám đốc tương lai chắc rồi (10000sv chắc đủ đếm trên đầu ngón tay).
Như thầy em nói thì VN về chương trình đào tạo khác nước ngoài, nước ngoài thì họ sẽ chọn học sâu nghiên cứu 1 phần về OTO và phần khác họ sẽ k biết củng k giỏi, còn ở VN thì sv sẽ được học tất cả về OTO, để nắm rõ cấu tạo, tính toán & nguyên lý cơ bản,.v..v.. để sau này khi đi làm về mảng nào của OTO thì chỉ cần ôn lại và học chuyên về mảng đó của hãng thôi.
Chỉ 2 năm mà phải biết tất tần tật Kiến thức chuyên ngành + kỹ năng nghề em nghĩ sv kham hết không nổi :) Còn cái gì mà Học ngành oto ra thì xin làm cái gì cũng được, ừ thì đúng r`, cái gì cũng làm được hết, mà cái nào cái nấy cũng 1 ít 1 ít thì cty nào mà nó thèm tuyển dụng :))) kiến thức k sâu thì lương bèo bọt là đúng r` ;) (em cũng nhận là e nằm trong số đó luôn :D:D) => Em sẽ đổ thừa là do "câu chuyện đỗ thừa"
à mà Bác có tham khảo chương trình học của tất cả các trường đại học pr cao đẳng or nghề chưa? 7 năm rồi em nghĩ chắc nó thay đổi nhiều lắm nhỉ :) chưa kể ngày nay trong người phải có tiếng mẹ đẻ thứ 2 nữa :confused:
Nếu mọi người biết nhà tuyển dụng cần gì thì thế nào? lại là việc ĐỐI PHÓ, muôn thuở thôi :)
Nếu cụ đang là sinh viên tôi chúc mừng cụ có tư duy khá tốt và rất chính xác, Đến máy tính còn bị đơ khi nhiều chương trình quá huống chi bộ não con người , Bài này tôi viết về năng lực toàn diện để các bạn Sinh viên nhìn vào đó mà biết mình cần phải phát triển thêm những gì cho bản thân để đạt được mức nền tảng cơ bản (Khoảng Level 2). Còn để phát triển lên level cao hơn nữa các bạn sinh viên phải biết lựa chọn cho mình 1 "Ngách" theo đúng sở trường của mình chứ con người không phải là thánh để có thể giỏi toàn diện được. Hãy đón chờ bài viết sau nhé cụ. :D
 

panther_03

Tài xế O-H
sáng đi học, ô thầy cũng bảo sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu.
Mà nói thẳng là sau này em đi làm thì 1 là theo bên cơ khí chế tạo,2 là tìm công ty nào làm về máy nông nghiệp thì nhảy vào thôi chứ em không có máu làm sale hay cố vấn dịch vụ,sữa chữa(trước kia đã thích nhưng giờ hết rồi)
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
sáng đi học, ô thầy cũng bảo sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu.
Mà nói thẳng là sau này em đi làm thì 1 là theo bên cơ khí chế tạo,2 là tìm công ty nào làm về máy nông nghiệp thì nhảy vào thôi chứ em không có máu làm sale hay cố vấn dịch vụ,sữa chữa(trước kia đã thích nhưng giờ hết rồi)
Thầy chúng ta chưa gì mà đã có tư tưởng "sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu" thì chắc chắn điều đó sẽ thành sự thật. Cái quan trọng là Thầy nhìn thấy được điều đó vậy bây giờ thầy có giải pháp nào để giúp các bạn vượt qua điều đó. Chứ biết chắc là sẽ như vậy roài mà cứ vẫn bó tay để như vậy thì còn đào với tạo làm cái con khỉ gì nữa cho nó mang cái nghiệp tày đình kiếp sau. Chẳng lẽ lại vẫn còn đất sống cho cái triết lý "Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi" giờ này sao?.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
sáng đi học, ô thầy cũng bảo sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu.
Mà nói thẳng là sau này em đi làm thì 1 là theo bên cơ khí chế tạo,2 là tìm công ty nào làm về máy nông nghiệp thì nhảy vào thôi chứ em không có máu làm sale hay cố vấn dịch vụ,sữa chữa(trước kia đã thích nhưng giờ hết rồi)
Bác có thể tiết lộ được lý do bỏ xe hơi sang máy cày được không ạ?
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thầy chúng ta chưa gì mà đã có tư tưởng "sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu" thì chắc chắn điều đó sẽ thành sự thật. Cái quan trọng là Thầy nhìn thấy được điều đó vậy bây giờ thầy có giải pháp nào để giúp các bạn vượt qua điều đó. Chứ biết chắc là sẽ như vậy roài mà cứ vẫn bó tay để như vậy thì còn đào với tạo làm cái con khỉ gì nữa cho nó mang cái nghiệp tày đình kiếp sau. Chẳng lẽ lại vẫn còn đất sống cho cái triết lý "Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi" giờ này sao?.
Rất đáng buồn, ngành giáo dục nước nhà đang theo lợi ích nhóm chứ không phải phục vụ cho xã hội, nên cái triết lý kia vẫn tiếp tục kéo dài nữa
 

panther_03

Tài xế O-H
Thầy chúng ta chưa gì mà đã có tư tưởng "sau 6,7 năm nữa bọn mày chả còn mấy thằng theo nghề ô tô đâu" thì chắc chắn điều đó sẽ thành sự thật. Cái quan trọng là Thầy nhìn thấy được điều đó vậy bây giờ thầy có giải pháp nào để giúp các bạn vượt qua điều đó. Chứ biết chắc là sẽ như vậy roài mà cứ vẫn bó tay để như vậy thì còn đào với tạo làm cái con khỉ gì nữa cho nó mang cái nghiệp tày đình kiếp sau. Chẳng lẽ lại vẫn còn đất sống cho cái triết lý "Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi" giờ này sao?.
ông ấy cũng cố giúp bọn em nhiều thứ,nói chung là có tâm đối với sv.Còn điều ô nói ra đâu có sai
 

ThanhMinhOTO

Tài xế O-H
Nếu cụ đang là sinh viên tôi chúc mừng cụ có tư duy khá tốt và rất chính xác, Đến máy tính còn bị đơ khi nhiều chương trình quá huống chi bộ não con người , Bài này tôi viết về năng lực toàn diện để các bạn Sinh viên nhìn vào đó mà biết mình cần phải phát triển thêm những gì cho bản thân để đạt được mức nền tảng cơ bản (Khoảng Level 2). Còn để phát triển lên level cao hơn nữa các bạn sinh viên phải biết lựa chọn cho mình 1 "Ngách" theo đúng sở trường của mình chứ con người không phải là thánh để có thể giỏi toàn diện được. Hãy đón chờ bài viết sau nhé cụ. :D
em sẽ sẵn sàng chờ cụ chỉ bảo ạ :):D
 

nhuttne

Tài xế O-H
Sau 7 năm ra trường, giờ đây khi tôi chỉ còn là một trong số rất ít những người của khóa tôi còn theo cái “Nghiệp dầu nhớt” và bản thân hiện đã là những người điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, hàng năm vẫn phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường, nhìn vào thực tại mà lòng không khỏi cảm thấy sót xa.

Ngày hôm nay tôi lại ghé thăm về một ngôi trường Đại học tôi đã rất yêu quý và có chất lượng đào tạo hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam, mang trong mình ước vọng đi tìm câu trả lời “Giải pháp nào để giúp các bạn sinh viên thay đổi nhận thức về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường”. Một thực trạng thực tế hiện nay Doanh nghiệp đổ lỗi cho nhà trường đào tạo sinh viên ra trường thiếu thực tế, khả năng để thực hiện các công việc thực tế ngoài doanh nghiệp rất thấp, Nhà trường đổ lỗi cho việc Doanh nghiệp đòi hỏi quá cao trong khi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cho sinh viên chưa hiệu quả, tiếp nhận các bạn sinh viên vào thực tập chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa thực sự cho các bạn làm giống như một nhân viên thực thụ thì làm sao mà các bạn có được những kiến thức cũng như những kỹ năng thực tế. Và câu chuyện “Đổ lỗi” cứ quanh quẩn để rồi người chịu thiệt thòi nhất là các bạn sinh viên sau khi ra trường, Tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành rất cao. Đi lang thang, quan sát, trò chuyện với các bạn sinh viên, và suy ngẫm thấy để thay đổi việc này không thể một sớm một chiều, việc phần lớn Sinh viên ra trường khả năng đáp ứng thấp công việc thực tế ngoài doanh nghiệp chỉ là kết quả của rất nhiều nguyên nhân mà chung quy lại là từ 3 phía Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Sinh Viên nhưng nguyên nhân lớn nhất là từ Sinh viên, Nhìn cái cách mà các bạn học tập, thái độ các bạn học tập mà bản thân cảm thấy sót xa cho tâm huyết của các thầy cô, Không thể chỉ đổ lỗi cho các bạn sinh viên. Cả Nhà trường, Doanh nghiệp đều có những điểm hạn chế khiến việc kết quả đầu ra của các bạn sinh viên khi ra trường chưa được như mong muốn. Chương trình đào tạo từ nhà trường thiếu nhiều thực tế và khó có thể cập nhật bắt kịp sự phát triển của công nghệ, bản thân các thầy giáo trong trường cũng không được đào tạo bồi dưỡng cập nhật thêm kiến thức thực tế. Nhưng trước khi chờ những thay đổi từ những yếu tố bên ngoài, bản thân các bạn sinh viên phải tự thay đổi bản thân mình trước, cũng như trước khi chờ gió đổi chiều thì mình hãy chủ động điều chỉnh cánh buồm như có người đã từng nói. Ngồi tâm sự với các bạn sinh viên vẫn còn rất nhiều bạn năm 3 năm 4 rồi mà thực sự chưa hình dung ra một cách rõ ràng sắp tới mình ra trường mình sẽ làm gì, chỉ hình dung một cách chung chung ngành mình học ngoài thực tế có vài công việc như thế này, thế kia và ra trường làm cái nào hợp thì làm, Tỉ lệ rất cao các bạn sinh viên trước khi chọn ngành là không hiểu nhiều về ngành mình học, chỉ chọn học ngành đó vì lí do cha mẹ mình chọn, người thân chọn thay, chọn học ngành đó vì sự an toàn, ra trường dễ có việc làm không sợ thất nghiệp, chọn học ngành đó vì ngành mình thích nhưng thi rớt nên phải học ngành này, hay là chẳng biết chọn ngành nào nên cứ chọn đại…., Có nhiều bạn còn thực sự không biết mình thích điều gì?, mình muốn làm cái gì? Và tệ hơn là đang học 1 bộ môn đó đến nửa phần mà chẳng biết là mình học môn này ra sẽ ứng dụng vào công việc gì ngoài thực tế, trong đầu vẫn là học để thi qua môn hay học để đạt điểm cao cho cái bằng nó sáng sáng một chút sau này ra trường dễ xin việc. Chính từ nguyên nhân các bạn không xác định được rõ mục tiêu của mình hay vì xác định mục tiêu chưa đúng “Học để làm cái gì?” nên việc học mang nhiều tính đối phó, chưa chủ động học tập, chỉ học những cái gì các thầy dạy chứ chưa tự tìm hiểu thêm các kiến thức mở rộng, thậm chí còn không nắm bắt được những kiến thức cơ bản các thầy truyền tải, vẫn còn nhiều những tình trạng ngủ trong giờ học, cúp học đi chơi hay ngồi trong lớp mà “tâm hồn đang vắt ngược cành cây”… Rồi cũng có những bạn chú tâm hơn trong việc học tập, việc nắm bắt kiến thức của các thầy truyền tải tốt hơn, học đến đâu khá là hiểu đến đó nhưng khi ra trường chỉ được một thời gian ngắn là lại bỏ nghề hoặc chuyển nghề, lí do vì sao?. Vì các bạn chưa thực sự hiểu doanh nghiệp họ cần gì ở mình, cứ tưởng mình học tập tốt, kiến thức mình tốt, cầm cái bằng khá-giỏi ra trường là Ok, các bạn đang tưởng tượng một cuộc sống màu “Hồng Lét” đang chờ đón mình ở sau tấm bằng và cánh cổng trường đại học, nhưng than ôi! Một viễn cảnh hoàn toàn khác “Không thể tin nổi” nó lại sảy đến với mình, tại sao họ vẫn không sử dụng mình sau một thời gian ngắn, tại sao họ lại trả lương mình quá thấp không bằng đứa bạn chẳng học hành bán cafe ven đường. Và việc gì xảy đến cũng đã đến, lại một lần nữa mình đổi chỗ làm, rồi một vài lần nữa, hay lần này mình chuyển hẳn nghề khác. Bản thân tôi theo học ngành Kỹ thuật ô tô, cũng từng như các bạn và ý thức khá tốt về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cũng chẳng chịu thua kém bạn bè trong việc học tập vì nghĩ “Bạn nó làm được thì mình cũng phải làm được chứ, nếu chưa làm được là do mình chưa thực sự cố gắng” và rồi kết quả học tập đã đạt rất tốt, nhưng than ôi sau khi ra trường sao thực tế nó có nhiều cái khác trong trường thế, rồi có những cái mình rất hiểu nguyên lý nhưng lại chẳng làm được ngoài thực tế, kỹ năng thực hành còn non quá, khi ra trường cày như trâu như bò mà chẳng có lương, chỉ có phụ cấp, còn chẳng sướng bằng cái thời sinh viên (“đi chơi” mà vẫn có tiền gia đình cung cấp), và hầu hết trong giai đoạn 2 năm đầu ra trường bạn bè mình nó bỏ nghề đến 60-70%. Nhưng với với tình yêu cái mùi dầu nhớt, với niềm đam mê kỹ thuật và với một MỤC TIÊU rõ ràng tôi đã vượt qua khỏi những khó khăn đó và trở thành một trong rất ít những người còn lại của lớp tôi theo cái “Nghiệp dầu nhớt” này sau 7 năm ra trường. Giờ đây, ở vị trí nhà điều hành doanh nghiệp và cũng công tác trực tiếp trong lĩnh vực đào tạo, những lần tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường mà thấy sót xa, nghĩ lại bản thân mình những năm trước. Không thể đổ lỗi cho các bạn nhưng cần lắm những chương trình định hướng cho ý thức của các bạn, cần lắm sự nỗ lực cố gắng của các bạn trong việc tự học tập nâng cao phát triển năng lực bản thân để đáp ứng cái năng lực mà doanh nghiệp yêu cầu ở nhân sự của họ.

Vậy 1 doanh nghiệp họ cần gì ở 1 người nhân viên hay nói cách khác họ đánh giá 1 người nhân viên qua những yếu tố nào?
Doanh nghiệp họ đánh giá nhân viên chỉ bằng 1 từ “Năng lực” vậy bạn hiểu thế nào về năng lực?
Chúng ta chẳng lạ lẫm gì về danh từ này nhưng thực sự hiểu về nó thì chắc hẳn chưa nhiều,
Năng lực được đánh giá qua 3 yếu tố: Kiến thức – Kỹ Năng – Thái độ
View attachment 57127
Thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng hầu hết các trường đào tạo hiện nay chỉ chú trọng nhiều vào đào tạo về KIẾN THỨC cho các bạn sinh viên và đó là lí do lý giải cho việc tại sao các bạn sinh viên ngành ô tô chúng ta ra ngoài tỉ lệ theo được nghề sau vài năm lại thấp như thế.

Thế nhưng khi bạn là người có năng lực rồi thì điều gì để đánh giá bạn và đồng nghiệp của mình ai hơn ai khi mà cả 2 người đều là người có năng lực?

Người ta sử dụng thang đo mức độ của năng lực, gọi là “Đẳng cấp”:
View attachment 57128
Xét riêng về khía cạnh KIẾN THỨC: Bạn là Kỹ sư ngành ô tô, bạn đã được dạy và bạn có kiến thức về các hệ thống trên ô tô, nhưng kiến thức của bạn ở mức độ nào

- Level 1: Bạn BIẾT về các hệ thống đó, bạn đã nge ai nói về nó, bạn đã đọc tài liệu về nó nhưng chưa thực sự HIỂU về nó lắm.

- Level 2: Bạn đã HIỂU về nó, bạn có thể giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống đó, hiểu được cấu tạo, thông số kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, vị trí… nhưng khi cho bạn ra tháo lắp, sửa chữa nó thì bạn lại không LÀM được. (Sinh viên ngành ô tô mình khi mới ra trường thường dừng lại ở Lever này)

- Level 3: Bạn đã biết về nó, Hiểu về nó và bạn đã có thể ứng dụng những kiến thức đó vào công việc thực tế, hay nói một cách khác là bạn đã LÀM được nó, (Yếu tố Kinh nghiệm được đánh giá ở Level này - đó là khoảng thời gian bạn làm hết bao lâu). Tuy nhiên, bạn đã hiểu hệ thống động cơ hay ABS... nó hoạt động như thế nào và bạn có thể tháo lắp, kiểm tra sửa chữa các pan bệnh của nó trên xe thực tế nhưng bạn lại chẳng thể phân tích được, giải thích được tại sao nó lại hỏng như thế hay gọi là năng lực “Phân tích vấn đề”, bạn chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm hay đôi khi là gặp may.

- Level 4: Bạn đã Làm được nó, bạn đã sửa chữa được các pan bệnh của hệ thống đó và bạn có khả năng PHÂN TÍCH nó, có thể giải thích được tại sao nó lại hư hỏng như vậy hay có thể đưa ra được nhiều khả năng của vấn đề (Nếu hiện tượng như thế này thì có thể do A, nếu hiện tượng như kia thì có thể do B…)

- Level 5: Bạn có khả năng TỔNG HỢP, có nghĩa ngoài hệ thống này trên xe Toyota bạn còn BIẾT-HIỂU-LÀM ĐƯỢC và PHÂN TÍCH được hệ thống tương tự trên các dòng xe khác nữa như Hyundai, Honda, Kia, Ford, BMW, Mer, Audi……

- Level 6: Bạn có khả năng SÁNG TẠO được, có nghĩa là bạn đã rất am hiểu về hệ thống đó trên xe và bạn có khả năng Phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống đó sau đó bạn có khả năng thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm, hệ thống tối ưu hơn, hoạt động đạt hiệu quả cao hơn các bộ phận, hệ thống cũ, (Lưu ý :phải là cải tiến chứ không cải lùi).

Tới đây các bạn đã định vị được “Năng lực” của mình đang ở mức nào rồi chứ, nhìn thấy mình còn phải tự rèn luyện bản thân thêm những gì để trở thành 1 người có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp rồi chứ?.

Được tham gia chia sẻ một chút với các bạn sinh viên trong buổi hội thảo sinh viên "Những kỹ năng cần trang bị cho sinh viên ngành ô tô" chào mừng kỷ niệm Sinh nhật 8 năm O-H thật là vinh dự và hạnh phúc. dù vẫn còn rất nhiều điều muốn chia sẻ với các bạn và các bạn cần phải trang bị cho mình nhiều hơn nữa nhưng song thời gian buổi hội thảo chỉ ngắn và còn nhiều phần bổ ích của anh Nguyễn Thanh Đàm cũng như các Thầy nên một chút tâm tư của người làm kỹ thuật xin chia sẻ cùng các bạn.


Chúc các bạn sớm có được kế hoạch để rèn giũa phát triển bản thân trở thành một người có năng lực đóng góp trí tuệ của mình vào xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, mang lại giá trị cho bản thân, giúp đỡ được nhiều người hơn và thành đạt hơn.
Thân ái!.
Đặng Văn Luyện
Thành viên "Máu nhiễm nhớt" của cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam.


View attachment 57126
 

phamthehien

Tài xế O-H
Sau 7 năm ra trường, giờ đây khi tôi chỉ còn là một trong số rất ít những người của khóa tôi còn theo cái “Nghiệp dầu nhớt” và bản thân hiện đã là những người điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, hàng năm vẫn phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường, nhìn vào thực tại mà lòng không khỏi cảm thấy sót xa.

Ngày hôm nay tôi lại ghé thăm về một ngôi trường Đại học tôi đã rất yêu quý và có chất lượng đào tạo hàng đầu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở Việt Nam, mang trong mình ước vọng đi tìm câu trả lời “Giải pháp nào để giúp các bạn sinh viên thay đổi nhận thức về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường”. Một thực trạng thực tế hiện nay Doanh nghiệp đổ lỗi cho nhà trường đào tạo sinh viên ra trường thiếu thực tế, khả năng để thực hiện các công việc thực tế ngoài doanh nghiệp rất thấp, Nhà trường đổ lỗi cho việc Doanh nghiệp đòi hỏi quá cao trong khi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cho sinh viên chưa hiệu quả, tiếp nhận các bạn sinh viên vào thực tập chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa thực sự cho các bạn làm giống như một nhân viên thực thụ thì làm sao mà các bạn có được những kiến thức cũng như những kỹ năng thực tế. Và câu chuyện “Đổ lỗi” cứ quanh quẩn để rồi người chịu thiệt thòi nhất là các bạn sinh viên sau khi ra trường, Tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành rất cao. Đi lang thang, quan sát, trò chuyện với các bạn sinh viên, và suy ngẫm thấy để thay đổi việc này không thể một sớm một chiều, việc phần lớn Sinh viên ra trường khả năng đáp ứng thấp công việc thực tế ngoài doanh nghiệp chỉ là kết quả của rất nhiều nguyên nhân mà chung quy lại là từ 3 phía Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Sinh Viên nhưng nguyên nhân lớn nhất là từ Sinh viên, Nhìn cái cách mà các bạn học tập, thái độ các bạn học tập mà bản thân cảm thấy sót xa cho tâm huyết của các thầy cô, Không thể chỉ đổ lỗi cho các bạn sinh viên. Cả Nhà trường, Doanh nghiệp đều có những điểm hạn chế khiến việc kết quả đầu ra của các bạn sinh viên khi ra trường chưa được như mong muốn. Chương trình đào tạo từ nhà trường thiếu nhiều thực tế và khó có thể cập nhật bắt kịp sự phát triển của công nghệ, bản thân các thầy giáo trong trường cũng không được đào tạo bồi dưỡng cập nhật thêm kiến thức thực tế. Nhưng trước khi chờ những thay đổi từ những yếu tố bên ngoài, bản thân các bạn sinh viên phải tự thay đổi bản thân mình trước, cũng như trước khi chờ gió đổi chiều thì mình hãy chủ động điều chỉnh cánh buồm như có người đã từng nói. Ngồi tâm sự với các bạn sinh viên vẫn còn rất nhiều bạn năm 3 năm 4 rồi mà thực sự chưa hình dung ra một cách rõ ràng sắp tới mình ra trường mình sẽ làm gì, chỉ hình dung một cách chung chung ngành mình học ngoài thực tế có vài công việc như thế này, thế kia và ra trường làm cái nào hợp thì làm, Tỉ lệ rất cao các bạn sinh viên trước khi chọn ngành là không hiểu nhiều về ngành mình học, chỉ chọn học ngành đó vì lí do cha mẹ mình chọn, người thân chọn thay, chọn học ngành đó vì sự an toàn, ra trường dễ có việc làm không sợ thất nghiệp, chọn học ngành đó vì ngành mình thích nhưng thi rớt nên phải học ngành này, hay là chẳng biết chọn ngành nào nên cứ chọn đại…., Có nhiều bạn còn thực sự không biết mình thích điều gì?, mình muốn làm cái gì? Và tệ hơn là đang học 1 bộ môn đó đến nửa phần mà chẳng biết là mình học môn này ra sẽ ứng dụng vào công việc gì ngoài thực tế, trong đầu vẫn là học để thi qua môn hay học để đạt điểm cao cho cái bằng nó sáng sáng một chút sau này ra trường dễ xin việc. Chính từ nguyên nhân các bạn không xác định được rõ mục tiêu của mình hay vì xác định mục tiêu chưa đúng “Học để làm cái gì?” nên việc học mang nhiều tính đối phó, chưa chủ động học tập, chỉ học những cái gì các thầy dạy chứ chưa tự tìm hiểu thêm các kiến thức mở rộng, thậm chí còn không nắm bắt được những kiến thức cơ bản các thầy truyền tải, vẫn còn nhiều những tình trạng ngủ trong giờ học, cúp học đi chơi hay ngồi trong lớp mà “tâm hồn đang vắt ngược cành cây”… Rồi cũng có những bạn chú tâm hơn trong việc học tập, việc nắm bắt kiến thức của các thầy truyền tải tốt hơn, học đến đâu khá là hiểu đến đó nhưng khi ra trường chỉ được một thời gian ngắn là lại bỏ nghề hoặc chuyển nghề, lí do vì sao?. Vì các bạn chưa thực sự hiểu doanh nghiệp họ cần gì ở mình, cứ tưởng mình học tập tốt, kiến thức mình tốt, cầm cái bằng khá-giỏi ra trường là Ok, các bạn đang tưởng tượng một cuộc sống màu “Hồng Lét” đang chờ đón mình ở sau tấm bằng và cánh cổng trường đại học, nhưng than ôi! Một viễn cảnh hoàn toàn khác “Không thể tin nổi” nó lại sảy đến với mình, tại sao họ vẫn không sử dụng mình sau một thời gian ngắn, tại sao họ lại trả lương mình quá thấp không bằng đứa bạn chẳng học hành bán cafe ven đường. Và việc gì xảy đến cũng đã đến, lại một lần nữa mình đổi chỗ làm, rồi một vài lần nữa, hay lần này mình chuyển hẳn nghề khác. Bản thân tôi theo học ngành Kỹ thuật ô tô, cũng từng như các bạn và ý thức khá tốt về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cũng chẳng chịu thua kém bạn bè trong việc học tập vì nghĩ “Bạn nó làm được thì mình cũng phải làm được chứ, nếu chưa làm được là do mình chưa thực sự cố gắng” và rồi kết quả học tập đã đạt rất tốt, nhưng than ôi sau khi ra trường sao thực tế nó có nhiều cái khác trong trường thế, rồi có những cái mình rất hiểu nguyên lý nhưng lại chẳng làm được ngoài thực tế, kỹ năng thực hành còn non quá, khi ra trường cày như trâu như bò mà chẳng có lương, chỉ có phụ cấp, còn chẳng sướng bằng cái thời sinh viên (“đi chơi” mà vẫn có tiền gia đình cung cấp), và hầu hết trong giai đoạn 2 năm đầu ra trường bạn bè mình nó bỏ nghề đến 60-70%. Nhưng với với tình yêu cái mùi dầu nhớt, với niềm đam mê kỹ thuật và với một MỤC TIÊU rõ ràng tôi đã vượt qua khỏi những khó khăn đó và trở thành một trong rất ít những người còn lại của lớp tôi theo cái “Nghiệp dầu nhớt” này sau 7 năm ra trường. Giờ đây, ở vị trí nhà điều hành doanh nghiệp và cũng công tác trực tiếp trong lĩnh vực đào tạo, những lần tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường mà thấy sót xa, nghĩ lại bản thân mình những năm trước. Không thể đổ lỗi cho các bạn nhưng cần lắm những chương trình định hướng cho ý thức của các bạn, cần lắm sự nỗ lực cố gắng của các bạn trong việc tự học tập nâng cao phát triển năng lực bản thân để đáp ứng cái năng lực mà doanh nghiệp yêu cầu ở nhân sự của họ.

Vậy 1 doanh nghiệp họ cần gì ở 1 người nhân viên hay nói cách khác họ đánh giá 1 người nhân viên qua những yếu tố nào?
Doanh nghiệp họ đánh giá nhân viên chỉ bằng 1 từ “Năng lực” vậy bạn hiểu thế nào về năng lực?
Chúng ta chẳng lạ lẫm gì về danh từ này nhưng thực sự hiểu về nó thì chắc hẳn chưa nhiều,
Năng lực được đánh giá qua 3 yếu tố: Kiến thức – Kỹ Năng – Thái độ
View attachment 57127
Thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng hầu hết các trường đào tạo hiện nay chỉ chú trọng nhiều vào đào tạo về KIẾN THỨC cho các bạn sinh viên và đó là lí do lý giải cho việc tại sao các bạn sinh viên ngành ô tô chúng ta ra ngoài tỉ lệ theo được nghề sau vài năm lại thấp như thế.

Thế nhưng khi bạn là người có năng lực rồi thì điều gì để đánh giá bạn và đồng nghiệp của mình ai hơn ai khi mà cả 2 người đều là người có năng lực?

Người ta sử dụng thang đo mức độ của năng lực, gọi là “Đẳng cấp”:
View attachment 57128
Xét riêng về khía cạnh KIẾN THỨC: Bạn là Kỹ sư ngành ô tô, bạn đã được dạy và bạn có kiến thức về các hệ thống trên ô tô, nhưng kiến thức của bạn ở mức độ nào

- Level 1: Bạn BIẾT về các hệ thống đó, bạn đã nge ai nói về nó, bạn đã đọc tài liệu về nó nhưng chưa thực sự HIỂU về nó lắm.

- Level 2: Bạn đã HIỂU về nó, bạn có thể giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống đó, hiểu được cấu tạo, thông số kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, vị trí… nhưng khi cho bạn ra tháo lắp, sửa chữa nó thì bạn lại không LÀM được. (Sinh viên ngành ô tô mình khi mới ra trường thường dừng lại ở Lever này)

- Level 3: Bạn đã biết về nó, Hiểu về nó và bạn đã có thể ứng dụng những kiến thức đó vào công việc thực tế, hay nói một cách khác là bạn đã LÀM được nó, (Yếu tố Kinh nghiệm được đánh giá ở Level này - đó là khoảng thời gian bạn làm hết bao lâu). Tuy nhiên, bạn đã hiểu hệ thống động cơ hay ABS... nó hoạt động như thế nào và bạn có thể tháo lắp, kiểm tra sửa chữa các pan bệnh của nó trên xe thực tế nhưng bạn lại chẳng thể phân tích được, giải thích được tại sao nó lại hỏng như thế hay gọi là năng lực “Phân tích vấn đề”, bạn chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm hay đôi khi là gặp may.

- Level 4: Bạn đã Làm được nó, bạn đã sửa chữa được các pan bệnh của hệ thống đó và bạn có khả năng PHÂN TÍCH nó, có thể giải thích được tại sao nó lại hư hỏng như vậy hay có thể đưa ra được nhiều khả năng của vấn đề (Nếu hiện tượng như thế này thì có thể do A, nếu hiện tượng như kia thì có thể do B…)

- Level 5: Bạn có khả năng TỔNG HỢP, có nghĩa ngoài hệ thống này trên xe Toyota bạn còn BIẾT-HIỂU-LÀM ĐƯỢC và PHÂN TÍCH được hệ thống tương tự trên các dòng xe khác nữa như Hyundai, Honda, Kia, Ford, BMW, Mer, Audi……

- Level 6: Bạn có khả năng SÁNG TẠO được, có nghĩa là bạn đã rất am hiểu về hệ thống đó trên xe và bạn có khả năng Phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống đó sau đó bạn có khả năng thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm, hệ thống tối ưu hơn, hoạt động đạt hiệu quả cao hơn các bộ phận, hệ thống cũ, (Lưu ý :phải là cải tiến chứ không cải lùi).

Tới đây các bạn đã định vị được “Năng lực” của mình đang ở mức nào rồi chứ, nhìn thấy mình còn phải tự rèn luyện bản thân thêm những gì để trở thành 1 người có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp rồi chứ?.

Được tham gia chia sẻ một chút với các bạn sinh viên trong buổi hội thảo sinh viên "Những kỹ năng cần trang bị cho sinh viên ngành ô tô" chào mừng kỷ niệm Sinh nhật 8 năm O-H thật là vinh dự và hạnh phúc. dù vẫn còn rất nhiều điều muốn chia sẻ với các bạn và các bạn cần phải trang bị cho mình nhiều hơn nữa nhưng song thời gian buổi hội thảo chỉ ngắn và còn nhiều phần bổ ích của anh Nguyễn Thanh Đàm cũng như các Thầy nên một chút tâm tư của người làm kỹ thuật xin chia sẻ cùng các bạn.


Chúc các bạn sớm có được kế hoạch để rèn giũa phát triển bản thân trở thành một người có năng lực đóng góp trí tuệ của mình vào xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, mang lại giá trị cho bản thân, giúp đỡ được nhiều người hơn và thành đạt hơn.
Thân ái!.
Đặng Văn Luyện
Thành viên "Máu nhiễm nhớt" của cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam.


View attachment 57126
Trong những yếu tố nlực, yto nào là quan trọng nhất
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên