Sinh viên ô tô thất nghiệp - Nguyên nhân do đâu?

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 80Lượt xem: 71,526

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Hằng năm, có hàng ngàn sinh viên ra trường, nhưng con số thất nghiệp và làm trái nghề có lẽ phải chiếm tới 2/3 trong số đó. Vậy, có bao giờ các bạn - Những sinh viên tự đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao không?

Nguyên nhân có lẽ không ở đâu xa, mà ở chính mỗi chúng ta. Trong hàng ngàn người đó, tại sao vẫn có những người vẫn rất thành công, còn mình thì "chẳng biết đi về đâu". Có phải tại lỗi nhà trường, lỗi xã hội hay tại mình. Sinh viên chúng ta đi học nhưng với một thái độ rất hững hờ và chưa bao giờ xác định mục đích thực sự của việc học là gì? Việc đi học với các bạn cứ như đi chơi vậy. Và cái đích xa nhất của các bạn có lẽ chỉ mới dừng lại ở "Tấm bằng".

Các bạn có thể tìm mọi phương pháp để "luồn lách" để lấy bằng. Nhưng lấy bằng rồi để làm gì thì cũng không biết. Dưới đây là chia sẻ của một bạn sinh viên năm 5, sắp chuẩn bị ra trường, nhưng vẫn chưa biết mình làm được gì, không định vị được bản thân mình đang đứng ở đâu và nên làm gì tiếp theo: "Em sinh viên năm cuối rồi, học đại học 5 năm nhưng nói thật kiến thức còn mông lung lăm. thợ không ra thợ mà kĩ sư thì không ra kĩ sư. em chẳng biết bây giờ mình nên đi theo hướng nào. nếu ra ngoài đi học việc để thành thợ như các bác thì lâu quá và xem như bỏ bằng vào sọt rác. còn nếu đi theo con đường thiết kế chế tạo thì cũng xa vời quá vì ở các công ty chưa thấy ai tuyển bao giờ , nên em mông lung quá . biết thế ngày xưa học nghề cho xong . 5 năm đại học toàn học đâu đâu chẳng liên quan đến cái ô tô."

lý do sinh viên ô tô thất nghiệp.png

Thiết nghĩ, vấn đề này không phải chỉ riêng bạn này gặp phải mà có lẽ còn rất nhiều bạn cùng cảnh ngộ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này mình nghĩ xuất phát từ mấy điều sau đây:

- Thứ nhất, các bạn chưa bao giờ nhìn nhận thật sự việc học là để làm gì? Lấy kiến thức hay chỉ là để lấy bằng? Các bạn nghĩ giáo dục thời nay không tốt ư? Vậy như thế nào là tốt? Vậy tại sao cùng một nền giáo dục vẫn có rất nhiều người thành công?

- Thứ hai, học ngành ô tô nhưng các bạn chưa bao giờ thực sự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Ngành ô tô tại Việt Nam có thể làm những nghề gì? Hay chỉ thấy mỗi nghề sửa chữa và tự quy chụp luôn cả cái NGÀNH "to chà bá" bằng cái NGHỀ SỬA CHỮA.

- Thứ ba, vì không xác định được hai điều trên nên các bạn cũng không biết là với mỗi nghề trong cái ngành ô tô này thì cần những loại kiến thức và kỹ năng gì? Để từ đó học hỏi, chuẩn bị từ những năm 2, năm 3. Để đến lúc ra trường các bạn đã có thể tự tin đi " Bán mình giá cao" rồi.

Bản thân tôi cũng từng là sinh viên, bạn bè tôi cũng rất nhiều người chưa trả lời được những câu hỏi đó. Tôi mong các bạn hãy tự nhìn nhận lại bản thân để xem mình muốn gì, tự xác định cho mình một hướng đi. Và hãy thay đổi thái độ của mình về việc học và công việc tương lai. Thời gian 5 năm rất nhanh và đừng để bản thân phải nói câu "GÍA NHƯ....."

Chúc các bạn thành công!

==>> Các bạn tham khảo thêm các bài viết này nhé:
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Hằng năm, có hàng ngàn sinh viên ra trường, nhưng con số thất nghiệp và làm trái nghề có lẽ phải chiếm tới 2/3 trong số đó. Vậy, có bao giờ các bạn - Những sinh viên tự đặt câu hỏi nguyên nhân vì sao không?

Nguyên nhân có lẽ không ở đâu xa, mà ở chính mỗi chúng ta. Trong hàng ngàn người đó, tại sao vẫn có những người vẫn rất thành công, còn mình thì "chẳng biết đi về đâu". Có phải tại lỗi nhà trường, lỗi xã hội hay tại mình. Sinh viên chúng ta đi học nhưng với một thái độ rất hững hờ và chưa bao giờ xác định mục đích thực sự của việc học là gì? Việc đi học với các bạn cứ như đi chơi vậy. Và cái đích xa nhất của các bạn có lẽ chỉ mới dừng lại ở "Tấm bằng".

Các bạn có thể tìm mọi phương pháp để "luồn lách" để lấy bằng. Nhưng lấy bằng rồi để làm gì thì cũng không biết. Dưới đây là chia sẻ của một bạn sinh viên năm 5, sắp chuẩn bị ra trường, nhưng vẫn chưa biết mình làm được gì, không định vị được bản thân mình đang đứng ở đâu và nên làm gì tiếp theo: "Em sinh viên năm cuối rồi, học đại học 5 năm nhưng nói thật kiến thức còn mông lung lăm. thợ không ra thợ mà kĩ sư thì không ra kĩ sư. em chẳng biết bây giờ mình nên đi theo hướng nào. nếu ra ngoài đi học việc để thành thợ như các bác thì lâu quá và xem như bỏ bằng vào sọt rác. còn nếu đi theo con đường thiết kế chế tạo thì cũng xa vời quá vì ở các công ty chưa thấy ai tuyển bao giờ , nên em mông lung quá . biết thế ngày xưa học nghề cho xong . 5 năm đại học toàn học đâu đâu chẳng liên quan đến cái ô tô."

Thiết nghĩ, vấn đề này không phải chỉ riêng bạn này gặp phải mà có lẽ còn rất nhiều bạn cùng cảnh ngộ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này mình nghĩ xuất phát từ mấy điều sau đây:

- Thứ nhất, các bạn chưa bao giờ nhìn nhận thật sự việc học là để làm gì? Lấy kiến thức hay chỉ là để lấy bằng? Các bạn nghĩ giáo dục thời nay không tốt ư? Vậy như thế nào là tốt? Vậy tại sao cùng một nền giáo dục vẫn có rất nhiều người thành công?

- Thứ hai, học ngành ô tô nhưng các bạn chưa bao giờ thực sự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Ngành ô tô tại Việt Nam có thể làm những nghề gì? Hay chỉ thấy mỗi nghề sửa chữa và tự quy chụp luôn cả cái NGÀNH "to chà bá" bằng cái NGHỀ SỬA CHỮA.

- Thứ ba, vì không xác định được hai điều trên nên các bạn cũng không biết là với mỗi nghề trong cái ngành ô tô này thì cần những loại kiến thức và kỹ năng gì? Để từ đó học hỏi, chuẩn bị từ những năm 2, năm 3. Để đến lúc ra trường các bạn đã có thể tự tin đi " Bán mình giá cao" rồi.

Bản thân tôi cũng từng là sinh viên, bạn bè tôi cũng rất nhiều người chưa trả lời được những câu hỏi đó. Tôi mong các bạn hãy tự nhìn nhận lại bản thân để xem mình muốn gì, tự xác định cho mình một hướng đi. Và hãy thay đổi thái độ của mình về việc học và công việc tương lai. Thời gian 5 năm rất nhanh và đừng để bản thân phải nói câu "GÍA NHƯ....."

Chúc các bạn thành công!
-thứ nhất vẫn là giáo dục: ngay từ đầu giáo dục Việt Nam không đậy chọn nghề trong khi học sinh thì như tờ giấy trắng,các ông ấy vẽ vào đầu một đống nhưng chả phân loại được cái gì ra cái gì cả.
-thứ hai là nhận thức của học sinh:vì được vẽ trong đầu 1 đống nên ra trường chả biết mình làm cái gì nó phù hợp với đống đấy,nếu may mắn thì có chút gì đó vét được không thì lại đi vẽ lại cuộc đời.ông nào đầu óc nhanh lẹ nhận biết được sớm thì vẽ còn sớm chứ còn chậm thì trì trệ rồi kêu lương thấp.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
-thứ nhất vẫn là giáo dục: ngay từ đầu giáo dục Việt Nam không đậy chọn nghề trong khi học sinh thì như tờ giấy trắng,các ông ấy vẽ vào đầu một đống nhưng chả phân loại được cái gì ra cái gì cả.
-thứ hai là nhận thức của học sinh:vì được vẽ trong đầu 1 đống nên ra trường chả biết mình làm cái gì nó phù hợp với đống đấy,nếu may mắn thì có chút gì đó vét được không thì lại đi vẽ lại cuộc đời.ông nào đầu óc nhanh lẹ nhận biết được sớm thì vẽ còn sớm chứ còn chậm thì trì trệ rồi kêu lương thấp.
Nếu điều 2 xảy ra, thì tìm nguyên nhân từ điều 1
 

vietthuongfc

Tài xế O-H
-thứ nhất vẫn là giáo dục: ngay từ đầu giáo dục Việt Nam không đậy chọn nghề trong khi học sinh thì như tờ giấy trắng,các ông ấy vẽ vào đầu một đống nhưng chả phân loại được cái gì ra cái gì cả.
-thứ hai là nhận thức của học sinh:vì được vẽ trong đầu 1 đống nên ra trường chả biết mình làm cái gì nó phù hợp với đống đấy,nếu may mắn thì có chút gì đó vét được không thì lại đi vẽ lại cuộc đời.ông nào đầu óc nhanh lẹ nhận biết được sớm thì vẽ còn sớm chứ còn chậm thì trì trệ rồi kêu lương thấp.
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Tro
chuẩn rồi đấy bác . học đại học rồi mới biết. một đống kiến thức toàn lý thyết
Trong hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tạo sao vẫn có rất nhiều người bạn bè cùng lớp, cùng tuổi với bạn vẫn rất thành công đấy thôi. Đừng đổ lỗi hay trách móc bất cứ ai hay nền giáo dục cả.
Phải biết chấp nhận và tự mình thích nghi. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Nếu bạn không thay đổi suy nghĩ đó thì không chỉ bạn thất bại trong 5 năm trên giảng đường đâu. 50 năm còn lại cũng rất khó để thành công.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tro

Trong hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tạo sao vẫn có rất nhiều người bạn bè cùng lớp, cùng tuổi với bạn vẫn rất thành công đấy thôi. Đừng đổ lỗi hay trách móc bất cứ ai hay nền giáo dục cả.
Phải biết chấp nhận và tự mình thích nghi. "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Nếu bạn không thay đổi suy nghĩ đó thì không chỉ bạn thất bại trong 5 năm trên giảng đường đâu. 50 năm còn lại cũng rất khó để thành công.
Dưới góc độ cá nhân thì bác nói đúng. Nhưng dưới góc độ xã hội thì trách nhiệm chính thuộc về nghành Giáo dục
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
-thứ nhất vẫn là giáo dục: ngay từ đầu giáo dục Việt Nam không đậy chọn nghề trong khi học sinh thì như tờ giấy trắng,các ông ấy vẽ vào đầu một đống nhưng chả phân loại được cái gì ra cái gì cả.
-thứ hai là nhận thức của học sinh:vì được vẽ trong đầu 1 đống nên ra trường chả biết mình làm cái gì nó phù hợp với đống đấy,nếu may mắn thì có chút gì đó vét được không thì lại đi vẽ lại cuộc đời.ông nào đầu óc nhanh lẹ nhận biết được sớm thì vẽ còn sớm chứ còn chậm thì trì trệ rồi kêu lương thấp.
Em đồng ý với bác là giáo dục Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Nhưng xã hội và tốc độ phát triển của Việt Nam về công nghệ thông tin thì không hề thua kém nước nào. Đâu nhất thiết cứ phải ru rú học trong trường.
Nếu nhận thấy trường không dạy đủ kiến thức để đáp ứng nhu cầu thị trường thì mình phải tự tìm tòi, học hỏi thêm ở ngoài chứ.
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Dưới góc độ cá nhân thì bác nói đúng. Nhưng dưới góc độ xã hội thì trách nhiệm chính thuộc về nghành Giáo dục
Cái đó rõ ràng là trách nhiệm của giáo dục rồi bác Bánh ạ. Nhưng sinh viên bây giờ em thấy quá bị động, bản thân em cũng là sinh viên mới ra trường. Em thấy quá nhiều người rơi vào tình trạng đó, vì các bạn chưa bao giờ tự ý thức được tầm quan trọng của việc học và tri thức.
Tầm nhìn của sinh viên đại học mà không vượt qua khỏi cái cổng trường.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cái đó rõ ràng là trách nhiệm của giáo dục rồi bác Bánh ạ. Nhưng sinh viên bây giờ em thấy quá bị động, bản thân em cũng là sinh viên mới ra trường. Em thấy quá nhiều người rơi vào tình trạng đó, vì các bạn chưa bao giờ tự ý thức được tầm quan trọng của việc học và tri thức.
Tầm nhìn của sinh viên đại học mà không vượt qua khỏi cái cổng trường.
Tôi hiểu ý bác. Nhưng tầm nhìn cá nhân do đâu mà có? Ta loại trừ yếu tố bẩm sinh nhé
 

ducthuc200

Tài xế O-H
Cái đó rõ ràng là trách nhiệm của giáo dục rồi bác Bánh ạ. Nhưng sinh viên bây giờ em thấy quá bị động, bản thân em cũng là sinh viên mới ra trường. Em thấy quá nhiều người rơi vào tình trạng đó, vì các bạn chưa bao giờ tự ý thức được tầm quan trọng của việc học và tri thức.
Tầm nhìn của sinh viên đại học mà không vượt qua khỏi cái cổng trường.
bác cứ kêu sinh viên không có tầm nhìn nhưng chính bác ra trường xong bác cũng mới nhận ra được,bác trải đi làm bác trải qua được rồi thì bác mới nói được,nhưng sinh viên nó có tin được lời bác nói không? 1 người nói xấu chắc không ai thèm nghe nhưng đến 3 người nói nó thì chắc chắc nó xấu thật. vậy số đông ở đâu? là Trường học là giáo dục,nhưng không có mấy người thấy đứng lên nói.đến khi gặp được các bác thì sinh viên cũng đã ra trường rồi.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
bác cứ kêu sinh viên không có tầm nhìn nhưng chính bác ra trường xong bác cũng mới nhận ra được,bác trải đi làm bác trải qua được rồi thì bác mới nói được,nhưng sinh viên nó có tin được lời bác nói không? 1 người nói xấu chắc không ai thèm nghe nhưng đến 3 người nói nó thì chắc chắc nó xấu thật. vậy số đông ở đâu? là Trường học là giáo dục,nhưng không có mấy người thấy đứng lên nói.đến khi gặp được các bác thì sinh viên cũng đã ra trường rồi.
Mấy ông giáo ấy làm đúng quy trình thôi mà.
 

vietthuongfc

Tài xế O-H
Thực sự là nó thế đấy bác ạ. Trường em học 5 năm đây. Năm nhất đến năm 3 toàn học mấy môn đại cương ( giải tích.vật lí. Mác lênin...) năm 4 đi vào cơ sở ngành ( đồ án chi tiết máy. Nguyên lý máy....) năm năm thì học môn sửa chữa xe và đi thực tập ( môn sửa chữa xe học trên lớp toàn trên giấy tờ) . Em nói chưa một lần được cầm cờ lê ạ. Còn những bạn nào đi gara thì em không nói. Em đang nói đến 5 năm học của em. Còn bác nào bảo sao khôgn tự ra gara xin thì em cũng xin thưa rằng lịch học của em gần như kín tuần. Được nghỉ một đến hai buổi thì có gara nào nhận không ạ. Và thực trạng trường em các khóa thi lại học lại rất nhiều . Nhiều khi chỉ muốn qua môn cho xong việc vì thực chất có những môn em vẫn không biết học để làm gì. Em không nói đến ý thức sinh viên mà em nói đến trácg nhiệm của nhà trường của cả cái hệ thống giáo dục này. Thậm trí đã có những sinh viên ý kiến lên phòng đào tạo xin bỏ một số môn không cần thiết nhưng đều đc câu trả lời rằng quy định của bộ giáo dục là thế không thay đổi đc. Không biết trường các bác thế nào chứ trường em là như thế đó. Em chẳng tiếc gì chỉ thấy tội cho bố mẹ mình thôi. Bao nhiêu công sức tiền của .bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Để bây giờ ra trường cất bằng vào tủ. Biết thế có lẽ em đã đi học một trường nghề nào đó rồi. Người ta nói học phải đi đôi với hành cũng đúng mà. Mấy ngành như công nghệ thông tin bảo sao phát triển đơn giản họ chỉ cần một chiếc máy tính là thực hành ok thôi. Việt nam mình mà vẫn đào tạo theo cách này thì đến đời mộc thất mới sản xuất được một cái ô tô .
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thực sự là nó thế đấy bác ạ. Trường em học 5 năm đây. Năm nhất đến năm 3 toàn học mấy môn đại cương ( giải tích.vật lí. Mác lênin...) năm 4 đi vào cơ sở ngành ( đồ án chi tiết máy. Nguyên lý máy....) năm năm thì học môn sửa chữa xe và đi thực tập ( môn sửa chữa xe học trên lớp toàn trên giấy tờ) . Em nói chưa một lần được cầm cờ lê ạ. Còn những bạn nào đi gara thì em không nói. Em đang nói đến 5 năm học của em. Còn bác nào bảo sao khôgn tự ra gara xin thì em cũng xin thưa rằng lịch học của em gần như kín tuần. Được nghỉ một đến hai buổi thì có gara nào nhận không ạ. Và thực trạng trường em các khóa thi lại học lại rất nhiều . Nhiều khi chỉ muốn qua môn cho xong việc vì thực chất có những môn em vẫn không biết học để làm gì. Em không nói đến ý thức sinh viên mà em nói đến trácg nhiệm của nhà trường của cả cái hệ thống giáo dục này. Thậm trí đã có những sinh viên ý kiến lên phòng đào tạo xin bỏ một số môn không cần thiết nhưng đều đc câu trả lời rằng quy định của bộ giáo dục là thế không thay đổi đc. Không biết trường các bác thế nào chứ trường em là như thế đó. Em chẳng tiếc gì chỉ thấy tội cho bố mẹ mình thôi. Bao nhiêu công sức tiền của .bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Để bây giờ ra trường cất bằng vào tủ. Biết thế có lẽ em đã đi học một trường nghề nào đó rồi. Người ta nói học phải đi đôi với hành cũng đúng mà. Mấy ngành như công nghệ thông tin bảo sao phát triển đơn giản họ chỉ cần một chiếc máy tính là thực hành ok thôi. Việt nam mình mà vẫn đào tạo theo cách này thì đến đời mộc thất mới sản xuất được một cái ô tô .
Vậy là ý kiến của tôi là đúng, là chính xác, bác nhỉ
 

chatdv

Tài xế O-H
Em nhớ ngày xưa bọn em học được nhồi nhiều thứ quá ( triết học, đạo hàm, vi phân, tích phân, sức bền, cơ học lý thuyết, cad, inventor, matlap ...) đến bây giờ chẳng còn đọng lại chút nào :( .
Chắc giờ chỉ còn cái tư duy các thấy hay nói hay đó là cái giá đã trả cho những gì bươn trải đã qua.
Ôi, cái nền giáo dục Việt Nam, nghĩ lại thấy nản!!!
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Thực sự là nó thế đấy bác ạ. Trường em học 5 năm đây. Năm nhất đến năm 3 toàn học mấy môn đại cương ( giải tích.vật lí. Mác lênin...) năm 4 đi vào cơ sở ngành ( đồ án chi tiết máy. Nguyên lý máy....) năm năm thì học môn sửa chữa xe và đi thực tập ( môn sửa chữa xe học trên lớp toàn trên giấy tờ) . Em nói chưa một lần được cầm cờ lê ạ. Còn những bạn nào đi gara thì em không nói. Em đang nói đến 5 năm học của em. Còn bác nào bảo sao khôgn tự ra gara xin thì em cũng xin thưa rằng lịch học của em gần như kín tuần. Được nghỉ một đến hai buổi thì có gara nào nhận không ạ. Và thực trạng trường em các khóa thi lại học lại rất nhiều . Nhiều khi chỉ muốn qua môn cho xong việc vì thực chất có những môn em vẫn không biết học để làm gì. Em không nói đến ý thức sinh viên mà em nói đến trácg nhiệm của nhà trường của cả cái hệ thống giáo dục này. Thậm trí đã có những sinh viên ý kiến lên phòng đào tạo xin bỏ một số môn không cần thiết nhưng đều đc câu trả lời rằng quy định của bộ giáo dục là thế không thay đổi đc. Không biết trường các bác thế nào chứ trường em là như thế đó. Em chẳng tiếc gì chỉ thấy tội cho bố mẹ mình thôi. Bao nhiêu công sức tiền của .bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Để bây giờ ra trường cất bằng vào tủ. Biết thế có lẽ em đã đi học một trường nghề nào đó rồi. Người ta nói học phải đi đôi với hành cũng đúng mà. Mấy ngành như công nghệ thông tin bảo sao phát triển đơn giản họ chỉ cần một chiếc máy tính là thực hành ok thôi. Việt nam mình mà vẫn đào tạo theo cách này thì đến đời mộc thất mới sản xuất được một cái ô tô .
Bác học chương trình 5 năm thì chắc chắn với bác là năm thứ 5, trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Bất kỳ trường hợp nào cũng nó một vài tín chỉ gọi là "Thực tập bảo dưỡng và sửa chữa ". Cái này tùy từng trường, nhưng ít nhất tầm 2-3 tháng thông là để học môn đó. Thời gian đó sv sẽ được gửi đi các garage, hoặc tự xin để trải nghiệm thực tế. Nếu bác không cầm cờ lê bao giờ thì thời gian đó bác không biết làm gì.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em nhớ ngày xưa bọn em học được nhồi nhiều thứ quá ( triết học, đạo hàm, vi phân, tích phân, sức bền, cơ học lý thuyết, cad, inventor, matlap ...) đến bây giờ chẳng còn đọng lại chút nào :( .
Chắc giờ chỉ còn cái tư duy các thấy hay nói hay đó là cái giá đã trả cho những gì bươn trải đã qua.
Ôi, cái nền giáo dục Việt Nam, nghĩ lại thấy nản!!!
Nếu không có đạo hàm, vi phân, tích phân, sức bền, cơ học lý thuyết...thì quên chuyện thành kỹ sư đi bác à. Còn việc không đọng lại mới là điều đáng phải nói ở đây
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên