Sinh viên ô tô ra trường khó xin việc - Nguyên nhân do đâu?

MyS2Love
Bình luận: 133Lượt xem: 25,479

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Em thấy ngành mình rất dễ xin việc chứ không phải khó. Nhưng vì sao người mới bắt đầu không làm hoặc làm một thời gian là bỏ và nhưng người đang làm thì nhiều người muốn bỏ nhưng ràng buộc... Không bỏ nổi.
Thứ nhất là tiền. Sinh viên lên hỏi han về nghề thì trăm comment cả trăm cái tiêu cực. Nào là anh đi học 1 2 3 năm mà lương thế này thế kia. Rồi dầu mỡ khổ cực này kia, còn bị đánh chửi này kia... Mà đúng tiền lương quá bèo, xong các bác nói " Thế biết làm gì không mà đòi người ta trả lương" nhưng mình phải xem bây giờ không còn là thời "Ngày xưa" trong cái suy nghĩ của các bác ngày xưa. Ngày các bác đi học nghề vất vả không có nghĩa bây giờ cũng phải như vậy. Bên cơ khí biết hàn lương không dưới 7tr. Không biết lương cũng 4 5tr. Bên điện lạnh chưa biết gì lương 5,5tr cam kết sau 3 tháng tự lắp được... Chưa kể đến mấy khu công nghiệp vì các bác nghĩ nó không có "Tương lai".
Thứ 2 đi học nghề các bác đi trước 10 người thì 8 người không chỉ. Chỉ trực chờ để đá đểu mỗi khi có lỗi. Nghĩ mình có nghề là thượng đẳng, coi sinh viên ra trường toàn vớ vẩn chỉ phí tiền bố mẹ. Mới tiếp xúc ai cũng bỡ ngỡ. Thấy dầu mỡ hơi khó chịu các bác nghĩ ngay là ngại dầu mỡ thì làm ăn gì... Nhiều cái không biết hỏi các bác im hoặc làm câu thế mày đi học học cái gì xong cũng im ỉm không nói. Hỏi như vậy ai muốn đi học nghề. Trong khi mấy nghề 4.0 bây giờ họ toàn người trẻ. Vào cầm tay chỉ việc anh em vui vẻ. Không biết gì bảo ban nhiệt tình.
Thứ 3 về chủ. Cho mấy anh sinh viên vào với mục đích có thằng lon ton dọn dẹp với lau đồ. Động cái gì cũng bảo động cái này chú không đền được động cái kia bảo chú chưa đủ trình đâu...
Sinh viên không ngại làm nghề mà rõ ràng nghề làm cho sinh viên ngại.
- Về hiện tượng, bác nói là đúng
- Có nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng dưới góc độ học nghề, thì ai là chủ thể của sự việc, chắc chắn sinh viên rồi. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình chứ, sao đổ lỗi cho khách quan được. Họ hoàn toàn có thể quyết định học hay không mà. Nếu không thay đổi được môi trường, hãy thích nghi với nó để đạt mục đích chính là học nghề. Nghề làm sinh viên ngại, vậy sinh viên có bỏ nghề không?? Chỉ là quyết định, chả có đúng sai gì cả
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
chỉ cần một lời động viên là sẽ thay đổi các bạn ấy thôi, sự bỡ ngỡ là không thể tránh khỏi
Bác đùa à. Có động viên, có chửi bới, có hướng dẫn mà còn chả được. Đi học việc thì phải ham việc, chứ đưa việc cho mà làm còn trốn việc kia kìa. Động viên vào mắt
 

Phankhoa83

Tài xế O-H
Bức ảnh này ... thầy giáo dạy thực hành áo trắng, ống tay áo dài, bàn tay ko chút dầu mỡ, bảo sao SV không .... :(
 

Phankhoa83

Tài xế O-H
Bác ấy trình độ có tốt không, có hướng dẫn cho học sinh không??
Muốn học sinh nghiêm túc thì thầy phải là cái gương cho sinh viên nhìn vào. Trong lớp em có những người phải chạy từ Amata đồng nai đến quân 1 để học nhưng vì thầy giáo nghỉ tư do lên bạn và rất nhiều bạn khác lại phải đi về. Không phải 1 lần mà rất nhiều lần. Giáo vụ trường này không kiểm tra. Thời gian bắt đầu học đến lúc nghỉ do thầy quyết định. Bảo thầy không hướng dẫn là không đúng nhưng thầy giao bài và đi làm việc riêng của thầy. Bọn em đong tiền là để đi học chứ không đóng tiền để đến trường Cao thắng chơi. Ngoài thầy này còn 2 thầy nữa day môn điện. Day thì ít nói phét và gà gẫm bán sách và phần mềm cho sinh viên thì nhiều.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Muốn học sinh nghiêm túc thì thầy phải là cái gương cho sinh viên nhìn vào. Trong lớp em có những người phải chạy từ Amata đồng nai đến quân 1 để học nhưng vì thầy giáo nghỉ tư do lên bạn và rất nhiều bạn khác lại phải đi về. Không phải 1 lần mà rất nhiều lần. Giáo vụ trường này không kiểm tra. Thời gian bắt đầu học đến lúc nghỉ do thầy quyết định. Bảo thầy không hướng dẫn là không đúng nhưng thầy giao bài và đi làm việc riêng của thầy. Bọn em đong tiền là để đi học chứ không đóng tiền để đến trường Cao thắng chơi. Ngoài thầy này còn 2 thầy nữa day môn điện. Day thì ít nói phét và gà gẫm bán sách và phần mềm cho sinh viên thì nhiều.
Thật đúng với câu người xưa truyền lại, "sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi"
 

cucchangda

Tài xế O-H
- Về hiện tượng, bác nói là đúng
- Có nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng dưới góc độ học nghề, thì ai là chủ thể của sự việc, chắc chắn sinh viên rồi. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình chứ, sao đổ lỗi cho khách quan được. Họ hoàn toàn có thể quyết định học hay không mà. Nếu không thay đổi được môi trường, hãy thích nghi với nó để đạt mục đích chính là học nghề. Nghề làm sinh viên ngại, vậy sinh viên có bỏ nghề không?? Chỉ là quyết định, chả có đúng sai gì cả
Tất nhiên là nhiều cái mình muốn, ví dụ như muốn học nghề, mà rõ ràng nhiều cái muốn cũng không được, ý em là có vẻ các bác đi trước cho rằng sinh viên giờ không phấn đâu như ngày xưa hay không được như này như kia, nhưng rõ ràng hoàn cảnh, môi trường thực tế nó không ủng hộ. Người nông dân rất muốn trồng cây, nhưng bão lũ, hạn hán thì cũng phải trách khách quan chứ ạ.
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Bản thân ô tô ở ta quá đắt đỏ, sinh viên tiếp cận khó khăn và cũng chưa ai cho làm. Chỗ làm mà sinh viên cứ đòi vọc thì không ai cho, phá hư thì đền mệt nghỉ. Mới ra trường chỉ là phụ việc mà đòi cao không ai chịu trả cao. Sinh viên nghĩ mình học xong là doanh nghiệp phải trả theo chức danh thì họ nhầm. Đi so sánh lương với công nhân thấy họ thu nhập nhiều hơn nên đâm ra đi làm như họ bỏ nghề. Sinh viên nếu yêu nghề phải theo tiếp vài năm mới thành công. Công nghệ ô tô bấy giờ bao gồm nhiều t ngành nghề kết hợp nên SV lười chỉ có chết yểu. Trong ô tô bao gồm Cơ, Điện-Điện tử, Công nghệ thông tin, tự động hóa. Sinh viên bây giờ cày game, lướt face, la cà quán xá, gái gú chiếm hết thời gian còn đâu mà học với hành. Ô tô nhiều như kiến thì làm gì mà khó sống. Năm 94 em học sửa chữa ô tô xong không kiếm ra việc nên đi làm khác ngành nghề, nhưng kiến thức học được vẫn áp dụng hầu hết các máy móc công nghiệp khác. Cho đến thời điểm hiện tại các công nghệ mới trên ô tô đều cập nhật. Thông tin trên mạng hầu như khá đầy đủ cớ gì không bắt kịp. Kể cả thợ lâu năm cũng thui chột do nghĩ mình học bấy nhiêu đủ dùng rồi không cần phải học tiếp. Tương lai là do mình tạo dựng không phải mong chờ sự may mắn, may mắn sẽ đến sớm với ai biết tạo ra cơ hội cho mình. Thân
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tất nhiên là nhiều cái mình muốn, ví dụ như muốn học nghề, mà rõ ràng nhiều cái muốn cũng không được, ý em là có vẻ các bác đi trước cho rằng sinh viên giờ không phấn đâu như ngày xưa hay không được như này như kia, nhưng rõ ràng hoàn cảnh, môi trường thực tế nó không ủng hộ. Người nông dân rất muốn trồng cây, nhưng bão lũ, hạn hán thì cũng phải trách khách quan chứ ạ.
- Bác nói đúng, đúng là tôi cho rằng sinh viên bây giờ nhìn chung là kém phấn đấu, và thực tế đúng là kém phấn đấu, ngại khó ngại khổ. Khả năng thích nghi gần như không có, rất dễ đầu hàng hoàn cảnh. Ngày xưa, môi trường thực tế cũng không ủng hộ, còn khó khăn nhiều hơn bây giờ nhiều lần
- Người nông dân muốn trồng cây, nhưng bão lũ thì người nông dân chịu chết à
- Mọi quyết định, hành động của sinh viên cũng chả có gì sai cả.Tất cả là do lựa chọn. Nói một cách ngắn gon, nói một cách sang mồm là Tu bi o nót tu bi, như lời một nhân vật nổi tiếng đã từng nói. Do lựa chọn, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, và cũng đừng nghe lũ bạn đểu bơm vá. Người Việt rất thích việc kéo người khác chết chung 1 lỗ với mình. Hãy biết, mình thực sự muốn gì, thực sự cần gì và chiến thôi
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bản thân ô tô ở ta quá đắt đỏ, sinh viên tiếp cận khó khăn và cũng chưa ai cho làm. Chỗ làm mà sinh viên cứ đòi vọc thì không ai cho, phá hư thì đền mệt nghỉ. Mới ra trường chỉ là phụ việc mà đòi cao không ai chịu trả cao. Sinh viên nghĩ mình học xong là doanh nghiệp phải trả theo chức danh thì họ nhầm. Đi so sánh lương với công nhân thấy họ thu nhập nhiều hơn nên đâm ra đi làm như họ bỏ nghề. Sinh viên nếu yêu nghề phải theo tiếp vài năm mới thành công. Công nghệ ô tô bấy giờ bao gồm nhiều t ngành nghề kết hợp nên SV lười chỉ có chết yểu. Trong ô tô bao gồm Cơ, Điện-Điện tử, Công nghệ thông tin, tự động hóa. Sinh viên bây giờ cày game, lướt face, la cà quán xá, gái gú chiếm hết thời gian còn đâu mà học với hành. Ô tô nhiều như kiến thì làm gì mà khó sống. Năm 94 em học sửa chữa ô tô xong không kiếm ra việc nên đi làm khác ngành nghề, nhưng kiến thức học được vẫn áp dụng hầu hết các máy móc công nghiệp khác. Cho đến thời điểm hiện tại các công nghệ mới trên ô tô đều cập nhật. Thông tin trên mạng hầu như khá đầy đủ cớ gì không bắt kịp. Kể cả thợ lâu năm cũng thui chột do nghĩ mình học bấy nhiêu đủ dùng rồi không cần phải học tiếp. Tương lai là do mình tạo dựng không phải mong chờ sự may mắn, may mắn sẽ đến sớm với ai biết tạo ra cơ hội cho mình. Thân
Bác nói hay quá. Tôi chỉ cần các bác sinh viên trả lời mấy thứ bác nêu ra một cách ngắn gọn, thẳng thắn, và trực diện. Chứ tôi thấy sinh viên toàn loanh quanh tìm lý do để biện hộ cho yếu kém của mình. Xin lỗi vì tôi trích dẫn lời của bác
- Bản thân ô tô ở ta quá đắt đỏ, sinh viên tiếp cận khó khăn và cũng chưa ai cho làm: Cái này do ai chịu trách nhiệm chính? Sinh viên xử lý thế nào?
- Chỗ làm mà sinh viên cứ đòi vọc thì không ai cho, phá hư thì đền mệt nghỉ. Mới ra trường chỉ là phụ việc mà đòi cao không ai chịu trả cao: Họ làm như thế có sai không?
-
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Sinh viên nên biết.
- Kiến thức là gì ?
- Kinh nghiệm là gì ?
- Làm gì để có kinh nghiệm !
- Làm thế nào để lao động có năng suất.
- Chuyên môn hóa , chuyên biệt hóa.
- Điểm mạnh , yếu của bản thân.
- Khả năng thích ứng với công việc hiện tại.
Khó xin việc chứ không phải không xin được, lương đòi cao nên thất nghiệp nếu cứ đi so sánh lương với công nhân.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên