Sinh viên ngành kỹ thuật ô tô – chiến lược lựa chọn việc làm ngay từ ghế nhà trường

luyen_hybrid
Bình luận: 52Lượt xem: 5,292

luyen_hybrid

Tài xế O-H
Buổi chiều cuối tuần café 1 mình ngồi ngắm máy bay cất cánh - hạ cánh và nge tiếng động cơ phản lực gầm thét đó là cái sở thích quoái gở của tôi chẳng biết có từ khi nào, và đầu óc nó lại quanh quẩn suy nghĩ liên hệ về công nghệ chỗ này chỗ kia và lại quay trở về cái ngành dầu nhớt của mình, lại nhớ đến các bạn sinh viên ngành ô tô và lôi cái Laptop nhàu ra viết lách chia sẻ với các bạn. Ở bài viết trước tôi đã chia sẻ với các bạn sinh viên cái cách mà các doanh nghiệp họ đánh giá “Năng lực” của 1 người nhân viên và để tồn tại được trong cái ngành ô tô đầy khốc liệt (Kỹ thuật công nghệ cao, lương thấp, dấu nghề, vất vả…) , buộc các bạn phải bắt mình trở thành những người có “Năng lực” khi đã cầm trong tay tấm bằng để cho xã hội người ta “Bóc lột”. Nhưng cũng giống như đã có bạn đã từng nói với tôi “Các em là sinh viên, chứ không phải là THÁNH để có thể đáp được ứng tất cả các tiêu chí trong cái cấu trúc về Năng lực của anh chia sẻ”. Đúng, bạn nói đúng, , nhiều người ra trường sau nhiều năm rồi còn không đáp ứng được những tiêu chí đó chứ đừng nói các bạn sinh viên chỉ học có 4 năm trong trường. Vậy phải học tập và phát triển như thế nào để sau khi ra trường vẫn có thể tự tin cầm cái bằng đi xin việc và tự tin rằng mình có cái gì đó để có thể tự tin mang đến “Bán thân” cho các Doanh nghiệp để họ “Mua mình”?.

Là một người thường tiếp xúc với các sinh viên và câu hỏi vui tôi hay hỏi các bạn “Tại sao em lại lựa chọn học ngành này”, và một sự thật phũ phàng là hầu như trước khi chọn học ngành này các bạn chưa hiểu nhiều về nó, “A, em cũng thấy nó tiềm năng vì thấy ô tô nó phát triển anh ạ”. “do ba mẹ em chọn, do anh em mách , do nhà chú em có gara nên chú bảo đi học….”. và một sự thật đáng chú ý là phần lớn các bạn sinh viên ngành ô tô năm 4 chuẩn bị ra trường chưa xác định được một cách rõ ràng rằng mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Việc các bạn được định hướng một cách rất chung chung là “Sau khi ra trường em có thể làm Kỹ sư thiết kế chế tạo trong các nhà máy, Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, Cố vấn dịch vụ, Sales, Bán phụ tùng, Lắp giáp ô tô trong các nhà máy, phụ tùng ô tô, trạm đăng kiểm….thậm chí các em có thể về làm cơ khí cũng được :D”. và trong đầu rất nhiều sinh viên sẽ là “Thôi, cứ ra trường đi rồi tính, đầy việc ấy mà, Việc nào hợp thì mình sẽ làm…” Phải nói thật, ngành Kỹ thuật ô tô của chúng ta là ngành quá rộng, nó là sự kết hợp của rất nhiều mảng, chúng ta phải học quá nhiều thứ, cái gì cũng biết và cuối cùng là chẳng thực sự giỏi một thứ nào cả. Và đó là nguyên nhân đầu tiên khiến các bạn sinh viên mới ra trường không thực sự tự tin khi “Mang sản phẩm” Thân mình đi “Bán” (Xin việc) cho các doanh nghiệp.

Vậy thì mình phải làm sao để có thể tự tin đi xin việc sau khi ra trường trong khi chương trình học trong trường quá nhiều, lại ít thực tế và mình cũng không phải là “Súp Pờ Men” để có thể nhai ngon lành tất cả các môn học đó. Nếu bạn là một “Người đặc biệt” có thể nhai ngon lành tất cả các môn học từ lý thuyết cơ sở cho tới chuyên ngành thì tôi xin chúc mừng bạn (Vì tôi cũng đã tuyển nhiều bạn sinh viên ô tô thủ khoa 4 năm liền nên tôi biết những người này thực sự họ có năng lực). Nhưng nếu bạn là một người không phải “Đặc biệt” cho lắm thì nên chọn cho mình một chiến lược “Ngách” và tập trung phát triển thật sâu lĩnh vực đó và lấy điểm mạnh đó ra để tự tin trả giá với xã hội.

Nói mông lung như một trò đùa, vậy cái “Ngách” ấy nó là thế nào?.

Đó là ngoài việc bắt buộc phải qua môn tất cả các môn nhà trường quy định (Vì các bạn không đề xuất bỏ đi được) thì các bạn phải rất tập chung vào học tập nâng cao 1 lĩnh vực mà sau này mình muốn làm, và học tập bằng nhiều cách để bắt mình thật giỏi về mảng này khi ra trường. Nói thì dễ nhưng thực tế hoàn toàn không dễ như vậy, có rất nhiều “Ngách” mà tôi đã ví dụ ở trên (Mình muốn làm thiết kế chế tạo hay KTV sửa chữa, hay máu me kinh doanh và muốn làm buôn bán phụ tùng, hay vào đăng kiểm làm cho nhàn thân, hay sẽ vào hãng làm cố vấn dịch vụ, Sales …) thậm chí các bạn có thể lựa chọn các Ngách nhỏ hơn nữa, (Mình sẽ lựa chọn làm KTV , chuyên về máy, mình làm chuyên về điện, mình làm chuyên về hộp số tự động, hay mình sẽ làm chuyên về hãng toyota, mình sẽ muốn theo dòng Mec, Mình muốn chuyên về xe BMW…). Những nguồn tài liệu để học tập các bạn có thể tìm thấy được khi sử dụng hiệu quả ông thầy số 1 của thế giới (Tôi sẽ hướng dẫn vào kỳ sau cho các bạn).. Các bạn sẽ gặp khó khăn từ ngay bước 1 ”Xác định mục tiêu mình muốn làm cái gì?” vì bản thân các bạn đã biết công việc đó ngoài thực tế nó thế nào đâu mà mình chọn, Biết đâu mình chọn xong rồi ra trường công việc đó ngoài thực tế lại không như mình nghĩ thì sao, Lời khuyên cho các bạn là hãy tìm đến những người đi trước và tham khảo ý kiến của họ về những “Ngách” đó, nhưng phải là những người am hiểu về lĩnh vực đó để tư vấn cho bạn, và họ sẽ chia sẻ với bạn cái lĩnh vực đó nó cần những tố chất gì và sẽ có thể vạch ra cho bạn bạn những kiến thức, kỹ năng gì để bạn cần phải học hỏi để có thể tồn tại và phát triển trong lĩnh vực đó. Nhưng người ra quyết định cuối cùng phải là bạn, chọn “Ngách” nào phải là bạn chọn và bạn phải có trách nhiệm với quyết định của mình với chính con người mình. Bạn lựa chọn được “Ngách” cho mình càng sớm càng tốt vì bạn sẽ có nhiều thời gian để phát triển(Có thể là năm 1, năm 2, năm 3 hay năm 4). Đừng lo, hãy quyết định dù có là sai thì cũng hơn là không dám quyết định gì cả.

Nhưng bạn đừng quá lo, tôi sẽ gợi ý cho bạn những yếu tố để bạn có thể đưa ra được quyết định để lựa chọn được cho mình một công việc phù hợp nhất với bạn. Sau khi tham khảo ý kiến của những người đi trước (Phải là những người am hiểu nhé) hãy chọn lĩnh vực mà phù hợp với mình dựa vào 3 tiêu chí: (Thứ tự ưu tiên từ 1-3, nếu có được cả 3 tiêu chí thì càng tốt)
upload_2017-6-3_22-22-45.png

Để có thể chọn được công việc theo 3 tiêu chí này bạn cần phải nhìn lại bản thân mình, “Sở thích của mình là gì?, Sở trường của mình là gì?” Mình thích thiết kế chế tạo, hay mình thích làm KTV sửa chữa, hay mình thích kinh doanh về ô tô, Hay mình thích được mặc quần áo đẹp bắt tay tiếp nhận khách hàng vào sửa chữa , nếu bạn chọn sẽ làm một công việc mà bạn không thích nó thì công việc sẽ chẳng đi tới đâu đâu, và kết quả học tập của bạn trong lĩnh vực đó cũng vậy. Nếu bạn chọn một công việc mà vì nó nhiều tiền nhưng đó không phải là Sở trường của bạn, bạn làm cả đời cũng chỉ đạt đến mức trung bình hay khá mà thôi, ví như bạn thấy thích công việc của cố vấn dịch vụ nhưng bạn lại bị tật nói ngọng bẩm sinh, việc trình bày thuyết phục, tư vấn khách hàng nó không phải là sở trường của bạn, mặc dù công việc đó tạo giá trị thu nhập cao hơn là KTV sửa chữa thì bạn cũng đừng chọn nó, Bạn thích làm KTV sửa chữa nhưng bạn là người sức khỏe hơi kém thì cũng nên xem xét vì công việc đó đòi hỏi nhiều sức khỏe, các bạn có thể cân nhắc theo học sâu về mảng điện, chẩn đoán. Sau khi bạn lọc được những công việc phù hợp với 2 tiêu chí trên rồi, trong danh sách đó hãy chọn cho mình công việc đáp ứng cả tiêu chí thứ 3 là tốt nhất. Những bạn đã lựa chọn học ngành kỹ thuật rồi nhưng học rồi mới biết mình chẳng thích nó, mình thích kinh doanh cơ, nhưng vì ngày trước ba mẹ kêu học nên mình học ngành này thì các bạn cũng đừng buồn, các bạn có thể lựa chọn cho mình những công việc kinh doanh, Sales bán xe, kinh doanh phụ tùng, thiết bị ô tô… Đâu cứ gì Kỹ sư ô tô học xong phải đi làm KTV sửa chữa giống như đa số hiện nay.

Một điều lưu ý trong việc ra quyết định chọn công việc muốn làm sau này của các bạn, các bạn hay phạm phải 1 sai lầm đó là thường lựa chọn những gì nó “AN TOÀN” , các bạn không dám đưa suy nghĩ của mình bứt khỏi “vùng thoải mái” của bản thân, các bạn thấy thích thích CVDV rồi đó nhưng các bạn lo lắng không biết có nên chọn không vì mình chẳng quen biết ai trong Hãng cả, sợ rằng không xin được việc, các bạn thích làm Kỹ sư thiết kế chế tạo nhưng cơ hội cho mình nó ít quá vì ở Việt Nam lượng nhân sự cần trong lĩnh vực đó chưa nhiều…. và một loạt các nỗi sợ hãi nó xuất hiện trong đầu bạn khiến bạn đưa ra những quyết định không có lợi cho bản thân sau này. Và lời khuyên của tôi dành cho các bạn là “Chỉ cần các bạn chứng tỏ được mình là người có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của họ, mình có khả năng đóng góp vào sự thành công của tổ chức thì Việc nó sẽ tự tìm mình chứ không cần mình phải tìm việc”.

Khi bạn đã có thể lựa chọn cho mình được 1 công việc mình hướng tới sau này rồi, Hãy tập chung nhiều thời gian và công sức để phát triển lĩnh vực đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tham khảo những người hiểu biết về lĩnh vực đó 1 bảng lộ trình phát triển cho lĩnh vực bạn chọn, những kiến thức, kỹ năng nào bạn cần phải học hỏi và phát triển thêm ngoài kiến thức nhà trường dạy để bạn có thể có cái gì đó mà trả giá với doanh nghiệp khi đi “Bán thân”. Giả sử nếu bạn chọn làm KTV sửa chữa ô tô hãy tập trung học tập thật tốt kiến thức chuyên môn, học hỏi thêm trên mạng, kết hợp với việc thời gian không đi học xin vào 1 gara nào đó để họ “Ân huệ” cho được lao động không công mà học hỏi trải nghiệm kiến thức thực tế (Đừng chỉ trông chờ vào phần thực hành ở xưởng của nhà trường), Nếu bạn chọn sẽ làm Cố Vấn dịch vụ thì ngoài việc học kiến thức chuyên môn các thầy dạy các bạn phải tham khảo thêm các kiến thức về xe mới, các công nghệ xe mới ra trên Internet để còn “Chém gió” với khách hàng :D , tăng đi tham gia các buổi hội thảo kỹ năng mềm lên. Tham gia vào công tác quản lý lớp học như tổ trưởng, lớp trưởng, bí thư… để nâng cáo kỹ năng quản lý đội nhóm, làm việc nhóm….

Và cuối cùng, sau khi đã có thể lựa chọn cho mình được 1 “Ngách” mà mình nghĩ là phù hợp rồi thì quan trọng nhất vẫn là mình thực hiện nó như thế nào, sẽ có rất nhiều đồng chí bắt đầu một cách đầy hào hứng nhưng chỉ được một vài quãng là bắt đầu nản, sa đà vào vô vàn những thứ cám dỗ như Game Online, Offline, nhậu nhẹt, chơi bời và bắt đầu rơi rụng dần, và có thể con số những người đạt được tới đích sẽ chỉ còn rất thưa thớt, nhưng cũng xin chia sẻ với các bạn, hy vọng có thể giúp ích được ai đó để các bạn có thể có hướng đi phù hợp hơn và hiệu quả hơn trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Đây là quan điểm cá nhân của tôi xin được chia sẻ với các bạn, nếu các bạn thấy nó phù hợp với mình thì hãy áp dụng và nếu bạn cảm thấy nó có thể giúp được bạn bè mình thì hãy chia sẻ để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nhé
. Để có thể giúp các bạn sinh viên học tập được hiệu quả, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một chuỗi các bài viết và Bài viết sau tôi sẽ chia sẻ với các bạn sinh viên “Phương pháp học tập chủ động và – Học tập hiệu quả ông thầy số 1 thế giới” với các bạn. Hãy theo dõi và đón đọc nhé các bạn.

Trân Trọng!
Đặng Văn Luyện
Thành viên “Máu nhiễm nhớt” Cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam

Hãy đọc bài viết trước của tôi tại đây để bạn hiểu rõ hơn nhé:
https://www.oto-hui.com/threads/sin...ong-ra-doanh-nghiep.102158/page-2#post-580208
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
em biết e phải làm gì rồi,là sinh viên năm 3 giờ mới nhận thức được mình sẽ làm gì sau khi rời ghế nhà trường thì hơi muộn.
cám on anh đã chia sẻ những điều mà 3 năm qua không thầy cô giáo nào định hướng cho em
 

luyen_hybrid

Tài xế O-H
em biết e phải làm gì rồi,là sinh viên năm 3 giờ mới nhận thức được mình sẽ làm gì sau khi rời ghế nhà trường thì hơi muộn.
cám on anh đã chia sẻ những điều mà 3 năm qua không thầy cô giáo nào định hướng cho em
Chưa quá muộn đâu em. Còn 1 năm nữa vẫn còn thời gian để em phát triển cho cái "Ngách" của mình nhé em.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em biết e phải làm gì rồi,là sinh viên năm 3 giờ mới nhận thức được mình sẽ làm gì sau khi rời ghế nhà trường thì hơi muộn.
cám on anh đã chia sẻ những điều mà 3 năm qua không thầy cô giáo nào định hướng cho em
Nghành giáo dục lởm khởm quá bác nhể. Nhưng muộn còn hơn không, bây giờ thì bác phải tăng tốc độ để định vị mình thôi. Cọ sát, cọ sát..cọ sát
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
Nghành giáo dục lởm khởm quá bác nhể. Nhưng muộn còn hơn không, bây giờ thì bác phải tăng tốc độ để định vị mình thôi. Cọ sát, cọ sát..cọ sát
cũng không thể đổ lỗi hòan toàn cho ngành giáo dục được bác ạ. Lỗi một phần do mình lười vận động, không chịu tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Cứ đọc mấy bài báo lá cải xong ảo tưởng bản thân , tương lai làm ông lọ bà kia. Giờ thì vỡ mộng.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cũng không thể đổ lỗi hòa toàn cho ngành giáo dục được bác ạ. Lỗi một phần do mình lười vận động, không chịu tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Cứ đọc mấy bài báo lá cải xong ảo tưởng bản thân , tương lai àm ông lọ bà kia. Giờ thì vỡ mộng.
Bác lại biện minh rồi. Bác đặt câu hỏi tại sao liên tục, xem nó kết thúc ở đâu- Giáo dục
 

kingcooker

Tài xế O-H
Bác lại biện minh rồi. Bác đặt câu hỏi tại sao liên tục, xem nó kết thúc ở đâu- Giáo dục
Bác ấy nhận thức đúng đấy bác Bánh ạ ."Tiên trách kỷ ,hậu trách nhân " .Giáo dục thì cũng 1 phần ,9 phần còn lại do mình hết .Bằng chứng là cũng rất nhiều người là sản phẩm của nền giáo dục này nhưng vẫn thành công đấy bác .
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác ấy nhận thức đúng đấy bác Bánh ạ ."Tiên trách kỷ ,hậu trách nhân " .Giáo dục thì cũng 1 phần ,9 phần còn lại do mình hết .Bằng chứng là cũng rất nhiều người là sản phẩm của nền giáo dục này nhưng vẫn thành công đấy bác .
Mình phải nhìn nhận trên mặt bằng xã hội chứ sao lại nhìn nhận ở góc độ từng cá nhân cá biệt. Cái một phần kia có thế nào cũng là do giáo dục đó. Không thể chỉ vì có một ông thày chửi cái ông Ê đi xơn chỉ đáng để chăn bò mà phủ nhận sự ưu việt của giáo dục phương Tây được
 

kingcooker

Tài xế O-H
Mình phải nhìn nhận trên mặt bằng xã hội chứ sao lại nhìn nhận ở góc độ từng cá nhân cá biệt. Cái một phần kia có thế nào cũng là do giáo dục đó. Không thể chỉ vì có một ông thày chửi cái ông Ê đi xơn chỉ đáng để chăn bò mà phủ nhận sự ưu việt của giáo dục phương Tây được
Đúng là giáo dục phương Tây quá ưu việt nhưng nếu nhìn lại đất nước mình thì việc thay đổi theo phương Tây là chuyện quá xa vời bác ạ .Cho nên theo em nghĩ không nên quy cho giáo dục là cái tổng thể làm gì cả ,vì việc đó không mang lại kết quả thay đổi ,mà từng cá nhân phải thích nghi và thay đổi sao cho phù hợp .

Em đã từng căm ghét cái nền giáo dục này từ khá lâu rồi ,ghét luôn cả chế độ nữa cơ .Nhưng việc làm đó không mang lại gì cả ,chính bản thân phải thay đổi và giúp cho người khác cũng suy nghĩ tích cực ,và công cụ đắc lực nhất để từng cá nhân tiếp cận với nền giáo dục ưu việt của phương Tây là internet .Cách đây 10 năm ,mạng như xe bò ,chúng ta có quyền đổ thừa ,còn bây giờ thì không còn quyền đó nữa bác ạ
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Đúng là giáo dục phương Tây quá ưu việt nhưng nếu nhìn lại đất nước mình thì việc thay đổi theo phương Tây là chuyện quá xa vời bác ạ .Cho nên theo em nghĩ không nên quy cho giáo dục là cái tổng thể làm gì cả ,vì việc đó không mang lại kết quả thay đổi ,mà từng cá nhân phải thích nghi và thay đổi sao cho phù hợp .

Em đã từng căm ghét cái nền giáo dục này từ khá lâu rồi ,ghét luôn cả chế độ nữa cơ .Nhưng việc làm đó không mang lại gì cả ,chính bản thân phải thay đổi và giúp cho người khác cũng suy nghĩ tích cực ,và công cụ đắc lực nhất để từng cá nhân tiếp cận với nền giáo dục ưu việt của phương Tây là internet .Cách đây 10 năm ,mạng như xe bò ,chúng ta có quyền đổ thừa ,còn bây giờ thì không còn quyền đó nữa bác ạ
Tôi hiểu ý bác mà. Nếu chỉ là câu chuyện giữa hai anh em mình thì thế là đủ. Nhưng đây là cả xã hội nó nhòm vào, nên phải nó trắng ra cho mọi người thấy rõ bản chất, chứ không thể đổ lỗi cho sinh viên cả, vì nó sẽ dẫn đến hệ lụy là mọi người đều nghĩ là lỗi tại mình thì ngành giáo dục không phải chịu trách nhiệm, sẽ đổ lỗi cho ý thức của người dân hết
 

dinhhoioh

Tài xế O-H
Bác lại biện minh rồi. Bác đặt câu hỏi tại sao liên tục, xem nó kết thúc ở đâu- Giáo dục
em vẫn bảo vệ quan điểm của em , lỗi 1 phần do sinh viên. Em tự lấy e ra làm dẫn chứng, trong khi chúng em biết rằng những tài liệu ô tô toàn bằng tiếng anh, những máy đọc lỗi đã phần tiếng anh nhưng em vẫn bỏ qua nó. Giờ xem mấy cái repair manual, toàn nhìn hình đoán chữ
 

kingcooker

Tài xế O-H
em vẫn bảo vệ quan điểm của em , lỗi 1 phần do sinh viên. Em tự lấy e ra làm dẫn chứng, trong khi chúng em biết rằng những tài liệu ô tô toàn bằng tiếng anh, những máy đọc lỗi đã phần tiếng anh nhưng em vẫn bỏ qua nó. Giờ xem mấy cái repair manual, toàn nhìn hình đoán chữ
Chà ,cái đó là cái bất lợi khá lớn đấy ,bác phải nhanh chóng khắc phục đi
 

Anhtudt

Tài xế O-H
Buổi chiều cuối tuần café 1 mình ngồi ngắm máy bay cất cánh - hạ cánh và nge tiếng động cơ phản lực gầm thét đó là cái sở thích quoái gở của tôi chẳng biết có từ khi nào, và đầu óc nó lại quanh quẩn suy nghĩ liên hệ về công nghệ chỗ này chỗ kia và lại quay trở về cái ngành dầu nhớt của mình, lại nhớ đến các bạn sinh viên ngành ô tô và lôi cái Laptop nhàu ra viết lách chia sẻ với các bạn. Ở bài viết trước tôi đã chia sẻ với các bạn sinh viên cái cách mà các doanh nghiệp họ đánh giá “Năng lực” của 1 người nhân viên và để tồn tại được trong cái ngành ô tô đầy khốc liệt (Kỹ thuật công nghệ cao, lương thấp, dấu nghề, vất vả…) , buộc các bạn phải bắt mình trở thành những người có “Năng lực” khi đã cầm trong tay tấm bằng để cho xã hội người ta “Bóc lột”. Nhưng cũng giống như đã có bạn đã từng nói với tôi “Các em là sinh viên, chứ không phải là THÁNH để có thể đáp được ứng tất cả các tiêu chí trong cái cấu trúc về Năng lực của anh chia sẻ”. Đúng, bạn nói đúng, , nhiều người ra trường sau nhiều năm rồi còn không đáp ứng được những tiêu chí đó chứ đừng nói các bạn sinh viên chỉ học có 4 năm trong trường. Vậy phải học tập và phát triển như thế nào để sau khi ra trường vẫn có thể tự tin cầm cái bằng đi xin việc và tự tin rằng mình có cái gì đó để có thể tự tin mang đến “Bán thân” cho các Doanh nghiệp để họ “Mua mình”?.

Là một người thường tiếp xúc với các sinh viên và câu hỏi vui tôi hay hỏi các bạn “Tại sao em lại lựa chọn học ngành này”, và một sự thật phũ phàng là hầu như trước khi chọn học ngành này các bạn chưa hiểu nhiều về nó, “A, em cũng thấy nó tiềm năng vì thấy ô tô nó phát triển anh ạ”. “do ba mẹ em chọn, do anh em mách , do nhà chú em có gara nên chú bảo đi học….”. và một sự thật đáng chú ý là phần lớn các bạn sinh viên ngành ô tô năm 4 chuẩn bị ra trường chưa xác định được một cách rõ ràng rằng mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Việc các bạn được định hướng một cách rất chung chung là “Sau khi ra trường em có thể làm Kỹ sư thiết kế chế tạo trong các nhà máy, Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô, Cố vấn dịch vụ, Sales, Bán phụ tùng, Lắp giáp ô tô trong các nhà máy, phụ tùng ô tô, trạm đăng kiểm….thậm chí các em có thể về làm cơ khí cũng được :D”. và trong đầu rất nhiều sinh viên sẽ là “Thôi, cứ ra trường đi rồi tính, đầy việc ấy mà, Việc nào hợp thì mình sẽ làm…” Phải nói thật, ngành Kỹ thuật ô tô của chúng ta là ngành quá rộng, nó là sự kết hợp của rất nhiều mảng, chúng ta phải học quá nhiều thứ, cái gì cũng biết và cuối cùng là chẳng thực sự giỏi một thứ nào cả. Và đó là nguyên nhân đầu tiên khiến các bạn sinh viên mới ra trường không thực sự tự tin khi “Mang sản phẩm” Thân mình đi “Bán” (Xin việc) cho các doanh nghiệp.

Vậy thì mình phải làm sao để có thể tự tin đi xin việc sau khi ra trường trong khi chương trình học trong trường quá nhiều, lại ít thực tế và mình cũng không phải là “Súp Pờ Men” để có thể nhai ngon lành tất cả các môn học đó. Nếu bạn là một “Người đặc biệt” có thể nhai ngon lành tất cả các môn học từ lý thuyết cơ sở cho tới chuyên ngành thì tôi xin chúc mừng bạn (Vì tôi cũng đã tuyển nhiều bạn sinh viên ô tô thủ khoa 4 năm liền nên tôi biết những người này thực sự họ có năng lực). Nhưng nếu bạn là một người không phải “Đặc biệt” cho lắm thì nên chọn cho mình một chiến lược “Ngách” và tập trung phát triển thật sâu lĩnh vực đó và lấy điểm mạnh đó ra để tự tin trả giá với xã hội.

Nói mông lung như một trò đùa, vậy cái “Ngách” ấy nó là thế nào?.

Đó là ngoài việc bắt buộc phải qua môn tất cả các môn nhà trường quy định (Vì các bạn không đề xuất bỏ đi được) thì các bạn phải rất tập chung vào học tập nâng cao 1 lĩnh vực mà sau này mình muốn làm, và học tập bằng nhiều cách để bắt mình thật giỏi về mảng này khi ra trường. Nói thì dễ nhưng thực tế hoàn toàn không dễ như vậy, có rất nhiều “Ngách” mà tôi đã ví dụ ở trên (Mình muốn làm thiết kế chế tạo hay KTV sửa chữa, hay máu me kinh doanh và muốn làm buôn bán phụ tùng, hay vào đăng kiểm làm cho nhàn thân, hay sẽ vào hãng làm cố vấn dịch vụ, Sales …) thậm chí các bạn có thể lựa chọn các Ngách nhỏ hơn nữa, (Mình sẽ lựa chọn làm KTV , chuyên về máy, mình làm chuyên về điện, mình làm chuyên về hộp số tự động, hay mình sẽ làm chuyên về hãng toyota, mình sẽ muốn theo dòng Mec, Mình muốn chuyên về xe BMW…). Những nguồn tài liệu để học tập các bạn có thể tìm thấy được khi sử dụng hiệu quả ông thầy số 1 của thế giới (Tôi sẽ hướng dẫn vào kỳ sau cho các bạn).. Các bạn sẽ gặp khó khăn từ ngay bước 1 ”Xác định mục tiêu mình muốn làm cái gì?” vì bản thân các bạn đã biết công việc đó ngoài thực tế nó thế nào đâu mà mình chọn, Biết đâu mình chọn xong rồi ra trường công việc đó ngoài thực tế lại không như mình nghĩ thì sao, Lời khuyên cho các bạn là hãy tìm đến những người đi trước và tham khảo ý kiến của họ về những “Ngách” đó, nhưng phải là những người am hiểu về lĩnh vực đó để tư vấn cho bạn, và họ sẽ chia sẻ với bạn cái lĩnh vực đó nó cần những tố chất gì và sẽ có thể vạch ra cho bạn bạn những kiến thức, kỹ năng gì để bạn cần phải học hỏi để có thể tồn tại và phát triển trong lĩnh vực đó. Nhưng người ra quyết định cuối cùng phải là bạn, chọn “Ngách” nào phải là bạn chọn và bạn phải có trách nhiệm với quyết định của mình với chính con người mình. Bạn lựa chọn được “Ngách” cho mình càng sớm càng tốt vì bạn sẽ có nhiều thời gian để phát triển(Có thể là năm 1, năm 2, năm 3 hay năm 4). Đừng lo, hãy quyết định dù có là sai thì cũng hơn là không dám quyết định gì cả.

Nhưng bạn đừng quá lo, tôi sẽ gợi ý cho bạn những yếu tố để bạn có thể đưa ra được quyết định để lựa chọn được cho mình một công việc phù hợp nhất với bạn. Sau khi tham khảo ý kiến của những người đi trước (Phải là những người am hiểu nhé) hãy chọn lĩnh vực mà phù hợp với mình dựa vào 3 tiêu chí: (Thứ tự ưu tiên từ 1-3, nếu có được cả 3 tiêu chí thì càng tốt)
View attachment 58046
Để có thể chọn được công việc theo 3 tiêu chí này bạn cần phải nhìn lại bản thân mình, “Sở thích của mình là gì?, Sở trường của mình là gì?” Mình thích thiết kế chế tạo, hay mình thích làm KTV sửa chữa, hay mình thích kinh doanh về ô tô, Hay mình thích được mặc quần áo đẹp bắt tay tiếp nhận khách hàng vào sửa chữa , nếu bạn chọn sẽ làm một công việc mà bạn không thích nó thì công việc sẽ chẳng đi tới đâu đâu, và kết quả học tập của bạn trong lĩnh vực đó cũng vậy. Nếu bạn chọn một công việc mà vì nó nhiều tiền nhưng đó không phải là Sở trường của bạn, bạn làm cả đời cũng chỉ đạt đến mức trung bình hay khá mà thôi, ví như bạn thấy thích công việc của cố vấn dịch vụ nhưng bạn lại bị tật nói ngọng bẩm sinh, việc trình bày thuyết phục, tư vấn khách hàng nó không phải là sở trường của bạn, mặc dù công việc đó tạo giá trị thu nhập cao hơn là KTV sửa chữa thì bạn cũng đừng chọn nó, Bạn thích làm KTV sửa chữa nhưng bạn là người sức khỏe hơi kém thì cũng nên xem xét vì công việc đó đòi hỏi nhiều sức khỏe, các bạn có thể cân nhắc theo học sâu về mảng điện, chẩn đoán. Sau khi bạn lọc được những công việc phù hợp với 2 tiêu chí trên rồi, trong danh sách đó hãy chọn cho mình công việc đáp ứng cả tiêu chí thứ 3 là tốt nhất. Những bạn đã lựa chọn học ngành kỹ thuật rồi nhưng học rồi mới biết mình chẳng thích nó, mình thích kinh doanh cơ, nhưng vì ngày trước ba mẹ kêu học nên mình học ngành này thì các bạn cũng đừng buồn, các bạn có thể lựa chọn cho mình những công việc kinh doanh, Sales bán xe, kinh doanh phụ tùng, thiết bị ô tô… Đâu cứ gì Kỹ sư ô tô học xong phải đi làm KTV sửa chữa giống như đa số hiện nay.

Một điều lưu ý trong việc ra quyết định chọn công việc muốn làm sau này của các bạn, các bạn hay phạm phải 1 sai lầm đó là thường lựa chọn những gì nó “AN TOÀN” , các bạn không dám đưa suy nghĩ của mình bứt khỏi “vùng thoải mái” của bản thân, các bạn thấy thích thích CVDV rồi đó nhưng các bạn lo lắng không biết có nên chọn không vì mình chẳng quen biết ai trong Hãng cả, sợ rằng không xin được việc, các bạn thích làm Kỹ sư thiết kế chế tạo nhưng cơ hội cho mình nó ít quá vì ở Việt Nam lượng nhân sự cần trong lĩnh vực đó chưa nhiều…. và một loạt các nỗi sợ hãi nó xuất hiện trong đầu bạn khiến bạn đưa ra những quyết định không có lợi cho bản thân sau này. Và lời khuyên của tôi dành cho các bạn là “Chỉ cần các bạn chứng tỏ được mình là người có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của họ, mình có khả năng đóng góp vào sự thành công của tổ chức thì Việc nó sẽ tự tìm mình chứ không cần mình phải tìm việc”.

Khi bạn đã có thể lựa chọn cho mình được 1 công việc mình hướng tới sau này rồi, Hãy tập chung nhiều thời gian và công sức để phát triển lĩnh vực đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tham khảo những người hiểu biết về lĩnh vực đó 1 bảng lộ trình phát triển cho lĩnh vực bạn chọn, những kiến thức, kỹ năng nào bạn cần phải học hỏi và phát triển thêm ngoài kiến thức nhà trường dạy để bạn có thể có cái gì đó mà trả giá với doanh nghiệp khi đi “Bán thân”. Giả sử nếu bạn chọn làm KTV sửa chữa ô tô hãy tập trung học tập thật tốt kiến thức chuyên môn, học hỏi thêm trên mạng, kết hợp với việc thời gian không đi học xin vào 1 gara nào đó để họ “Ân huệ” cho được lao động không công mà học hỏi trải nghiệm kiến thức thực tế (Đừng chỉ trông chờ vào phần thực hành ở xưởng của nhà trường), Nếu bạn chọn sẽ làm Cố Vấn dịch vụ thì ngoài việc học kiến thức chuyên môn các thầy dạy các bạn phải tham khảo thêm các kiến thức về xe mới, các công nghệ xe mới ra trên Internet để còn “Chém gió” với khách hàng :D , tăng đi tham gia các buổi hội thảo kỹ năng mềm lên. Tham gia vào công tác quản lý lớp học như tổ trưởng, lớp trưởng, bí thư… để nâng cáo kỹ năng quản lý đội nhóm, làm việc nhóm….

Và cuối cùng, sau khi đã có thể lựa chọn cho mình được 1 “Ngách” mà mình nghĩ là phù hợp rồi thì quan trọng nhất vẫn là mình thực hiện nó như thế nào, sẽ có rất nhiều đồng chí bắt đầu một cách đầy hào hứng nhưng chỉ được một vài quãng là bắt đầu nản, sa đà vào vô vàn những thứ cám dỗ như Game Online, Offline, nhậu nhẹt, chơi bời và bắt đầu rơi rụng dần, và có thể con số những người đạt được tới đích sẽ chỉ còn rất thưa thớt, nhưng cũng xin chia sẻ với các bạn, hy vọng có thể giúp ích được ai đó để các bạn có thể có hướng đi phù hợp hơn và hiệu quả hơn trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Đây là quan điểm cá nhân của tôi xin được chia sẻ với các bạn, nếu các bạn thấy nó phù hợp với mình thì hãy áp dụng và nếu bạn cảm thấy nó có thể giúp được bạn bè mình thì hãy chia sẻ để có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nhé
. Để có thể giúp các bạn sinh viên học tập được hiệu quả, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một chuỗi các bài viết và Bài viết sau tôi sẽ chia sẻ với các bạn sinh viên “Phương pháp học tập chủ động và – Học tập hiệu quả ông thầy số 1 thế giới” với các bạn. Hãy theo dõi và đón đọc nhé các bạn.

Trân Trọng!
Đặng Văn Luyện
Thành viên “Máu nhiễm nhớt” Cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam

Hãy đọc bài viết trước của tôi tại đây để bạn hiểu rõ hơn nhé:
https://www.oto-hui.com/threads/sin...ong-ra-doanh-nghiep.102158/page-2#post-580208
Bài viết của a rất bổ ích cho những bạn đang học trong trg như e ak. E sắp năm cuối r h ms nhận ra bản thân mình thật sự muốn gì , thời gian k còn nhiều phải tập trung nhiều hơn ms đc
e cảm ơn thớt
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em vẫn bảo vệ quan điểm của em , lỗi 1 phần do sinh viên. Em tự lấy e ra làm dẫn chứng, trong khi chúng em biết rằng những tài liệu ô tô toàn bằng tiếng anh, những máy đọc lỗi đã phần tiếng anh nhưng em vẫn bỏ qua nó. Giờ xem mấy cái repair manual, toàn nhìn hình đoán chữ
Hề hề, bác giải thích tại sao đê!
 

Beoladypop

Tài xế O-H
O
em biết e phải làm gì rồi,là sinh viên năm 3 giờ mới nhận thức được mình sẽ làm gì sau khi rời ghế nhà trường thì hơi muộn.
cám on anh đã chia sẻ những điều mà 3 năm qua không thầy cô giáo nào định hướng cho em
Oomg đã nghe câu thà biết muộn còn hơn là ko biết ko. Tôi thì năm 2 vẫn theo nghệ nghệ thuật ko theo kỹ thuật đến đầu năm 3 bảo lưu và bh phải cố gắng hết sức để ra trường và đã hướng đc mình cần làm gì và hock gì rồi đó.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên