Sinh viên năm cuối và câu chuyện thực tập

MyS2Love
Bình luận: 4Lượt xem: 3,838

MyS2Love

Tài xế O-H
Đã trở thành một thông lệ quen thuộc hàng năm,với những sinh viên năm 4 thì bây giờ là thời điểm các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập.Nhiều sinh viên coi đây là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức mà mình không được học trên ghế nhà trường.Nhưng bên cạnh đó lại có những sinh viên coi đây là khoảng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì.

sinh vien nam cuoi va cau chuyen thuc tap 2.jpg

1.ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP – MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI

Nhiều trường đại học sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhất là với những sinh viên học ngành ô tô,thì năm nay để có được một chỗ thực tập theo đúng chuyên ngành là vô cùng khó. Các bạn phải trải qua những vòng thi từ nộp hồ sơ cho đến thi viết, phỏng vấn, không khác gì một cuộc tuyển nhân viên. Chính vì vậy hầu hêt các sinh viên thường tới những chỗ quen biết để thực tập. Một mặt vì tâm lí e dè, “sợ” mình không đủ kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm để làm việc ở những nơi khác. Một phần vì sinh viên thiếu kĩ năng mềm khá nhiều nên “ngại” đi thực tập bởi phải thay đổi phong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng… sao cho ra dáng. Mặt khác, nhiều công ty nhận thực tập không trùng với thời gian đi thực tập của sinh viên, mà thời hạn quy định xin dấu cũng như giấy tờ nộp lại cho nhà trường đã làm nhiều bạn không biết nên thực tập ở đâu.

sinh vien nam cuoi va cau chuyen thuc tap.jpg

2.THỰC TẬP VÀ THỰC TẾ

Trước khi đến nơi thực tập, chắc chắn sinh viên nào cũng háo hức, phấn khởi với bao dự định, ý tưởng trong đầu. Nhưng thực tế thì lại trái ngược hoàn toàn. Mọi thứ không như bạn nghĩ. Rất ít các công ty, tổ chức cho sinh viên thực tập được trực tiếp làm việc, hay chỉ dạy tận tình. Các bạn thực tập hầu như chỉ đứng bên ngoài và quan sát, ngồi đọc tài liệu, chứng từ hoặc làm những việc lặt vặt mà thôi.
Nhiều sinh viên trước khi đi thực tập chủ yếu dành thời gian cho việc học và vui chơi cùng bạn bè, vẫn còn “ngây thơ và ngô ngố” lắm. Vì thế đến nơi thực tập không biết phải làm gì? Cứ ngồi yên tại chỗ, mọi người sai gì thì làm nấy, có sinh viên lại phải làm công việc bưng nước, pha trà, lau bàn ghế rồi photo giấy tờ.

sinh vien nam cuoi va cau chuyen thuc tap 1.jpg

3.Ở NHÀ THỰC TẬP VÀ CHỜ XIN DẤU…

Là một thực trạng rất phổ biến của nhiều sinh viên ở trường đại học khác nhau. Nhiều bạn thì ngại, nhiều bạn thì có tâm lí ra trường chỉ cần có một tấm bằng rồi bố mẹ sẽ lo cho một nơi tử tế nên nghĩ không cần tới nơi thực tập, cứ ở nhà nghỉ ngơi, tha hồ đi chơi bay nhảy, đến thời gian gần phải nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi lên mạng tìm tài liệu sẵn có copy vào. Đến ngày nộp thì chỉ cần xin nhận xét kèm chữ kí nữa là ổn.

4.VÀ VẪN CÓ NHỮNG SINH VIÊN THỰC TẬP THÀNH CÔNG

Đó là những “chú ong chăm chỉ” không ngại khó, ngại khổ. Các bạn biết cách hòa mình vào một tập thể. Có thể lúc đầu bạn còn bỡ ngỡ nhưng đừng ngại ngần hay phải xấu hổ gì cả khi mình không biết một vấn đề gì đó. Hãy cứ mạnh dạn hỏi han, đừng giấu dốt những khuyết điểm của mình. Đến nơi thực tập sinh viên phải là người chủ động tìm việc để làm, để học hỏi, chứ đừng thụ động chờ người ta giao việc cho mình. Nhiều sinh viên với tâm lí “mình học đại học hẳn hoi sao lại phải làm những việc cỏn con, không đúng chuyên môn tẹo nào nên khi đến nơi thực tập phải làm những việc “cỏn con” liền bắt đầu có ý không muốn đến đó nữa.” Nhưng thực ra bất kì việc gì cũng cho mình những hiểu biết mới.

sinh vien nam cuoi va cau chuyen thuc tap 3.jpg


Thực tập là cơ hội để các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho những “chú gà công nghiệp” được tự mình va chạm với những tình huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó trên sách vở. Có thể nói thực tập là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy mong rằng các bạn sinh viên đừng bỏ qua cơ hội này.

Đây lời đôi lời chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của riêng bản thân chứ không có ý chê trách,chỉ trích ai cả.Mong mọi người khi đọc hết bài chia sẻ hãy đóng góp những ý kiến theo góc nhìn khác để chúng ta cùng nhau học tập và trao đổi.

Trân trọng.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Đã trở thành một thông lệ quen thuộc hàng năm,với những sinh viên năm 4 thì bây giờ là thời điểm các bạn bắt đầu đi thực tập và làm khóa luận hay báo cáo thực tập.Nhiều sinh viên coi đây là một cơ hội lớn để mình học hỏi những kiến thức mà mình không được học trên ghế nhà trường.Nhưng bên cạnh đó lại có những sinh viên coi đây là khoảng thời gian để nghỉ ngơi và không thu hoạch được gì.


1.ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP – MỘT VẤN ĐỀ NAN GIẢI

Nhiều trường đại học sinh viên phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không tìm được thì nhà trường hoặc khoa sẽ liên hệ và giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh viên. Nhất là với những sinh viên học ngành ô tô,thì năm nay để có được một chỗ thực tập theo đúng chuyên ngành là vô cùng khó. Các bạn phải trải qua những vòng thi từ nộp hồ sơ cho đến thi viết, phỏng vấn, không khác gì một cuộc tuyển nhân viên. Chính vì vậy hầu hêt các sinh viên thường tới những chỗ quen biết để thực tập. Một mặt vì tâm lí e dè, “sợ” mình không đủ kiến thức, trình độ cũng như kinh nghiệm để làm việc ở những nơi khác. Một phần vì sinh viên thiếu kĩ năng mềm khá nhiều nên “ngại” đi thực tập bởi phải thay đổi phong cách ăn mặc, nói năng, đi đứng… sao cho ra dáng. Mặt khác, nhiều công ty nhận thực tập không trùng với thời gian đi thực tập của sinh viên, mà thời hạn quy định xin dấu cũng như giấy tờ nộp lại cho nhà trường đã làm nhiều bạn không biết nên thực tập ở đâu.

2.THỰC TẬP VÀ THỰC TẾ

Trước khi đến nơi thực tập, chắc chắn sinh viên nào cũng háo hức, phấn khởi với bao dự định, ý tưởng trong đầu. Nhưng thực tế thì lại trái ngược hoàn toàn. Mọi thứ không như bạn nghĩ. Rất ít các công ty, tổ chức cho sinh viên thực tập được trực tiếp làm việc, hay chỉ dạy tận tình. Các bạn thực tập hầu như chỉ đứng bên ngoài và quan sát, ngồi đọc tài liệu, chứng từ hoặc làm những việc lặt vặt mà thôi.
Nhiều sinh viên trước khi đi thực tập chủ yếu dành thời gian cho việc học và vui chơi cùng bạn bè, vẫn còn “ngây thơ và ngô ngố” lắm. Vì thế đến nơi thực tập không biết phải làm gì? Cứ ngồi yên tại chỗ, mọi người sai gì thì làm nấy, có sinh viên lại phải làm công việc bưng nước, pha trà, lau bàn ghế rồi photo giấy tờ.

3.Ở NHÀ THỰC TẬP VÀ CHỜ XIN DẤU…

Là một thực trạng rất phổ biến của nhiều sinh viên ở trường đại học khác nhau. Nhiều bạn thì ngại, nhiều bạn thì có tâm lí ra trường chỉ cần có một tấm bằng rồi bố mẹ sẽ lo cho một nơi tử tế nên nghĩ không cần tới nơi thực tập, cứ ở nhà nghỉ ngơi, tha hồ đi chơi bay nhảy, đến thời gian gần phải nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi lên mạng tìm tài liệu sẵn có copy vào. Đến ngày nộp thì chỉ cần xin nhận xét kèm chữ kí nữa là ổn.

4.VÀ VẪN CÓ NHỮNG SINH VIÊN THỰC TẬP THÀNH CÔNG

Đó là những “chú ong chăm chỉ” không ngại khó, ngại khổ. Các bạn biết cách hòa mình vào một tập thể. Có thể lúc đầu bạn còn bỡ ngỡ nhưng đừng ngại ngần hay phải xấu hổ gì cả khi mình không biết một vấn đề gì đó. Hãy cứ mạnh dạn hỏi han, đừng giấu dốt những khuyết điểm của mình. Đến nơi thực tập sinh viên phải là người chủ động tìm việc để làm, để học hỏi, chứ đừng thụ động chờ người ta giao việc cho mình. Nhiều sinh viên với tâm lí “mình học đại học hẳn hoi sao lại phải làm những việc cỏn con, không đúng chuyên môn tẹo nào nên khi đến nơi thực tập phải làm những việc “cỏn con” liền bắt đầu có ý không muốn đến đó nữa.” Nhưng thực ra bất kì việc gì cũng cho mình những hiểu biết mới.

View attachment 95624

Thực tập là cơ hội để các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức lâu nay mình học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho những “chú gà công nghiệp” được tự mình va chạm với những tình huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó trên sách vở. Có thể nói thực tập là khâu quan trọng nhất của suốt 4 năm đại học, nó chính là sợi dây kết nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Vì vậy mong rằng các bạn sinh viên đừng bỏ qua cơ hội này.

Đây lời đôi lời chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của riêng bản thân chứ không có ý chê trách,chỉ trích ai cả.Mong mọi người khi đọc hết bài chia sẻ hãy đóng góp những ý kiến theo góc nhìn khác để chúng ta cùng nhau học tập và trao đổi.

Trân trọng.
Rất đúng với thực trạng. Đa số, các sinh viên đi thực tập không biết quý trọng quãng thời gian này. Hình như họ đang trông chờ vào một phép màu nào đó. Chán các bác ấy lắm. Trong số các lần đón các sinh viên từ trước đến giờ, chỉ có 1 lứa duy nhất đủ máu lửa. Kết quả, 2 trong 4 người đó bây giờ là giảng viên, có vị trí trong trường Đại học giao thông Hà nội
 

MyS2Love

Tài xế O-H
Rất đúng với thực trạng. Đa số, các sinh viên đi thực tập không biết quý trọng quãng thời gian này. Hình như họ đang trông chờ vào một phép màu nào đó. Chán các bác ấy lắm. Trong số các lần đón các sinh viên từ trước đến giờ, chỉ có 1 lứa duy nhất đủ máu lửa. Kết quả, 2 trong 4 người đó bây giờ là giảng viên, có vị trí trong trường Đại học giao thông Hà nội
Dạ vâng ạ,họ đang bị mơ hồ quá bác à không biết sau này làm gì nên khi đi thực tập có người thì làm hết mình có người thì nửa vời rồi cũng không biết đi đâu về đâu.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Dạ vâng ạ,họ đang bị mơ hồ quá bác à không biết sau này làm gì nên khi đi thực tập có người thì làm hết mình có người thì nửa vời rồi cũng không biết đi đâu về đâu.
Đó là sai lầm của họ, về cơ bản, họ quá hẹp hòi nên chịu. Các cụ nói " cở mở thì trời cởi cho, bo bo thì trời co lại"
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên