Sensor - Cảm biến đơn giản mà khó phân biệt

thanhco1983
Bình luận: 29Lượt xem: 6,164

thanhco1983

Tài xế O-H
Kính thưa các cụ, dào này có cả các mợ nên em cũng kính thưa luôn.
Nghe thì rất đơn giản, sensor - cảm biến thì hầu như ngày nào chúng ta cũng gặp, cũng đo đạc em nó. Nhưng câu hỏi của em khá đơn giản, mong các cụ chỉ giáo.
1. Sensor là gì? Định nghĩa, phân loại?
2. Cảm biến là gì? Định nghĩa phân loại?
3. Phân loại cảm biến, công tắc trên ô tô?

Threat này mong các bậc tiền bối phân loại giúp em. Vì nếu như theo em hiểu: Sensor = cảm biến = là vật cảm nhận sự biến đổi của vật chất, biến nó thành 1 dạng dòng điện để chúng ta có thể đo đạc được. Liệu có đúng và chính xác?
 

nvhsckd

Tài xế O-H
cảm biến là 1 thiết bị để nhận biết những tín hiệu tác động vào quá trình làm việc của động cơ , cảm nhận và xuất ra 1 tín hiệu , trên xe thì nhiều loại cảm biến lắm , vd xe máy xăng thì chỉ cần 3 cảm biến sau là xe sẽ nổ dc G ,NE , bàn đạp ga . còn các cảm biến khác như THA ,THW KNK...chỉ là cảm biến dùng để hiệu chỉnh
 

thanhco1983

Tài xế O-H
cảm biến là 1 thiết bị để nhận biết những tín hiệu tác động vào quá trình làm việc của động cơ , cảm nhận và xuất ra 1 tín hiệu , trên xe thì nhiều loại cảm biến lắm , vd xe máy xăng thì chỉ cần 3 cảm biến sau là xe sẽ nổ dc G ,NE , bàn đạp ga . còn các cảm biến khác như THA ,THW KNK...chỉ là cảm biến dùng để hiệu chỉnh
Em cảm ơn cụ. Vậy theo định nghĩa của cụ. Phao báo xăng có được tính là cảm biến không ạ? Nó cũng nhận biến và có xuất tín hiệu.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác với cảm biến chân ga. Nhưng mục đích sử dụng là giống nhau. Nhận biến và phản hồi.
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Sensor là tên tiếng anh, cảm biến là từ hán việt. Chúng được chia nhiều loại khác nhau:
Cảm biến ánh sáng(quang học)
Cảm biến kim loại
Cảm biến từ
Cảm biến chất lỏng(điện dung)
Cảm biến hồng ngoại
Cảm biến không khí
cảm biến nhiệt độ
Cảm biến laser có độ chính xác cao
..........
Khi sensor hỏng tháo ra bên trong nó là 1 vi mạch tích hợp, tùy theo mỗi loại mà linh kiện trong nó củng khác nhau.
Trên bướm ga hay mạch báo xăng trong nó đơn thuần chỉ là 1 con biến trở.
 

iamtrucker

Tài xế O-H
Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo và xử lý được.

Các đại lượng cần đo (m) thường không có tính chất điện (như nhiệt độ, áp suất ...) tác động lên cảm biến cho ta một đặc trưng (s) mang tính chất điện (như điện tích, điện áp, dòng điện hoặc trở kháng) chứa đựng thông tin cho phép xác định giá trị của đại lượng đo. Đặc trưng (s) là hàm của đại lượng cần đo (m):

s = F(m) (1.1)

Người ta gọi (s) là đại lượng đầu ra hoặc là phản ứng của cảm biến, (m) là đại lượng đầu vào hay kích thích (có nguồn gốc là đại lượng cần đo). Thông qua đo đạc (s) cho phép nhận biết giá trị của (m).
Nguồn Internet.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Sensor là tên tiếng anh, cảm biến là từ hán việt. Chúng được chia nhiều loại khác nhau:
Cảm biến ánh sáng(quang học)
Cảm biến kim loại
Cảm biến từ
Cảm biến chất lỏng(điện dung)
Cảm biến hồng ngoại
Cảm biến không khí
cảm biến nhiệt độ
Cảm biến laser có độ chính xác cao
..........
Khi sensor hỏng tháo ra bên trong nó là 1 vi mạch tích hợp, tùy theo mỗi loại mà linh kiện trong nó củng khác nhau.
Trên bướm ga hay mạch báo xăng trong nó đơn thuần chỉ là 1 con biến trở.

Cụ có tài liệu chính thống nào thể hiện đâu là cảm biến đâu là mạch báo không? Em mong muốn được đọc nó 1 lần.

Mạch báo xăng đơn thuần nó chỉ là 1 con biến trở? Em nghĩ nó cũng tích hợp luôn cả vi mạch trong đó đấy. Cảm biến lưu lượng khí nạp cũng dùng biến trở. Và em nghĩ độ phức tạp của nó cũng chỉ tương đương với mạch báo xăng. Tại sao lại gọi nó là cảm biến?

Cảm biến độ cao trên Lexus SUV nó chả khác cái phao xăng, tại sao nó là cảm biến, còn phao xăng chỉ là mạch báo đơn thuần?

Phải có sự khác nhau rõ ràng chứ. Nếu theo phân tích của mọi người & ý hiểu của em thì chỉ đơn thuần là tên gọi. Phức tạp thì ta gọi là cảm biến (có thể là nó có thêm bộ khuếch đại tín hiệu), đơn giản thì ta gọi nó là công tắc, thiết bị báo hay sao? Nghe có vẻ hơi phi kỹ thuật 1 chút.
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Cụ có tài liệu chính thống nào thể hiện đâu là cảm biến đâu là mạch báo không? Em mong muốn được đọc nó 1 lần.

Mạch báo xăng đơn thuần nó chỉ là 1 con biến trở? Em nghĩ nó cũng tích hợp luôn cả vi mạch trong đó đấy. Cảm biến lưu lượng khí nạp cũng dùng biến trở. Và em nghĩ độ phức tạp của nó cũng chỉ tương đương với mạch báo xăng. Tại sao lại gọi nó là cảm biến?

Cảm biến độ cao trên Lexus SUV nó chả khác cái phao xăng, tại sao nó là cảm biến, còn phao xăng chỉ là mạch báo đơn thuần?

Phải có sự khác nhau rõ ràng chứ. Nếu theo phân tích của mọi người & ý hiểu của em thì chỉ đơn thuần là tên gọi. Phức tạp thì ta gọi là cảm biến (có thể là nó có thêm bộ khuếch đại tín hiệu), đơn giản thì ta gọi nó là công tắc, thiết bị báo hay sao? Nghe có vẻ hơi phi kỹ thuật 1 chút.
Cái cảm biến nhiệt độ loại K đơn giản là 2 dây kim loại khác nhau xoắn lại. Trong bếp từ, ô tô thấy dùng 1 con diode. Tùy vào loại mà giá cả độ phức tạp khác nhau không có tài liệu chung cho cả đám đâu. Motor các cụ thấy quay tròn là chủ yếu, giờ có loại phẳng (linear motor). Trong ô tô có lèo tèo vài con cảm biến xem con nào hỏng phá ra xem biết liền chứ gì.
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Các cụ xem con cảm biến tốc độ ở bánh xe trong hệ thống ABS.

Nguồn http://otothongnhat.com.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-cong-nghe-phanh-abs-57.html#.VcdqhXHtmko



Wheel speed sensor




Khi bánh xe quay, các sensors tạo ra các tín hiệu điện tử. Những sensor này được ví như "con mắt" của bộ điều khiển điện tử (EBCM), giúp cho EBCM cảm nhận được tốc độ và tình trạng bị khóa của bánh xe. Mỗi cảm biến có sử dụng cơ cấu rotor bánh răng, còn được gọi là "vòng cảm biến", "vòng kích thích" hay "vòng từ trở", được gắn trên moayơ hoăch trục bánh xe và cùng quay với bánh xe.
Cảm biến (sensor) là một cuộn dây cảm ứng, gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt từ. Sensor được đăt bên cạnh vòng cảm biến, khe hở giữa sensor và vòng cảm biến được xác định chính xác để đảm bảo sự cảm biến điện từ có thể xảy ra. Ở một số xe, bộ cảm biến có thể được đặt trong bộ phân phối hoặc trong trục sau.
Khi bánh răng của vòng cảm biến đi ngang qua cuộn dây cảm biến, một tín hiệu điện xoay chiều được tạo ra. Tần số tín hiệu tăng khi tốc độ bánh xe tăng. Nếu bánh xe đứng yên, tần số tín hiệu cảm biến sẽ bằng 0. Hệ thống đánh giá logic trong bộ điều khiển điện tử sẽ hình thành một tốc độ chuẩn của xe để theo đó mà tác động trong quá trình điều khiển của phanh. Các thay đổi của một hay nhiều bánh xe sẽ được ghi nhận theo thực tế và khi chúng giảm tốc độ nhiều quá (so với tốc độ chuẩn) thì sẽ được nhận biết như là một nguy cơ bị bó cứng. Tín hiệu điện từ được truyền về EBCM bằng một cặp dây dẫn.

2- Bơm tuần hoàn

Bơm thủy lực




Bơm tuần hoàn được dùng để chuyển dung dịch từ các valve giảm áp trở về các đường ống, và để khắc phục tình trạng mất áp suất phanh do ảnh hưởng từ quá trình làm việc của các valve sẽ rút dung dịch từ hệ thống.
Bơm có thể tạo ra áp suất bằng với áp suất trong hệ thống phanh, một số hệ thống rút dung dịch này trở về tới bình chứa ở xilanh chính. Đa số các hệ thống bơm sử dụng một hoặc hai piston, được điều khiển bởi EBCM, EBCM nhận tín hiệu từ contac hành trình pedan phanh hoặc từ contac áp suất của bộ tích trữ rồi phát tín hiệu điều khiển bơm. Một số hệ thống lưu trữ dung dịch từ các valve trong một bộ tích trữ trước khi khởi động bơm.

3- Hệ thống Valves

Một sơ đồ hệ thống thủy lực




Là thiết bị đóng/mở dòng áp lực thủy lực, được điều khiển bởi hệ thống ABS. Ở một vài hệ thống, valve có ba vị trí.
- Vị trí thứ nhất, valve mở, áp lực từ xilanh chính được truyền thẳng tới phanh.
- Vị trí thứ hai, van khóa. Cô lập phanh khỏi xilanh chính, ngăn chặn áp lực gia tăng do người điều khiển đạp quá mạnh lên pedan.
- Vị trí thứ ba, valve điều tiết áp suất phanh.

4- Bộ điều khiển điện tử




Bộ điều khiển điện tử EBCM (Electronic Brake Control Module, *có tài liệu viết là ECU) là một bộ vi xử lý, có bộ nhớ khoảng 8kb.
EBCM nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và tạo tín hiệu điều khiển tác động lên các valve điều tiết. EBCM sẽ so sánh tốc độ của mỗi bánh xe với nhau và với dữ liệu của chương trình lưu trong bộ nhớ của nó. Khi EBCM nhận thấy tần số tín hiệu của một bánh xe nào đó giảm rất nhanh, nó sẽ phát tín hiệu điều khiển đến valve điều tiết của các bánh xe đó. Bộ điều tiết sẽ tác động để phanh ở bánh xe đó nhả ra, cho phép tốc độ bánh xe tăng lên. Khi tần số tín hiệu từ các bánh xe nằm trong phạm vi chấp nhận được, EBCM sẽ phát tín hiệu đến bộ điều tiết để ép phanh trở lại. Vì tín hiệu điện rất nhanh nên những tác động nói trên xảy ra rất nhanh chóng.
Các thiết bị đầu ra của EBCM thường là các solenoid trong bộ điều tiết, đèn báo sự cố ABS và motor bơm. Đầu vào của EBCM thông thường là các sensor tốc độ và trong một vài hệ thống là sensor áp suất bơm, mức dung dịch, contac đèn dừng xe và cảm biến hành trình của pedan phanh.

5- Bộ điều tiết điện tử

Bộ điều tiết còn được gọi là bộ điều khiển thủy lực, là thiết bị tạo ra chu kì phanh. Trong khi phanh dừng bình thường, bộ điều tiết không làm thay đổi hoạt động bình thường của phanh. Trong khi phanh gấp, áp suất trong cụm phanh sẽ tăng bình thường, nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, bộ điều tiết sẽ dừng mọi sự gia tăng áp suất thủy lực ở xilanh hoặc calip bánh xe. Nếu tác động này không đủ để cho bánh xe quay ở tốc độ thích hợp, bộ điều tiết sẽ giảm áp suất. Ngay sau khi bánh xe quay, bộ điều tiết lại tác động làm tăng áp suất trong xilanh bánh xe hoặc calip. Chu kì trên được lặp lại với tần số khoảng 5-15 lần trong một giây.

6- Các hệ thống ABS
ABS được sản xuất ở nhiều nơi như: Mỹ, Nhật Bản và Châu ÂU..., nên có những sự khác nhau về thiết kế.
Một số nhà sản xuất tiêu biểu như: Bendix, Bosch, Delphi, Kelsey-Hayes và Teves.
Các hệ thống đầu tiên của Teves dùng booster điện-thủy lực, ở đó áp suất booster cũng là nguồn áp suất cho các phanh sau và các valve điều tiết được kết hợp với xilanh chính thành một khối. Một vài phiên bản thiết kế này có cách bố trí valve khác nhau nhưng cũng dùng áp suất booster để vận hành các phanh sau. Nhiều hệ thống dùng một xilanh chính với booster chân không, cụm điều tiết được đặt riêng rẽ và nối chúng với nhau bằng các đường ống.
Một số thiết kế khác dùng cụm valve điều tiết riêng rẽ với ba hoặc bốn cặp valve. Trong quá trình phanh bình thưồngdngf dung dịch chảy ra bộ điều tiết tới các phanh không thay đổi. Nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, valve giảm áp của bộ điều tiết sẽ mở để giảm áp suất.
Nhiều hệ thống sử dụng bộ tích trữ để lưu trữ dòng dung dịch được xả ra này và bơm tuần hoàn sẽ đưa dung dịch này trở về bình chứa xilanh chúnh hoặc trở về đường ống áp suất.
Những bộ điều tiết mới dùng phương pháp khác. Một số loại dùng một valve hoặc một cặp valve cho mỗi mạch thủy lực, và mỗi valve được vận hành bởi một solenoid. Valve mơ cửa nạp là valve thường mở, cho phépdòng dung dịch lưu thông giữa xilanh chính và xilanh bánh xe hay calip. Valve khác ở cửa ra là valve thường đóng, khi nó mở dung dịch sẽ chảy từ xilanh bánh xe hoặc calip tới bình chứa xilanh chính. Nếu xảy ra sự khóa bánh xe, EBCM sẽ điều khiển đóng valvecửa nạp để ngăn sự gia tăng áp suất. Nếu bánh xe vẫn bị khóa, valve cửa ra sẽ được mở để giảm áp suất phanh.

Với hệ thống của Bosch, valve cửa ra được thay thế bằng một bơm. Trong pha giảm áp suất dung dịch được bơm từ phía xilanh bánh xe về xilanh chính. Khi bánh xe quay trở lại, các valve được trở về vị trí bình thường.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Các cụ xem con cảm biến tốc độ ở bánh xe trong hệ thống ABS.

Nguồn http://otothongnhat.com.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-cong-nghe-phanh-abs-57.html#.VcdqhXHtmko



Wheel speed sensor




Khi bánh xe quay, các sensors tạo ra các tín hiệu điện tử. Những sensor này được ví như "con mắt" của bộ điều khiển điện tử (EBCM), giúp cho EBCM cảm nhận được tốc độ và tình trạng bị khóa của bánh xe. Mỗi cảm biến có sử dụng cơ cấu rotor bánh răng, còn được gọi là "vòng cảm biến", "vòng kích thích" hay "vòng từ trở", được gắn trên moayơ hoăch trục bánh xe và cùng quay với bánh xe.
Cảm biến (sensor) là một cuộn dây cảm ứng, gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt từ. Sensor được đăt bên cạnh vòng cảm biến, khe hở giữa sensor và vòng cảm biến được xác định chính xác để đảm bảo sự cảm biến điện từ có thể xảy ra. Ở một số xe, bộ cảm biến có thể được đặt trong bộ phân phối hoặc trong trục sau.
Khi bánh răng của vòng cảm biến đi ngang qua cuộn dây cảm biến, một tín hiệu điện xoay chiều được tạo ra. Tần số tín hiệu tăng khi tốc độ bánh xe tăng. Nếu bánh xe đứng yên, tần số tín hiệu cảm biến sẽ bằng 0. Hệ thống đánh giá logic trong bộ điều khiển điện tử sẽ hình thành một tốc độ chuẩn của xe để theo đó mà tác động trong quá trình điều khiển của phanh. Các thay đổi của một hay nhiều bánh xe sẽ được ghi nhận theo thực tế và khi chúng giảm tốc độ nhiều quá (so với tốc độ chuẩn) thì sẽ được nhận biết như là một nguy cơ bị bó cứng. Tín hiệu điện từ được truyền về EBCM bằng một cặp dây dẫn.

2- Bơm tuần hoàn

Bơm thủy lực




Bơm tuần hoàn được dùng để chuyển dung dịch từ các valve giảm áp trở về các đường ống, và để khắc phục tình trạng mất áp suất phanh do ảnh hưởng từ quá trình làm việc của các valve sẽ rút dung dịch từ hệ thống.
Bơm có thể tạo ra áp suất bằng với áp suất trong hệ thống phanh, một số hệ thống rút dung dịch này trở về tới bình chứa ở xilanh chính. Đa số các hệ thống bơm sử dụng một hoặc hai piston, được điều khiển bởi EBCM, EBCM nhận tín hiệu từ contac hành trình pedan phanh hoặc từ contac áp suất của bộ tích trữ rồi phát tín hiệu điều khiển bơm. Một số hệ thống lưu trữ dung dịch từ các valve trong một bộ tích trữ trước khi khởi động bơm.

3- Hệ thống Valves

Một sơ đồ hệ thống thủy lực




Là thiết bị đóng/mở dòng áp lực thủy lực, được điều khiển bởi hệ thống ABS. Ở một vài hệ thống, valve có ba vị trí.
- Vị trí thứ nhất, valve mở, áp lực từ xilanh chính được truyền thẳng tới phanh.
- Vị trí thứ hai, van khóa. Cô lập phanh khỏi xilanh chính, ngăn chặn áp lực gia tăng do người điều khiển đạp quá mạnh lên pedan.
- Vị trí thứ ba, valve điều tiết áp suất phanh.

4- Bộ điều khiển điện tử




Bộ điều khiển điện tử EBCM (Electronic Brake Control Module, *có tài liệu viết là ECU) là một bộ vi xử lý, có bộ nhớ khoảng 8kb.
EBCM nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và tạo tín hiệu điều khiển tác động lên các valve điều tiết. EBCM sẽ so sánh tốc độ của mỗi bánh xe với nhau và với dữ liệu của chương trình lưu trong bộ nhớ của nó. Khi EBCM nhận thấy tần số tín hiệu của một bánh xe nào đó giảm rất nhanh, nó sẽ phát tín hiệu điều khiển đến valve điều tiết của các bánh xe đó. Bộ điều tiết sẽ tác động để phanh ở bánh xe đó nhả ra, cho phép tốc độ bánh xe tăng lên. Khi tần số tín hiệu từ các bánh xe nằm trong phạm vi chấp nhận được, EBCM sẽ phát tín hiệu đến bộ điều tiết để ép phanh trở lại. Vì tín hiệu điện rất nhanh nên những tác động nói trên xảy ra rất nhanh chóng.
Các thiết bị đầu ra của EBCM thường là các solenoid trong bộ điều tiết, đèn báo sự cố ABS và motor bơm. Đầu vào của EBCM thông thường là các sensor tốc độ và trong một vài hệ thống là sensor áp suất bơm, mức dung dịch, contac đèn dừng xe và cảm biến hành trình của pedan phanh.

5- Bộ điều tiết điện tử

Bộ điều tiết còn được gọi là bộ điều khiển thủy lực, là thiết bị tạo ra chu kì phanh. Trong khi phanh dừng bình thường, bộ điều tiết không làm thay đổi hoạt động bình thường của phanh. Trong khi phanh gấp, áp suất trong cụm phanh sẽ tăng bình thường, nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, bộ điều tiết sẽ dừng mọi sự gia tăng áp suất thủy lực ở xilanh hoặc calip bánh xe. Nếu tác động này không đủ để cho bánh xe quay ở tốc độ thích hợp, bộ điều tiết sẽ giảm áp suất. Ngay sau khi bánh xe quay, bộ điều tiết lại tác động làm tăng áp suất trong xilanh bánh xe hoặc calip. Chu kì trên được lặp lại với tần số khoảng 5-15 lần trong một giây.

6- Các hệ thống ABS
ABS được sản xuất ở nhiều nơi như: Mỹ, Nhật Bản và Châu ÂU..., nên có những sự khác nhau về thiết kế.
Một số nhà sản xuất tiêu biểu như: Bendix, Bosch, Delphi, Kelsey-Hayes và Teves.
Các hệ thống đầu tiên của Teves dùng booster điện-thủy lực, ở đó áp suất booster cũng là nguồn áp suất cho các phanh sau và các valve điều tiết được kết hợp với xilanh chính thành một khối. Một vài phiên bản thiết kế này có cách bố trí valve khác nhau nhưng cũng dùng áp suất booster để vận hành các phanh sau. Nhiều hệ thống dùng một xilanh chính với booster chân không, cụm điều tiết được đặt riêng rẽ và nối chúng với nhau bằng các đường ống.
Một số thiết kế khác dùng cụm valve điều tiết riêng rẽ với ba hoặc bốn cặp valve. Trong quá trình phanh bình thưồngdngf dung dịch chảy ra bộ điều tiết tới các phanh không thay đổi. Nếu bánh xe bắt đầu bị khóa, valve giảm áp của bộ điều tiết sẽ mở để giảm áp suất.
Nhiều hệ thống sử dụng bộ tích trữ để lưu trữ dòng dung dịch được xả ra này và bơm tuần hoàn sẽ đưa dung dịch này trở về bình chứa xilanh chúnh hoặc trở về đường ống áp suất.
Những bộ điều tiết mới dùng phương pháp khác. Một số loại dùng một valve hoặc một cặp valve cho mỗi mạch thủy lực, và mỗi valve được vận hành bởi một solenoid. Valve mơ cửa nạp là valve thường mở, cho phépdòng dung dịch lưu thông giữa xilanh chính và xilanh bánh xe hay calip. Valve khác ở cửa ra là valve thường đóng, khi nó mở dung dịch sẽ chảy từ xilanh bánh xe hoặc calip tới bình chứa xilanh chính. Nếu xảy ra sự khóa bánh xe, EBCM sẽ điều khiển đóng valvecửa nạp để ngăn sự gia tăng áp suất. Nếu bánh xe vẫn bị khóa, valve cửa ra sẽ được mở để giảm áp suất phanh.

Với hệ thống của Bosch, valve cửa ra được thay thế bằng một bơm. Trong pha giảm áp suất dung dịch được bơm từ phía xilanh bánh xe về xilanh chính. Khi bánh xe quay trở lại, các valve được trở về vị trí bình thường.
Cảm ơn cụ đã cho em mở mang tầm mắt.
Nhưng điều em đang phân vân là: mạch báo khác gì với cảm biến cơ ạ. Nếu em gọi là "cảm biến độ cao" cụ khác lại gọi "công tắc hành trình" "mạch báo độ cao" thì ai đúng ai sai ạ
 

vinh_nguyen

Tài xế O-H
Cảm ơn cụ đã cho em mở mang tầm mắt.
Nhưng điều em đang phân vân là: mạch báo khác gì với cảm biến cơ ạ. Nếu em gọi là "cảm biến độ cao" cụ khác lại gọi "công tắc hành trình" "mạch báo độ cao" thì ai đúng ai sai ạ
Cảm biến thì tự bản thân nó phát hiện ra sự thay đổi và gửi ra tín hiệu điện. Bản thân nó hoạt động tự đông và độc lập. Mạch báo xăng nó bao gồm biến trở, phao xăng, đồng hồ chỉ thị nên gọi chung là mạch báo xăng. Công tắc thì có loại dùng cơ, loại bán dẫn nhưng cái gì tác động để nó đóng mở tự động hay bằng tay. Nếu nó hoạt động tự động thì nó là cảm biến, hoạt động có tác động cơ học thì không.
Sensor ứng dụng rộng rải trong các hệ thống báo cháy, đo đếm, máy tự động, ô tô, an ninh.
Giá cả phụ thuộc vào tốc độ , độ chính xác, độ tin cậy.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Kính thưa các cụ, dào này có cả các mợ nên em cũng kính thưa luôn.
Nghe thì rất đơn giản, sensor - cảm biến thì hầu như ngày nào chúng ta cũng gặp, cũng đo đạc em nó. Nhưng câu hỏi của em khá đơn giản, mong các cụ chỉ giáo.
1. Sensor là gì? Định nghĩa, phân loại?
2. Cảm biến là gì? Định nghĩa phân loại?
3. Phân loại cảm biến, công tắc trên ô tô?

Threat này mong các bậc tiền bối phân loại giúp em. Vì nếu như theo em hiểu: Sensor = cảm biến = là vật cảm nhận sự biến đổi của vật chất, biến nó thành 1 dạng dòng điện để chúng ta có thể đo đạc được. Liệu có đúng và chính xác?
Chủ nhật, mà bác Cò có thú vui tao nhã vậy? Lọ mọ, tôi cũng khai quật được miếng da (chẳng biết da lừa hay da dê nữa), trên có viết một số chữ loằng ngoằng, rất xấu và khó đọc, lại còn chữ còn chữ mất. Vừa đọc, vừa đoán nên gửi các bác xem xét, không biết có đúng ý gia chủ không:
" Cảm biến là những chi tiết, thiết bị, phần tử nào đó biến đổi giá trị của 1 đại lượng (đầu vào) thành giá trị của 1 đại lượng khác (đầu ra) nhằm mục đích xác định, đo đạc đại lượng (đầu vào)"
Như vậy, theo miếng bóng bì nhà tôi, thì có khác với cẩm nang của các bác. Vì vậy, theo yếu tố gia truyền nên tôi luôn suy nghĩ theo hướng này, có gì khác mong các bác lượng thứ nhé. Do đó, tôi cho rằng, cảm biến không bắt buộc phải "có điện"
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Chủ nhật, mà bác Cò có thú vui tao nhã vậy? Lọ mọ, tôi cũng khai quật được miếng da (chẳng biết da lừa hay da dê nữa), trên có viết một số chữ loằng ngoằng, rất xấu và khó đọc, lại còn chữ còn chữ mất. Vừa đọc, vừa đoán nên gửi các bác xem xét, không biết có đúng ý gia chủ không:
" Cảm biến là những chi tiết, thiết bị, phần tử nào đó biến đổi giá trị của 1 đại lượng (đầu vào) thành giá trị của 1 đại lượng khác (đầu ra) nhằm mục đích xác định, đo đạc đại lượng (đầu vào)"
Như vậy, theo miếng bóng bì nhà tôi, thì có khác với cẩm nang của các bác. Vì vậy, theo yếu tố gia truyền nên tôi luôn suy nghĩ theo hướng này, có gì khác mong các bác lượng thứ nhé. Do đó, tôi cho rằng, cảm biến không bắt buộc phải "có điện"
Hay quá, 1 định nghĩa mới. Em cảm ơn cụ
Nhưng cụ cho em hỏi. Thế thằng mạch báo xăng sẽ được gọi là: cảm biến báo xăng hả cụ? Nó biến chuyển động quay thành 1 đại lượng điện mà.
 

iamtrucker

Tài xế O-H
Chủ nhật, mà bác Cò có thú vui tao nhã vậy? Lọ mọ, tôi cũng khai quật được miếng da (chẳng biết da lừa hay da dê nữa), trên có viết một số chữ loằng ngoằng, rất xấu và khó đọc, lại còn chữ còn chữ mất. Vừa đọc, vừa đoán nên gửi các bác xem xét, không biết có đúng ý gia chủ không:
" Cảm biến là những chi tiết, thiết bị, phần tử nào đó biến đổi giá trị của 1 đại lượng (đầu vào) thành giá trị của 1 đại lượng khác (đầu ra) nhằm mục đích xác định, đo đạc đại lượng (đầu vào)"
Như vậy, theo miếng bóng bì nhà tôi, thì có khác với cẩm nang của các bác. Vì vậy, theo yếu tố gia truyền nên tôi luôn suy nghĩ theo hướng này, có gì khác mong các bác lượng thứ nhé. Do đó, tôi cho rằng, cảm biến không bắt buộc phải "có điện"
em không nghĩ là "cảm biến không bắt buộc phải "có điện" ", bắt buộc phải có chứ cụ, vì nếu không có điện làm sao hộp có thể nhận biết để xử lý được.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
em không nghĩ là "cảm biến không bắt buộc phải "có điện" ", bắt buộc phải có chứ cụ, vì nếu không có điện làm sao hộp có thể nhận biết để xử lý được.
Hay chăng cái mạch điện nào để biến đổi 1 đại lượng sang 1 đại lượng khác có thể cân đo đong đếm được & nó phải qua 1 hộp xử lý hoặc điều khiển thì gọi là cảm biến?
 

iamtrucker

Tài xế O-H
theo vế 1 của cụ là có thể kết luận là cảm biến được rồi ạ, không cần phải qua hộp để xử lý mới đc coi là cảm biến đâu. theo như tài liệu em đọc về cảm biến thì họ định nghĩa : "Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo và xử lý được." và cũng theo em được biết thì từ gốc của "sensor" :cảm biến - là "sense : giác quan,cảm giác". cái công tắc ON-OFF bình thường cũng được xem là cảm biến đó cụ.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Em cũng có suy nghĩ như cụ. Chính vì lẽ đó em mới lập top này. Nó đơn thuần chỉ là tên gọi.
Tuy nhiên, một số anh em không cho là như thế. Vậy nên em muốn đọc cái tài liệu chính thống dù 1 lần.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Hay quá, 1 định nghĩa mới. Em cảm ơn cụ
Nhưng cụ cho em hỏi. Thế thằng mạch báo xăng sẽ được gọi là: cảm biến báo xăng hả cụ? Nó biến chuyển động quay thành 1 đại lượng điện mà.
Cũng có gì mới đâu, bác. Tôi lục lại ở miếng da dê rồi chép lại vậy thôi. Cũng chẳng ép ai đó phải công nhận hay sử dụng nó cả. Để gió cuốn đi thôi
Thằng đó hoàn toàn là 1 cảm biến, bác ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên