Porsche 911 - P2.2: Truyền thống và tương lai (tiếp)

O
Bình luận: 0Lượt xem: 1,162

otoman.net

Tài xế O-H
(...tiếp theo phần trước Porsche 911 - P2.1: Truyền thống và tương lai)

997 Porsche 911 Carrera (2004). Ở thế hệ thứ sáu, cụm đèn trước được đưa về hình cầu trở lại, và tính thể thao của chiếc xe được nhấn mạnh nhờ bộ cản trước mới hầm hố hơn với các lưỡi chia gió sắc lẹm.







991 Porsche 911 Carrera (2011). Thế hệ thứ bảy chứng kiến bước nhảy kỹ thuật lớn nhất trong quá trình tiến hóa của 911. Cả chiều dài và chiều rộng cơ sở của phiên bản này được tăng lên đáng kể. Đi kèm với đó là bộ lốp có kích thước lớn hơn, yêu cầu vòm bánh sau cũng được nới rộng thêm so với thế hệ trước.







992 Porsche 911 Carrera (2019).
Ở thế hệ thứ tám này, chiều rộng tổng thể của chiếc xe tăng thêm 45 mm, với kích thước mâm lốp phía trước và phía sau lần lượt là 20 inch và 21 inch. Xe được trang bị bộ cản sau mới với miệng ống xả rộng hơn và dải đèn hậu chạy dài dọc theo đuôi xe.







Không chỉ được nâng cấp ngoại hình và các thiết bị tiện nghi qua từng thế hệ, động cơ boxer đặc trưng của Porsche 911 còn được tinh chỉnh thường xuyên qua từng mẫu xe nhằm nâng cao công suất. Cụ thể, trong 57 năm qua, với hơn 150 mẫu xe biến thể của 911, Porsche đã đi từ phiên bản Porsche 912 (1965) với 90 hp tới con số ấn tượng 690 hp của GT2 RS Clubsport (2019). Quay lại với chặng đua nổi tiếng Nürburgring, trong 7 chiếc xe đứng đầu trong bảng xếp hạng tính tới hết tháng 04/2020, Porsche 911 đã góp mặt 2 cái tên, trong đó đáng chú ý là GT2 RS ở vị trí thứ 2 với thời gian 6:47.25s hoàn thành quãng đường 20.8 km.




Công suất của tất cả biến thể Porsche 911.

Để đạt được thành tích ấn tượng trên, ngoài những cải tiến vượt trội về động cơ - cơ khí, thì chính thiết kế bên ngoài đặc trưng của Porsche 911 cũng đóng một vai trò quyết định. Thông qua tác động của khí động lực học (aerodynamics) lên chiếc 911 lao vút đi trong không khí, chiếc xe bị tác động bởi ngoại lực rất lớn do gió gây ra. Với những chi tiết thiết kế thân xe đặc biệt, Porsche 911 có thể tận dụng tối đa sức mạnh của nguồn ngoại lực này để tạo thêm độ bám đường (grip) và tăng khả năng cân bằng của xe khi vào cua. Không chỉ giúp tăng đáng kể hiệu suất, việc tối ưu hóa khí động lực học của một chiếc xe cũng giúp:
  • Giảm tiêu hao nhiên liệu và phát thải khí CO2;
  • Giảm tiếng ồn, tích tụ bụi bẩn, và ngăn mùi thâm nhập khoang lái;
  • Điều hướng luồng gió làm mát các bộ phận trên xe.

Khí động lực học trên porsche.

Ở phần tiếp theo–phần 3. Sức mạnh của gió, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về khí động lực học cũng như vai trò của nó trong quá trình xây dựng và phát triển một mẫu xe hơi.

(...còn tiếp)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên