Phanh ABS

AnhUnikey
Bình luận: 5Lượt xem: 1,470

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
em cần tài liệu cơ bản về phanh ABS ạ
em cảm ơn ạ
Đây là bài tôi chép lại, có hiệu chỉnh bác đọc, có chế bản thì báo tôi chỉnh sửa nhé
Hệ thống chống bó phanh (ABS viết tắt của Anti-lock Braking System được dịch từ tiếng Đức Antiblockiersystem) là một hệ thống trang bị trên xe ô tô giúp cho các bánh xe không bị bó cứng trong khi phanh, chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường
Hệ thống ABS được phát minh bởi hãng Robert Bosch và hiện nay là một hệ thống bắt buộc của xe ở một số nước
Hãng Bosch đã có ý tưởng và phát triển hệ thống này từ , sau đó đến năm 1978, lần đầu tiên sản xuất được hệ thống ABS điện. Hệ thống ABS áp dụng lần đầu tiên trên xe ô tô là dòng xe S-serie của Mercedes vào năm 1978 sau đấy thì được áp dụng trên cả những phương tiện khác kể cả xe mô tô nhưng dựa trên loại má phanh có tính ăn mềm (ăn từ từ, chậm dần)
Cấu tạo: Hệ thống phanh ABS có các bộ phận chính sau đây:
ECU điều khiển trượt, thực chất là 1 máy tính: Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ bánh xe và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
Công tắc phanh: báo cho ECU biết khi nào người lái đạp phanh và dừng đạp phanh
Bộ chấp hành của phanh: Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Cảm biến tốc độ: Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt.
Ngoài ra, trên táp lô điều khiển còn có:
Đèn báo táp-lô: Đèn báo của ABS, khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS.
Công tắc đèn phanh: Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Tuy nhiên, với 1 số xe, dù không có tín hiệu công tắc đèn phanh vì công tắc đèn phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe có xu hướng khoá cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.
Cảm biến giảm tốc: Chỉ có ở một số loại xe. Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp.
Việc thay đổi áp suất thủy lực được thực hiện bởi bơm và các van điện
Nguyên lý: Đây là một hệ thống sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Hệ thống này giám sát tốc độ của các bánh khi phanh. Khi một hoặc nhiều lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, loại bỏ khả năng lốp trượt - duy trì khả năng chuyển hướng xe. Thông thường hệ thống máy tính trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh có thể lên tới hàng chục lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến áp lực bằng 0.
Khi ECU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn mức quy định nào đó so với các bánh còn lại, nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Tương tự, nếu một trong các bánh quay quá nhanh. Khi hoạt động, ABS nhả - nhấn piston . Nhờ đó khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hệ thống ABS sẽ giúp người lái có thể chuyển hướng xe trong suốt quá trình phanh.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên