Phân tích tìm hiểu hệ thống phân phối khí trên ô tô

Alo là xin chào
Bình luận: 13Lượt xem: 20,764

Alo là xin chào

Tài xế O-H
Nhiệm vụ của cơ cấu phối khí
Điều khiển quá trình thay đổi môi chất công tác trong động cơ, nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hay không khí sạch (động cơ diezel) vào các xy lanh ở kỳ nạp và thải sạch khí cháy trong các xy lanh ra ngoài ở kỳ xả.


Điều kiện làm việc:
- Tải trọng cơ học cao

- Nhiệt độ cao

- Tải trọng va đập lớn

Yêu cầu cơ cấu phối khí

- Quá trình thay đổi khí phải hoàn hảo, nạp đầy thải sạch

-
Đóng mở xupap đúng quy luật và đúng thời điểm

- Độ mở lớn

- Đóng xupap kín

- Xupap thải không mở trong quá trình nạp

- Ít va đập, mài mòn, dễ dàng điều chỉnh sửa chữa


Phân loai cơ cấu phối khí dùng xupap


Cơ cấu phối khí xupap treo



Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp và xả quay, cam quay tới vị trí tỳ lên con đội, đẩy con đội đi lên qua đũa đẩy (thanh đẩy) tỳ vào vít điều chỉnh, đẩy đuôi đòn gánh đi lên, đầu đòn gánh đi xuống tỳ vào đuôi xupap, đẩy xupap đi xuống mở cửa hút hay xả. Nếu xupap hút mở, cửa hút ẽ cho hỗn ợp nhiên liệu hay không khí nạp vào buồng công tác của động cơ. Nếu xupap xả mở, cửa xả cho khí cháy trong buồng cháy thoát ra ngoài ống xả.

Khi cam quay qua vị trí tỳ vào con đội, lò xo đẩy xupap đi lên đóng cửa hút hoặc xả, qua đòn gánh thanh đẩy luôn đảm bảo on đội tiếp xúc với cam.

Cơ cấu phối khí xupap đặt


Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp (xả) quay tới vị trí tỳ lên con đội, đẩy con đội đi lên tỳ vào đuôi xupap, xupap đi lên, lò xo bị nén lại và cửa hút (hoặc xả) mở ra. Hỗn hợp nhiên liệu (động cơ xăng), không khí sạch (động cơ diezel) qua cửa hút nạp vào buồng công tác của động cơ (hoặc khí cháy qua cửa xả thải ra ngoài).

Một số bộ phận chính của hệ thống phân phối khí trên ô tô

1.Xupap



Nhiệm vu của xupap: đóng mở các đường nạp và xả

Cấu tạo xupap gồm:

Đầu xupap: có hình đĩa, mặt làm kín ( tỳ lên đế xupap), được chế tạo vát hình côn ( thường có góc nghiêng là 45 độ), đường kính nắp xupap nạp lớn hơn nắp xupap xả, xupap nạp thường làm bằng thép crom, xupap xả làm bằng thép chịu nhiệt

Thân xupap: có nhiệm vụ dẫn hướng và làm kín nên phần thân xupap phải được gia công với độ chính xác và độ bóng cao.

Đế xupap: để giảm hao mòn cho thân máy và nắp xy lanh khi chịu lực va đập của xupap, người ta thường dùng đế xupap ép vào họng đường thải và đường nạp, có kết cấu dạng hình trụ,trên có vát mặt côn để tiếp xúc với mặt côn của nấm xupap, được làm bằng thép hoặc gang hợp kim.


Ống dẫn hướng xupap: dẫn hướng chuyển động cho xupap, tránh hao cho mòn cho thân hoặc nắp máy tại chỗ lắp xupap.

Lò xo xupap: có nhiệm vụ ép chặt mặt tì của xupap lên đế của nó để đảm bảo cho xupap luôn đóng kín do đó trong qúa trìng mở đóng xupap không có hiện tượng va đập trên mặt cam. Có hình dạng lò xo xoắn ốc hình trụ, vật liệu chế tạo lò xo xupap thường dùng là thép.


2.Con đội


Công dụng: con đội là một chi tiết máy truyền lực trung gian, đồng thời con đội chịu đựng lực nghiêng do cam phối khí gây ra trong quá trình dẫn động xupap, khiến cho xupap có thể hoàn toàn không chịu lực nghiêng (trong cơ cấu phân phối khí xupap đặt).

Bộ phận chính và vật liệu sản xuất: kết cấu con đội gồm hai phần: phần dẫn hướng (thân con đội) và phần mặt tiếp xúc với cam phối khí. Thân con đội đều có dạng hình trụ còn phần mặt tiếp xúc thường có nhiều dạng khác nhau. Các loại con đội thường làm bằng thép cacbon ,gang.

Phân loại

Con đội hình nấm và hình trụ: được dùng rất nhiều



Con đội hình nấm được dùng rất nhiều trong cơ cấu xupap đặt. Thân con đội thường nhỏ, đặc, vít điều chỉnh khe hở xupap bắt trên phần đầu của thân

Các con đội hình trụ đều có kết cấu rất đơn giản, nhẹ và dễ chế tạo. Thân con đội hình trụ có kích thước vừa bằng đường kính mặt tiếp xúc.

Con đội con lăn



Con đội con lăn có thể dùng cho tất cả các dạng cam, nhưng thường dùng với dạng cam tiếp tuyến và cam lõm.
Ưu điểm cơ bản của loại con đội này là ma sát nhỏ và phản ảnh chính xác quy luật chuyển động nâng hạ của cam tiếp tuyến và cam lõm.
Nhược điểm của con đội loại này là kết cấu phức tạp.


Con đội thủy lực (con đội dầu): dùng trong cơ cấu phân phối khí xupap đặt



Dùng loại con đội này cơ cấu phân phối khí không tồn tại khe hở nhiệt nên không gây va đập giữa các chi tiết máy trong cơ cấu phân phối khí do đó tránh được tiếng gõ.

3.Trục cam

Công dụng
- Trục cam dùng để điều khiển việc đóng mở các xupap theo đúng thứ tự làm việc của các xy lanh. Ở một số động cơ, trục cam còn có nhiệm vụ dẫn động bơm dầu, bơm nhiên liệu (động cơ diezel) bộ chia điện (động cơ xăng).

Bộ phận chính và vật liệu sản xuất:
- Trục được làm bằng thép, cấu tạo bởi các vấu cam và các cổ trục, số lượng cam đúng bằng với số lượng xupap, chúng được bố trí sao cho đảm bảo thứ tự nổ của các xilanh của động cơ. Số cổ trục được tính toán, thiết kế tùy theo số lượng xilanh và cách bố trí xilanh sao cho đảm bảo độ cứng vững cho trục.

Dẫn động trục cam



Có 3 phương pháp phổ biến dẫn động trục cam là: bằng bánh răng, bằng dây đai răng và bằng xích. Việc lựa chọn phương pháp dẫn động phụ thuộc vào vị trí bố trí trục cam, loại động cơ, các động cơ diesel công suất lớn thường sử dụng dẫn động bằng bánh rang với các trục cam bố trí dưới trong thân máy, các động cơ cỡ nhỏ đặt trên ô tô con thường sử dụng dẫn động đai rang hoặc xích:

Dẫn động bằng bánh răng: có ưu điểm là độ bền cao mà kết cấu lại đơn giản, nhược điểm là ồn.
Dẫn động bằng xích: nó cũng cần được bôi trơn giống như bánh răng để đảm bảo cho xích có độ căng nhất định
Dẫn động đai răng: được sử dụng nhiều nhất trên các ô tô con, nó có ưu điểm là ít ồn hơn nhiều so với các phương pháp dẫn động khác, cũng không cần dầu bôi trơn, nhưng để sản xuất được các dây đai cần phải có công nghệ cao

4.Các chi tiết khác
Đũa đẩy: Đũa đẩy dùng trong cơ cấu xupap treo thường là một thanh thép nhỏ, dài, đặc hoặc rỗng dùng để truyền lực từ con đội đến đòn bẩy, đũa đẩy thường làm bằng thép cacbon
Đòn bẩy: là chi tiết truyền lực trung gian một đầu tiếp xúc với đũa đẩy, một đầu tiếp úc với đuôi xupap. Khi trục cam nâng con đội lên, đũa đẩy đẩy một đầu của đòn bẩy đi lên, đầu kia của đòn bẩy nén lò xo xupap xuống và mở xupap. Do có đòn bẩy, xupap mở đóng theo đúng pha phân phối khí.


Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phân phối khí trên ô tô



Xu-páp đóng không kín
Gây ra tình trạng “tụt hơi”, giảm tỷ số nén của động cơ, hòa khí khó cháy hơn, công suất động cơ giảm và trong nhiều trường hợp động cơ không khởi động được, xe bị rung, giật.

Nguyên nhân khe hở nhiệt quá nhỏ, lò xo xu-páp quá yếu hoặc bị gãy, muội than bám nhiều,…

Tiếng gõ bất thường

Khe hở nhiệt quá lớn do con đội, vấu cam bị mòn hoặc con đội thủy lực bị chảy dầu. Khi chạy ở tốc độ thấp, tại vị trí nắp đậy nắp máy có tiếng kêu lách tách rõ ràng và liên tục do vấu cam va đập với con đội.

Cách nhận biết:
- Nếu lò xo xu-páp bị gãy khi làm việc sẽ phát ra tiếng gõ nhẹ và thường kèm theo hiện tượng máy yếu, rung do xuất hiện tình trạng xu-páp đóng không kín.

- Trường hợp khe hở giữa thân xu-páp và ống dẫn hướng quá lớn ta có thể nghe thấy tiếng gõ nhẹ với âm điệu trung bình (thường chỉ phát hiện được khi sử dụng thiết bị nghe tiếng gõ chuyên dụng).

Sai lệch pha phối khí
Có thể làm cho động cơ yếu, tăng tốc kém ở tốc độ cao, làm việc không ổn định ở tốc độ thấp động cơ khó khởi động hoặc không thể khởi động được, khí xả có màu đen và nhiều muội than.

Thường chỉ xảy ra khi xích hoặc đai cam đã quá mòn và chùng, trong quá trình sửa chữa người thợ căn chỉnh không chuẩn.


Đai dẫn động mòn

Có thể làm sai lệch pha phối khí khiến động cơ không sử dụng được hết công suất cho xe.

Thanks for watching
Chúc các cụ có một ngày làm việc tốt nhất.









 

zozozo

Tài xế O-H
Nhiệm vụ của cơ cấu phối khí
Điều khiển quá trình thay đổi môi chất công tác trong động cơ, nạp đầy hỗn hợp khí (động cơ xăng) hay không khí sạch (động cơ diezel) vào các xy lanh ở kỳ nạp và thải sạch khí cháy trong các xy lanh ra ngoài ở kỳ xả.


Điều kiện làm việc:
- Tải trọng cơ học cao

- Nhiệt độ cao

- Tải trọng va đập lớn

Yêu cầu cơ cấu phối khí

- Quá trình thay đổi khí phải hoàn hảo, nạp đầy thải sạch

-
Đóng mở xupap đúng quy luật và đúng thời điểm

- Độ mở lớn

- Đóng xupap kín

- Xupap thải không mở trong quá trình nạp

- Ít va đập, mài mòn, dễ dàng điều chỉnh sửa chữa


Phân loai cơ cấu phối khí dùng xupap


Cơ cấu phối khí xupap treo



Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp và xả quay, cam quay tới vị trí tỳ lên con đội, đẩy con đội đi lên qua đũa đẩy (thanh đẩy) tỳ vào vít điều chỉnh, đẩy đuôi đòn gánh đi lên, đầu đòn gánh đi xuống tỳ vào đuôi xupap, đẩy xupap đi xuống mở cửa hút hay xả. Nếu xupap hút mở, cửa hút ẽ cho hỗn ợp nhiên liệu hay không khí nạp vào buồng công tác của động cơ. Nếu xupap xả mở, cửa xả cho khí cháy trong buồng cháy thoát ra ngoài ống xả.

Khi cam quay qua vị trí tỳ vào con đội, lò xo đẩy xupap đi lên đóng cửa hút hoặc xả, qua đòn gánh thanh đẩy luôn đảm bảo on đội tiếp xúc với cam.

Cơ cấu phối khí xupap đặt


Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp (xả) quay tới vị trí tỳ lên con đội, đẩy con đội đi lên tỳ vào đuôi xupap, xupap đi lên, lò xo bị nén lại và cửa hút (hoặc xả) mở ra. Hỗn hợp nhiên liệu (động cơ xăng), không khí sạch (động cơ diezel) qua cửa hút nạp vào buồng công tác của động cơ (hoặc khí cháy qua cửa xả thải ra ngoài).

Một số bộ phận chính của hệ thống phân phối khí trên ô tô

1.Xupap



Nhiệm vu của xupap: đóng mở các đường nạp và xả

Cấu tạo xupap gồm:

Đầu xupap: có hình đĩa, mặt làm kín ( tỳ lên đế xupap), được chế tạo vát hình côn ( thường có góc nghiêng là 45 độ), đường kính nắp xupap nạp lớn hơn nắp xupap xả, xupap nạp thường làm bằng thép crom, xupap xả làm bằng thép chịu nhiệt

Thân xupap: có nhiệm vụ dẫn hướng và làm kín nên phần thân xupap phải được gia công với độ chính xác và độ bóng cao.

Đế xupap: để giảm hao mòn cho thân máy và nắp xy lanh khi chịu lực va đập của xupap, người ta thường dùng đế xupap ép vào họng đường thải và đường nạp, có kết cấu dạng hình trụ,trên có vát mặt côn để tiếp xúc với mặt côn của nấm xupap, được làm bằng thép hoặc gang hợp kim.


Ống dẫn hướng xupap: dẫn hướng chuyển động cho xupap, tránh hao cho mòn cho thân hoặc nắp máy tại chỗ lắp xupap.

Lò xo xupap: có nhiệm vụ ép chặt mặt tì của xupap lên đế của nó để đảm bảo cho xupap luôn đóng kín do đó trong qúa trìng mở đóng xupap không có hiện tượng va đập trên mặt cam. Có hình dạng lò xo xoắn ốc hình trụ, vật liệu chế tạo lò xo xupap thường dùng là thép.


2.Con đội


Công dụng: con đội là một chi tiết máy truyền lực trung gian, đồng thời con đội chịu đựng lực nghiêng do cam phối khí gây ra trong quá trình dẫn động xupap, khiến cho xupap có thể hoàn toàn không chịu lực nghiêng (trong cơ cấu phân phối khí xupap đặt).

Bộ phận chính và vật liệu sản xuất: kết cấu con đội gồm hai phần: phần dẫn hướng (thân con đội) và phần mặt tiếp xúc với cam phối khí. Thân con đội đều có dạng hình trụ còn phần mặt tiếp xúc thường có nhiều dạng khác nhau. Các loại con đội thường làm bằng thép cacbon ,gang.

Phân loại

Con đội hình nấm và hình trụ: được dùng rất nhiều



Con đội hình nấm được dùng rất nhiều trong cơ cấu xupap đặt. Thân con đội thường nhỏ, đặc, vít điều chỉnh khe hở xupap bắt trên phần đầu của thân

Các con đội hình trụ đều có kết cấu rất đơn giản, nhẹ và dễ chế tạo. Thân con đội hình trụ có kích thước vừa bằng đường kính mặt tiếp xúc.

Con đội con lăn



Con đội con lăn có thể dùng cho tất cả các dạng cam, nhưng thường dùng với dạng cam tiếp tuyến và cam lõm.
Ưu điểm cơ bản của loại con đội này là ma sát nhỏ và phản ảnh chính xác quy luật chuyển động nâng hạ của cam tiếp tuyến và cam lõm.
Nhược điểm của con đội loại này là kết cấu phức tạp.


Con đội thủy lực (con đội dầu): dùng trong cơ cấu phân phối khí xupap đặt



Dùng loại con đội này cơ cấu phân phối khí không tồn tại khe hở nhiệt nên không gây va đập giữa các chi tiết máy trong cơ cấu phân phối khí do đó tránh được tiếng gõ.

3.Trục cam

Công dụng
- Trục cam dùng để điều khiển việc đóng mở các xupap theo đúng thứ tự làm việc của các xy lanh. Ở một số động cơ, trục cam còn có nhiệm vụ dẫn động bơm dầu, bơm nhiên liệu (động cơ diezel) bộ chia điện (động cơ xăng).

Bộ phận chính và vật liệu sản xuất:
- Trục được làm bằng thép, cấu tạo bởi các vấu cam và các cổ trục, số lượng cam đúng bằng với số lượng xupap, chúng được bố trí sao cho đảm bảo thứ tự nổ của các xilanh của động cơ. Số cổ trục được tính toán, thiết kế tùy theo số lượng xilanh và cách bố trí xilanh sao cho đảm bảo độ cứng vững cho trục.

Dẫn động trục cam



Có 3 phương pháp phổ biến dẫn động trục cam là: bằng bánh răng, bằng dây đai răng và bằng xích. Việc lựa chọn phương pháp dẫn động phụ thuộc vào vị trí bố trí trục cam, loại động cơ, các động cơ diesel công suất lớn thường sử dụng dẫn động bằng bánh rang với các trục cam bố trí dưới trong thân máy, các động cơ cỡ nhỏ đặt trên ô tô con thường sử dụng dẫn động đai rang hoặc xích:

Dẫn động bằng bánh răng: có ưu điểm là độ bền cao mà kết cấu lại đơn giản, nhược điểm là ồn.
Dẫn động bằng xích: nó cũng cần được bôi trơn giống như bánh răng để đảm bảo cho xích có độ căng nhất định
Dẫn động đai răng: được sử dụng nhiều nhất trên các ô tô con, nó có ưu điểm là ít ồn hơn nhiều so với các phương pháp dẫn động khác, cũng không cần dầu bôi trơn, nhưng để sản xuất được các dây đai cần phải có công nghệ cao

4.Các chi tiết khác
Đũa đẩy: Đũa đẩy dùng trong cơ cấu xupap treo thường là một thanh thép nhỏ, dài, đặc hoặc rỗng dùng để truyền lực từ con đội đến đòn bẩy, đũa đẩy thường làm bằng thép cacbon
Đòn bẩy: là chi tiết truyền lực trung gian một đầu tiếp xúc với đũa đẩy, một đầu tiếp úc với đuôi xupap. Khi trục cam nâng con đội lên, đũa đẩy đẩy một đầu của đòn bẩy đi lên, đầu kia của đòn bẩy nén lò xo xupap xuống và mở xupap. Do có đòn bẩy, xupap mở đóng theo đúng pha phân phối khí.


Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phân phối khí trên ô tô



Xu-páp đóng không kín
Gây ra tình trạng “tụt hơi”, giảm tỷ số nén của động cơ, hòa khí khó cháy hơn, công suất động cơ giảm và trong nhiều trường hợp động cơ không khởi động được, xe bị rung, giật.

Nguyên nhân khe hở nhiệt quá nhỏ, lò xo xu-páp quá yếu hoặc bị gãy, muội than bám nhiều,…

Tiếng gõ bất thường

Khe hở nhiệt quá lớn do con đội, vấu cam bị mòn hoặc con đội thủy lực bị chảy dầu. Khi chạy ở tốc độ thấp, tại vị trí nắp đậy nắp máy có tiếng kêu lách tách rõ ràng và liên tục do vấu cam va đập với con đội.

Cách nhận biết:
- Nếu lò xo xu-páp bị gãy khi làm việc sẽ phát ra tiếng gõ nhẹ và thường kèm theo hiện tượng máy yếu, rung do xuất hiện tình trạng xu-páp đóng không kín.

- Trường hợp khe hở giữa thân xu-páp và ống dẫn hướng quá lớn ta có thể nghe thấy tiếng gõ nhẹ với âm điệu trung bình (thường chỉ phát hiện được khi sử dụng thiết bị nghe tiếng gõ chuyên dụng).

Sai lệch pha phối khí
Có thể làm cho động cơ yếu, tăng tốc kém ở tốc độ cao, làm việc không ổn định ở tốc độ thấp động cơ khó khởi động hoặc không thể khởi động được, khí xả có màu đen và nhiều muội than.

Thường chỉ xảy ra khi xích hoặc đai cam đã quá mòn và chùng, trong quá trình sửa chữa người thợ căn chỉnh không chuẩn.


Đai dẫn động mòn

Có thể làm sai lệch pha phối khí khiến động cơ không sử dụng được hết công suất cho xe.

Thanks for watching
Chúc các cụ có một ngày làm việc tốt nhất.








hay quạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên