Phân biệt hiện tượng ''cháy sớm'' và ''kích nổ'' - Cách khắc phục

TrinhTan
Bình luận: 38Lượt xem: 28,475

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Nếu đánh lửa sớm quá có ảnh hưởng đến cộng cơ không ạ
Có chứ bạn. Đánh lửa sớm quá sẽ không phát huy hết công suất, quá trình sinh công giảm xuống, nặng hơn có thể hỏng các bộ phận piston thanh truyền......

Bạn hình như đang là tân sinh viên đúng không? Nên tham khảo sách vở trước khi hỏi không sẽ thắc mắc những câu hỏi khá ngớ ngẩn nhé!
 

Nvlen

Tài xế O-H
Em thấy có một số loại xăng có chỉ số octan hơn 100 như 101, 102 thì là như thế nào ạ, vì xét theo tỉ lệ thể tích chiếm trong hỗn hợp thì max là 100 thôi hay có gì đặc biệt ở đây vậy?
 

nguyenvietduc321654

Tài xế O-H
Một "định nghĩa khác" của cả hai hiện tượng cháy kích nổ và cháy sớm (Sách của thầy Nguyễn Văn Trạng) cho các bác tham khảo nếu đọc ở trên thấy khó hiểu:

1. Cháy kích nổ:​

- Sau khi bật tia lửa điện, màng lửa bắt đầu lan truyền. Trong quá trình lan truyền, áp suất và nhiệt độ hòa khía phía trước màng lửa tăng liên tục do bức xạ nhiệt và do bị chèn ép bởi kết quả nhả nhiệt của phần hòa khí đã cháy gây ra, làm tăng phản ứng hóa học tại khu vực phía trước màng lửa. Nếu màng lửa lan tới kịp thời đốt cháy số hòa khí thì đó là hiện tượng cháy bình thường. Nhưng nếu số hòa khí trên tự phát hỏa bốc cháy khi màng lửa chưa lan tới sẽ tạo nên màng lửa mới và xảy ra hiện tượng cháy kích nổ.

- Nguyên nhân của cháy kích nổ: Do quá trình chuẩn bị hóa học tạo b ởi những phản ứng phía trước màng lửa đã chín muồi, nên màng lửa mới sẽ lan truyền với tốc độ lớn (khi ấy tốc độ lan truyền của màng lửa mới đạt tới 1500 - 2000 m/s). Do tốc độ cháy quá nhanh, dung tích hòa khí không kịp giãn nở làm cho áp suất và nhiệt độ tăng lên đột ngột, tạo nên sóng áp suất, truyền đi mọi phương theo tốc độ truyền âm, đập vào thành vách xy lanh tạo nên tiếng gõ kim loại (tiếng knock) và mang tính nổ phá.

- Khi cháy kích nổ ngoài việc gây tiếng gõ kim lọa, do nhiệt độ cao (có khu vực lên đến 4000 độ C) và Co2 và sản vật cháy còn bị phân hủy thành CO, NO, hoặc muội cacbon,... làm xuất hiện khói đen trong dòng khí xả.

- Bên cạnh đó, do truyền động qua lại của sóng áp suất, kích nổ đã gây phá hoại bề mặt của thành xylanh, làm tăng nhiệt của các chi tiết máy trong buồng cháy, hệ thống làm mát khi ấy trở nên quá nóng, đồng thời tăng tổn thất nhiệt.

=> Vì vậy không cho phép động cơ hoạt động lâu ở tình trạng cháy kích nổ, nếu không chẳng những công suất và tính kinh tết (hiệu suất) của động cơ sẽ kém mà gây cháy piston, xupap, làm học bạc, phá vỡ lớp cách điện của Bougie,... Nhưng nếu chỉ cháy kích nổ nhẹ trong thời gian rất ngắn sẽ không gây tác hại rõ rệt với động cơ.

Yếu tố ảnh hưởng đến cháy kích nổ là?
- Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng: tính chất nhiên liệu (số octan), tỉ số nén, cấu tạo buồng cháy, thời gian đánh lửa, thành phần hòa khí, chế độ làm việc của động cơ thể hiện qua tốc độ và chế độ tải của động cơ. Cần nhấn mạnh rằng: tỉ số nén và phẩm chất của nhiên liệu sẽ có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát sinh cũng như cường độ của cháy kích nổ.

2. Cháy sớm:​

- Xảy ra trước khi bugi bật tia lửa điện, làm sai quy luật cháy bình thường của động cơ.

- Nguyên nhân: Do xuất hiện những điểm hoặc mặt nóng trong buồng cháy, phần lớn là do muội thanh tích nhiệt trên xupap thải hoặc trên cực bugi.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân như cấu tạo động cơ, tính chất của nhiên liệu, tình trạng sử dụng, ... => Tất cả các yếu tố này làm tăng nhieetj độ môi chất trong xylanh, thúc đẩy việc tạo ra muội thanh hoặc hình thành các điểm hoặc các mặt nóng trong buồng cháy.

- Nhận biết: Ngoài có tiếng gõ kim loại mạnh, thì áp suất buồng cháy cũng tăng cao, gây tăng phụ tải đối với chi tiết động cơ, rút ngắn tuổi thọ sử dụng. Do đó, cháy sớm là hiện tượng không mong muốn xuất hiện của động cơ xăng.

3. Tổng kết cháy sớm và cháy kích nổ:​

Hai khái niệm này hoàn toàn khách nhau.
- Cháy sớm xuất hiện trước thời điểm bật tia lauwr điện và không tạo ra sóng áp suất.
- Cháy kích nổ là kết quả của việc tự phát hỏa của phần hòa khí ở khu vực cuối hành trình màng lửa, khi màng lửa chưa lan tới, do bị chèn ép ngày càng mạnh của những phần môi chất đã cháy gây ra; cháy kích nổ xuất hiện sau khi đã bật tia lửa điện và cháy kích nổ tạo ra sóng áp suất truyền qua lại trong xy lanh động cơ.

=> Có gì sai sót, mong các bác chỉ điểm.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên