Phân biệt cửa sổ trời ô tô: Sunroof & Moonroof

Serena_0144
Bình luận: 0Lượt xem: 409

Serena_0144

Tài xế O-H

Phân biệt cửa sổ trời ô tô: Sunroof & Moonroof​


Sunroof và Moonroof được gọi chung là cửa sổ trời từng là trang bị chỉ xuất hiện trên những mẫu ô tô hạng sang. Tuy nhiên, bản chất của hai cái tên này khá khác biệt và không phải người dùng nào cũng nắm được.

Cửa sổ trời là một bước phát triển tương đối mới trong thế giới ô tô. Thuở sơ khai, ngoại hình của chiếc ô tô ban đầu về cơ bản là một cỗ xe chạy bằng động cơ và hoàn toàn không có mái che.

Về sau, mô hình ô tô được cải thiện khi thiết kế thêm mái che nhằm bảo vệ khỏi các yếu tố ngoại cảnh như mưa, bão, nắng,...Ngày nay, cửa sổ trời dần phát triển với nhiều tính năng hiện đại cùng thiết kế tinh xảo hơn trước.

1. Sự khác biệt giữa cửa sổ trời Sunroof & Moonroof​

Từ trước đến nay vốn đã có nhiều tranh luận về việc tấm kính trên nóc ô tô được gọi là cửa sổ trời (Sunroof) hay cửa sổ trăng (Moonroof). Hầu hết, đa số người dùng cho rằng hai chi tiết này giống nhau. Ở thời điểm hiện tại, một mẫu cửa sổ trời hiện đại kết hợp các đặc điểm của cả hai.

Nếu phân tích một cách chi tiết hơn thì giữa Sunroof & Moonroof có sự khác biệt về mặt kỹ thuật. Sunroof ban đầu là các tấm kính cùng màu với thân xe, có màu mờ đục và ánh sáng chỉ có thể lọt vào cabin khi cửa sổ trời được mở ra hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Trong khi đó, Moonroof lại là một tấm kính màu che một phần hoặc chạy dọc theo chiều dài của trần xe. Moonroof cho phép ánh sáng lọt vào cabin mà không cần mở cửa.

Tuy nhiên, Moonroof vẫn được thiết kế với tính năng đóng mở dạng trượt. Hiện nay, cửa sổ trời toàn cảnh là ví dụ điển hình nhất của Moonroof.

Ngày nay, trang bị cửa sổ trời trên hầu hết các xe ô tô hiện đại về mặt kỹ thuật đều là Moonroof vì Sunroof truyền thống dường như đã đi vào dĩ vãng.

phan-biet-cua-so-troi-oto- sunroof-moonroof.jpg

2. Các loại cửa sổ trời thường gặp​

Cửa sổ trời hiện được chia làm nhiều loại, nhưng thông dụng nhất đến 5 kiểu sau:

2.1. Cửa sổ trời tích hợp

Hệ thống cửa sổ trời tích hợp có thể điều chỉnh thu trượt vào nhờ hiệu lệnh tại bảng điều khiển trung tâm. Tuy nhiên, một mẫu xe có hệ thống cửa sổ trời tích hợp sẽ khiến trần xe thấp hơn một chút. Các mẫu xe của Honda Civic là ví dụ điển hình trong trường hợp này.

2.2. Cửa sổ trời mở hé

Cửa sổ trời mở hé thường phải điều chỉnh bằng tay. Tấm kính của cửa sổ này nghiêng lên từ phía sau, cho phép gió lùa vào cabin.

2.3. Cửa sổ trời dạng cánh lướt gió

Ở dòng cửa sổ trời này sẽ kết hợp hai cơ chế nghiêng và trượt trên tấm kính. Thay vì thu vào trần xe, tấm kính của cửa sổ trời sẽ mở ra trên nóc xe, đồng thời chúng hơi nghiêng để thông gió.

Cửa sổ trời dạng cánh lướt gió sẽ không mở hoàn toàn như cửa sổ trời tích hợp nên chúng sẽ không ảnh hưởng tới độ cao của trần xe.

2.4. Cửa sổ trời dạng gấp

Cửa sổ trời dạng gấp hay còn được gọi là Lamella. Đối với dòng cửa sổ trời này sẽ có thêm tấm vải có thể cuộn lại về phía sau. Đây là cửa sổ trời kiểu cũ từng được các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu và Bắc Mỹ áp dụng.

2.5. Cửa sổ trời toàn cảnh

Cửa sổ trời toàn cảnh bao gồm nhiều tấm che gần như toàn bộ chiều dài và chiều rộng của nóc xe. Cửa sổ trời được chia thành hai phần cho ghế trước và ghế sau với vật liệu làm hoàn toàn bằng kính.

Nếu tấm chắn nắng được thu lại, hành khách sẽ cảm nhận được luồng ánh sáng tự nhiên tràn vào cabin. Ngoài ra, phần phía trước của cửa sổ trời toàn cảnh có thể trượt về phía sau như cửa sổ trời dạng cánh lướt gió.

phan-biet-cua-so-troi-oto- sunroof-moonroof-1.jpg

3. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống cửa sổ trời Sunroof & Moonroof​

Tác dụng ban đầu của cửa sổ trời là mang đến sự cảm nhận với môi trường xung quanh người lái. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trở thành trang bị yêu thích của người dùng. Ngày nay, ưu điểm của cửa sổ trời dần được mở rộng với những điểm chính sau:

+ Giải phóng lượng khí nóng trong xe, giúp hành khách cảm thấy thoải mái và dễ chịu

+ Giảm thiểu đáng kể tiếng ồn từ bên ngoài

+ So với việc mở cửa bên, thì cửa sổ trời vừa làm thoáng không khí mà người trong xe không bị gió thổi vào tóc gây khó chịu

+ An toàn, chống trộm hiệu quả hơn khi lái xe muốn thông gió mà không có người ngồi trong.

phan-biet-cua-so-troi-oto- sunroof-moonroof-2.jpg

Về nhược điểm, cửa sổ trời ngày nay vẫn còn những yếu điểm chính sau:

- Cản trở khả năng di chuyển ở tốc độ cao

Vốn dĩ cấu trúc thân nguyên khối sẽ giúp chiếc xe được cứng cáp và chắc chắn hơn. Khi cửa sổ trời được mở ra sẽ khiến cho trọng tâm của xe lệch về phía sau khiến xe di chuyển yếu đi. Đây được coi là lý do chính mà những chiếc xe đua không được gắn thêm cửa sổ trời.

- Tăng mức tiêu hao nhiên liệu

Cửa sổ trời chỉ thích hợp đối với những khu vực có khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Đối với những khu vực nắng nóng, việc mở cửa sổ trời gặp khá nhiều bất tiện. Khoang cabin sẽ nóng lên một cách nhanh chóng khiến chiếc xe như trở thành một lò sưởi, đặc biệt là khi di chuyển vào ban trưa.

Ngoài ra, việc mở cửa sổ trời sẽ khiến chiếc xe tăng thêm từ 20-25 kg, bao gồm cả hệ thống lắp đặt như khung sắt, kính và hệ thống điều khiển điện. Từ đó dẫn đến việc tăng mức tiêu hao nhiên liệu.

- Chi phí lắp đặt và bảo trì cao

Ngày trước, hầu hết chỉ có những chiếc xe sang mới được trang bị thêm cửa sổ trời bởi vì chi phí lắp đặt yêu cầu cao. Ngày nay với sự phổ biến rộng rãi cũng như trang bị ngày càng hiện đại, cửa sổ trời dần được lắp đặt ở những mẫu xe hơi phổ thông. Tuy nhiên những mẫu xe này cũng chưa hẳn là rẻ.

Bên cạnh đó, cửa sổ trời được coi là bộ phận thường xuyên phải bảo trì, đặc biệt là khu vực ron cao su hay những con lăn trượt. Vì đây là những chi tiết chịu "phơi mưa phơi nắng" theo thời gian, nên việc tồn động nước hay phải chịu nhiệt độ cao khiến chúng dễ dàng không đảm bảo được tính năng ban đầu.

4. Những câu hỏi thường gặp​

Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về cửa sổ trời:

Đâu là loại cửa sổ trời tốt nhất hiện nay?

Cửa sổ trời tốt là loại cửa sổ trời phù hợp với chiếc xe người dùng đang sở hữu. Đối với một chiếc xe nhỏ gọn thì việc trang bị một cửa sổ trời trượt và nghiêng sẽ là tốt nhất. Nếu người dùng sở hữu một chiếc xe lớn hơn thì một cửa sổ trời toàn cảnh luôn là ưu thế.

Tuy nhiên, sẽ có một số loại xe không thích hợp đối với cửa sổ trời. Đó là những dòng xe tải hay những dòng xe đơn 2 chỗ ngồi.

phan-biet-cua-so-troi-oto- sunroof-moonroof-3.jpg

Cửa sổ trời có thể tự lắp bổ sung hay không?

Mặc dù cửa sổ trời vẫn được coi là một trang bị tùy chọn trang bị tùy chọn. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt cửa sổ trời được coi là khá phức tạp. Để chế tạo theo yêu cầu thì chỉ được thực hiện bởi các xưởng chuyên dụng.

Giá của cửa sổ trời là bao nhiêu?

Giá của một cửa sổ trời tùy thuộc vào từng chiếc xe và việc lắp đặt có nằm trong gói tiện ích bổ sung hay không. Thông thường, đối với một cửa sổ trời tiêu chuẩn thì người dùng phải trả 750 đô la (tương đương với khoảng 17 triệu). Để có được con số chính xác, người dùng cần liên hệ tới các đại lý để nắm được thông tin đầy đủ nhất.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên