ống dẫn thủy lực - phần 1: Phân loại và cấu tạo

H
Bình luận: 1Lượt xem: 2,396

hochoi

Tài xế O-H
Chúng ta cùng tìm hiểu một thiết bị tuy không thật sự giữ vai trò quan trọng, nhưng lại là một thiết bị không thể thiếu đối với bất cứ một hệ truyền dẫn thủy lực nào. Đó chính là ống dẫn thủy lực.






Ống dẫn thủy lực giữ vai trò liên kết các phần tử của Hệ truyền dẫn thủy lực. Ống dẫn thủy lực cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo độ bền cần thiết
- Đảm bảo hao phí áp suất thấp nhất
- Đảm bảo không rò rỉ
- Đảm bảo không chứa, hoặc tạo bong bóng khí


Ống dẫn thủy lực (ODTL) phân thành ODTL mềmODTL cứng dựa trên cấu tạo của ống dẫn.


Ống dẫn cứng: được sản xuất từ thép, đồng, nhôm và hợp kim nhôm. Ống dẫn từ thép được sử dụng khi cần phải chịu áp suất lớn ( <320 at). Ống dẫn từ hợp kim nhôm được sử dụng khi cần chịu áp suất <150 at. Ống dẫn từ đồng sử dụng khì cần chịu áp suất <50 at. Ống dẫn từ đồng thường được sử dụng tại các mối nối, để đảm bảo tính gọn nhẹ, và sử dụng làm đường ống thoát.



Ống dẫn mềm: có 2 dạng ống dẫn mềm - ống dẫn mềm cao suống dẫn mềm kim loại.
-
Ống dẫn mềm cao su được sản xuất từ cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Cấu tạo của ống dẫn mềm cao su thường bao gồm một ống cao su đàn hồi ở phía trong và được hóa bền bằng vỏ bọc phía ngoài hoặc khung sợi nằm trong thành ống cao su. Ống mềm cao su được sử dụng để nối giữa 2 phần tử khi vận hành có thể di chuyển tương đối lẫn nhau. Khi đó nhờ đặc tính đàn hồi ống dẫn cao su sẽ làm giảm các xung động áp suất trong hệ thủy lực. Tuy nhiên ống dẫn cao su có các nhược điểm sau: co giãn khi thay đổi áp suất, giảm độ cứng của toàn hệ thủy lực, tuổi thọ ngắn (1,5…3 năm).






Trên hình 2 dạng cấu trúc ống mềm cao su với các thành phần:
1-lớp cao su trong cùng, 2-lớp kim loại mỏng, 3-lớp cao su ở giữa, 4- lớp cao su vỏ.
-
Ống dẫn mềm kim loại: phía trong là một ống dẫn có nhiều nếp gấp, ống dẫn dạng này được chế tạo từ đồng hoặc thép lá; phía ngoài được bọc một lớp vỏ bền. Giữa các vòng xoắn của ống được bit kín đề tránh rò rỉ ( cấu tạo hình dưới). Vật liệu bít kín có thể là giấy chuyên dụng hoặc sợi atbet. Với vật liệu bít kín là giấy, ống dẫn có thể chịu được chất lỏng nóng tới 110 [SUP]0[/SUP]C, còn với sợi atbet – 300 [SUP]0[/SUP]C. Ống dẫn mềm kim loại được sử dụng khi mà hệ thủy lực sử dụng chất lỏng làm việc có tính xâm thực và ăn mòn mạnh.






Trên hình 2 dạng cấu trúc ống mềm kim loại với các thành phần:
1 - biên dạng miếng kim loại lá, 2 - vật liệu bit kín, 3 – vỏ ngoài.


(Còn tiếp)

Nguồn bài viết : blogthuyluc.blogspot.com
 

dinhtoan

Tài xế O-H
ống thủy lực cứng: đơn giản không nói đến
ống thủy lực mềm: bạn nói có ống cao su và ống mềm kim loại (mình thấy chưa đúng lắm)
ống mềm cao su (dùng cho mấy đường ống hút từ thùng dầu tới bơm) chỉ có cao su và một lớp sợi ở giữa
ống mềm kim loại dùng phổ biến bên trong một lớp cao su, bên ngoài lần lượt là các lớp sợ kim loại đan lại với nhau, tùy theo áp lực và lưu lượng mà lựa chọn cho phù hợp
ví dụ ống của gates: phân loại theo đường kính bên trong tính theo hệ inch 1/2 3/8 1/2.......
theo áp lực thì có ống 1 lớp 2 lớn 4 lớp 6 lớp...... đây là số lớp sơi kim loại (thép) đan bên ngoài, cùng một kích thước nhưng số lớp kim loại càng lớn thì chịu được áp lực càng cao
ngoài ra ống mình cũng thường gặp ống của maniuli
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên