Ô tô gồm những loại động cơ nào?

pinokiovh
Bình luận: 0Lượt xem: 3,016

pinokiovh

Tài xế O-H
Được ví như là trái tim của chiếc ô tô, động cơ của những chiếc xe hơi ngày càng vô cùng đa dạng và chất lượng càng được nâng cao. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những loại động cơ phổ biến trên những chiếc xe hơi ta thường thấy hàng ngày nhé.

Trước tiên ta cần hiểu động cơ là gì? Động cơ là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó thành động năng, trong các chiếc xe hơi, động cơ thường đặt ở phía dưới nắp capo( đối với xe con, xe bán tải, SUV, Minivan, CrossOver), một số siêu xe thể thao động cơ có thể đặt ở phía sau,...


Về cơ bản, chúng ta chia động cơ thành 2 loại động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài, mỗi loại động cơ có nhược ưu điểm và nhược điểm riêng. Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 đại diện là động cơ hơi nước và động cơ Stirling. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về động cơ đốt trong mà thôi. Động cơ đốt trong có thể kể đến động cơ chạy xăng, động cơ chạy diesel, động cơ tuabin khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,...

1. Động cơ xăng
Nghe tên là biết rồi nhé, động cơ xăng thì tất nhiên chạy bằng xăng rồi. Hỗn hợp xăng và không khí được nén ở áp suất phù hợp, cuối kì nén bugi phát tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp đã nén, quá trình cháy sinh lượng nhiệt lớn đẩy piston từ điểm chết trên xuông điểm chết dưới, từ đó làm quay trục khuỷu, truyền chuyển động tới hộp số rồi tới các bánh xe.
Bugi là thứ không thể thiếu đối với động cơ xăng.

Toyota Fortuner máy xăng
2. Động cơ diesel
Động cơ Diesel cũng không khác gì động cơ xăng là mấy. Điểm khác nhau duy nhất là ở quá trình nén của động cơ diesel, dầu diesel khi được nén ở áp suất cao sẽ tự bốc cháy, cũng sinh nhiệt, đẩy piston, làm quay trục khuỷu... rồi truyền chuyển động tới các bánh xe.
Động cơ diesel không nhất thiết phải có Bugi đánh lửa như động cơ xăng, đối với một số động cơ có bugi, đó là bugi sưởi. Chúng ta hãy hình dung vào mùa đông, buồng cháy trong động cơ lạnh nên dầu diesel bị nén ở áp suất cao cũng khó bốc cháy, nên bugi sưởi sẽ làm nóng buồng cháy trước khi quá trình nén nhiên liệu xảy ra
Ưu điểm và nhược điểm của 2 loại động cơ:
- Máy xăng có gia tốc lớn( các siêu xe tốc độ chạy máy xăng để đảm bảo đạt tốc độ cực đại nhanh nhất)
- Máy xăng vận hành êm ái, không ồn ào như máy dầu
- Máy dầu tiết kiệm nhiên liệu hơn, giá dầu diesel cũng rẻ hơn giá xăng

3. Động cơ điện
- Ô tô điện sẽ hoạt động như những chiếc xe đạp điện chúng ta thấy hàng ngày, DÙNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN ĐỂ HOẠT ĐỘNG. Tất nhiên khi hết năng lượng thì chúng ta sẽ phải nạp lại điện.
Ưu điểm và nhược điểm
- Không thải ra khí thải
- Hoạt động êm ái
- Giá thành cao do tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến
- Tốn thời gian sạc lại nhiên liệu, không linh động như động cơ xăng, diesel...

Hyundai Ioniq là mẫu xe điện nổi tiếng của Huyndai
4. Động cơ lai/ hybrid
Nghe từ "lai" đã thấy khoái rồi phải không các bạn. LAi ở đây chính là sự kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng, diesel, nếu như cả 2 loại trên đều có rất nhiều nhược điểm thì dòng động cơ Hybrid ra đời giảm đi rất nhiều hạn chế của 2 loại động cơ kể trên. Như linh hoạt chuyển đổi sử dụng nhiên liệu, thích thì dùng xăng, thích thì dùng điện. Giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu (động cơ hybrid tiêu thụ lượng nhiên liệu ít hơn nhiều so với động cơ đốt trong thông thường, chỉ bằng một nửa). Ô tô Hybrid ít gây ô nhiễm môi trường hơn ô tô chạy xăng bình thường bởi vì động cơ điện có hiệu xuất cao hơn nhiều so với động cơ xăng. Động cơ –Hybrid thường tiết kiệm hơn 100% so với động cơ xăng truyền thống. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhược điểm của dòng xe điện đó là "hiện đại hại điện", giá thành để mua một chiếc hybrid không hề rẻ và tiền bảo dưỡng nó có khi rất lớn.

BMW i3 và i8 là 2 chiếc hybrid của BMW
Với sự phát triển của công nghệ và công nghiệp ô tô, hứa hẹn chúng ta sẽ ngày càng có thêm những chiếc xe nâng cao về hiệu suất, kiểu dáng, chất lượng. Đặc biệt với sự góp mặt của Vinfast, chúng ta hứa hẹn sẽ có những chiếc xe rất tốt về mọi mặt
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên