Nhập môn drift

ot2
ot2
Bình luận: 6Lượt xem: 4,216

ot2

Tài xế O-H
Nhập môn drift




Cách thức đơn giản nhất để có thể drift trong điều kiện Việt Nam!

Nói đến drift, dân mê xe thường nhắc đến những chiếc xe dẫn động cầu sau đắt tiền. Nhưng thực tế, người thích cảm giác mạnh có thể chơi drift với bất kỳ mẫu xe nào (!) nếu hiểu bản chất của drift.
Drift – Nghệ thuật kiểm soát và duy trì sự mất thăng bằng!
Một xe được xem là drift nếu xe chuyển động tịnh tiến theo một phương nhưng bánh lái lại có hướng ngược lại và người lái điều khiển hướng chuyển động của xe qua chân ga – lái chỉ có tác dụng thứ yếu.
Drift do người lái cố tình để cho lốp sau mất độ bám nhưng vẫn có thể kiểm soát được hướng đi của xe.
Cách drift
Có nhiều kiểu drift: dùng sức mạnh động cơ thắng độ bám mặt đường; phanh kết hợp dồn số, lên ga; giật phanh tay trước cua; khóa số, tăng tốc đột ngột; vẩy lái, hết ga; ôm cua búng côn trong khi giữ ga cao.


Có hai kiểu thông dụng và dễ chạy nhất là phanh tay và vẩy lái.
Giật phanh tay là cách dễ nhất để drift. Chạy với tốc độ trên 60km/h (tùy điều kiện mặt đường) trước khi đến đỉnh cua giật nhẹ lái về hướng cua (khoảng 15 độ nếu mặt đường có độ bám kém) đồng thời đạp và giữ nguyên côn cùng lúc kéo phanh tay. Khi xe bắt đầu văng, nhả phanh tay, đánh ngược lái với hướng xe cua, kéo số về 2, nhả chân côn và lên ga để duy trì tình trạng trượt qua cua. Sẽ có một cú drift tròn trịa nếu người lái cảm nhận được quãng thời gian cần thiết để giữ phanh tay – kéo nhả nhanh xe sẽ quăng ngang ít, giữ lâu sẽ quay ngang nhiều. Kiểu drift dùng phanh tay thường dùng ở tốc độ thấp, cua hẹp và ở tốc độ cao để bắt đầu một cú drift dài.
Cách đơn giản nhưng…cũng chuyên nghiệp nhất (!) là vẩy lái, về số và lên ga cao. Trước hết cần chạy đà từ 60 đến 90km/h – đa số các xe tốt nhất chạy đà lên số 3, tùy vào điều kiện mặt đường (đường nhựa, đường đất…vv, có độ bám khác nhau) và góc cua rộng hẹp; trước cua bám rộng ra ngoài cua và giật lái đột ngột vào cua. Lúc này đuôi xe quăng ngang nhưng bánh lái vẫn hướng theo góc cua, ngay lập tức đảo lái theo hướng ngược lại, dồn số về 2 và tăng ga để lốp sau mất độ bám. Chân ga lúc này cần đặc biệt nhạy cảm, ga lớn quá xe sẽ quay tròn tại chỗ; ga nhỏ quá lốp sẽ có độ bám và xe sẽ đi thẳng. Giải pháp tốt nhất là vẩy ga liên tục để tìm tốc độ quay hợp lý – ga lớn cho góc xe quay ngang rộng, ga nhỏ cho góc hẹp hơn.
Lưu ý, việc xe quăng ngang chỉ là bước đầu tiên của drift. Một cú drift “tươm tất” người lái phải duy trì được tình trạng trượt ngang của xe qua cua. Do vậy, kiểu trượt ngang dùng phanh tay trên các xe dẫn động cầu trước hay xe AWD thường không được xem là drift.
Drift với xe yếu? Có thể!
Drift sẽ rất dễ dàng với các xe máy khỏe, công suất lớn và có tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước/sau tốt như BMW. Nhưng điều kiện căn bản của drift là mất độ bám nên ta có thể chọn ngược lại: tìm nơi bề mặt đường có độ bám kém; đó có thể là đường đất, đường ướt, cỏ hay đá dăm miễn là đủ rộng để xe có thể văng thoải mái!
Tuy nhiên, drift với các xe yếu sẽ khó duy trì được tốc độ và khoảng cách xa. Thông thường xe công suất nhỏ chỉ có thể drift trên các bề mặt đường có độ ma sát kém như kiểu đường ướt, đường đá dăm, đường trơn…vv.
Chọn địa điểm drift
Drift là món chơi nguy hiểm đòi hỏi kỹ năng lái chính xác và độ nhạy cao của người lái; do vậy không nên thử sức trên đường nhựa. Hãy chọn những nơi đất trống đủ chỗ cho xe có thể lên trên 60km/h và không có người qua lại. Tại Hà Nội có 2 điểm đủ để tập drift là bãi đất trống của Khu Công nghệ cao Láng-Hòa Lạc và khu bãi đất của Làng Văn hóa các Dân tộc tại Sơn Tây – trước khi rẽ vào sân gôn.
Những xe có thể drift
Tất cả các xe! Nếu hiểu được địa hình và điều kiện mặt đường. Các xe dẫn động cầu trước như Honda Accord, Toyota Camry, Daewoo Lacetti vẫn có thể thực hiện các cú drift đơn giản bằng phanh tay. Các xe gầm cao như Ford Escape, Captiva dẫn động cầu trước hoặc 2 cầu có thể dùng phanh tay tuy nhiên do trọng tâm cao nên đặc biệt nguy hiểm nếu giật phanh tay trên bề mặt đường có độ bám tốt. Những xe cầu sau gầm cao như Land Cruiser, Pajero, Everest rất nguy hiểm nếu drift vì có thể đổ xe do trọng tâm cao - chỉ nên “nghịch” khi bề mặt đường trơn trượt và thoáng.
Những xe lý tưởng cho drift là các xe cầu sau, số sàn. Hiện tại ở Việt Nam có các xe cầu sau thông dụng là BMW, Mercedes Benz và Lexus; trên kiểu xe này, nếu drift, điều kiện tiên quyết là ngắt bỏ hệ thống ổn định điện tử và kiểm soát độ bám.
Các xe rẻ tiền cầu sau có thể drift được là các loại Toyota Corolla, Mark II sản xuất trước 1988, Nissan ZX200…vv. Và nếu muốn, bạn hãy thử Lada 2107 như trong video demo dưới đây.
(theo autopro)

 

winner

Tài xế O-H
Drift là gì?

Lời đáp cho câu hỏi này sẽ là vô cùng đơn giản với một tín đồ của... nghệ thuật thứ Bảy. Vì, màn bạc thế giới đã vô số lần mang những pha Drift ngoạn mục lên phim - như một yếu tố không thể thiếu, nhất là với thể loại phim hành động. Đã ít nhất 1 lần xem qua, tin chắc sẽ dễ dàng định nghĩa được Drift là gì. Nói một cách dễ hiểu nhất, Drift là kỹ thuật điều khiển xe, để làm sao cho chiếc xe của bạn trượt ngang trên mặt đường - kỹ thuật mà những tay lái thông thường vẫn hay gọi một cách "dân dã" là “rê đuôi xe”.


Nghe qua thì nghĩ là đơn giản, nhưng trong thực tế, việc điều khiển một chiếc xe hơi với trọng lượng lên đến hàng tấn có thể "rê đuôi", trượt ngang, rẽ ngoặt theo ý muốn của mình thực sự đòi hỏi một kỹ năng nhất định, không hề là dễ dàng.

Drift bắt nguồn từ đâu?

Đã có những người xem tinh ý, khi thưởng thức phần 3 của series nổi tiếng về đua xe "The Fast And The Furious" từng thắc mắc rằng, tại sao lại là Tokyo Drift mà không phải là Paris, Moscow, Berlin hay một địa danh lừng lẫy nào khác? Câu trả lời chính xác là, bởi vì Drift là môn nghệ thuật đua xe khởi nguồn từ Nhật Bản.


Thực ra, việc một chiếc xe trượt "rê đuôi" không phải là điều gì lạ lẫm đối với những người hay điều khiển ôtô. Đôi khi, trong một tình huống đột ngột, người điều khiển đánh tay lái gấp và phanh vội, sẽ dẫn đến tình trạng lốp xe mất độ bám mặt đường và chiếc xe sẽ bắt đầu trượt - mọi người vẫn hay gọi là tình trạng "Mất tay lái".

Và tương tự, trên bất kỳ đường đua nào - dù ở Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản - các tay đua vẫn hay gặp phải những tình huống mà phần hậu của xe bị trượt, bị “văng” ra khỏi trục di chuyển cố định. Nhưng, khác với các tay lái bình thường, các tay đua có kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật, họ có thể "khống chế" tốt, không để cho xe mình trượt ra khỏi tầm kiểm soát. Trong một số môn Đua xe thể thao khác (Rally, Dirt-track Racing...) các tay đua đều nắm rõ và vận dụng đặc tính này để điều khiển xe thoát khỏi những tình huống đặc biệt, những đoạn cua gấp, hẹp hiểm nghèo.


Nhưng, chỉ đến khi đặc tính này được thừa nhận và áp dụng vào đua xe như là một kỹ thuật chính quy - thường được biết đến với tên gọi là Cornering Technique, Kỹ thuật ôm cua - mới chính là sự khởi đầu của Nghệ thuật Drift đích thực. Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu khắp các cuộc đua xe lớn nhỏ tại Nhật Bản trong suốt 30 năm nay. Và, ngày càng lan rộng ra thế giới.

KUNIMITSU TAKAHASHI


Ông tổ của kỹ thuật Drift là ngài Kunimitsu Takahashi - người đã sáng tạo ra những kỹ thuật Drift đầu tiên vào những năm 70, thế kỷ XX. Vào thời điểm đó, ông đã giới thiệu đến cả thế giới những kỹ thuật vào cua cực kỳ đẹp mắt với tốc độ đáng ngạc nhiên ở những góc cua hẹp - tốc độ mà thời bấy giờ không ai đủ can đảm thử, dù chỉ một lần! Với kỹ thuật ôm cua chuyên nghiệp và đẳng cấp này, đã mang về cho Kunimitsu 4 chức vô địch Sports Car Championship và dấy lên một làn sóng hâm mộ đặc biệt mạnh mẽ.

Chính thế mà, Kunimitsu Takahashi nghiễm nhiên được vinh danh là DK (Drift King hay còn gọi là Dorikin) đầu tiên trên thế giới! Với phát kiến của mình, ông đã để lại cho thế hệ sau một thứ nghệ thuật độc đáo trên 4 bánh xe - mãi được truyền tụng.

Một thông tin thú vị đáng chú ý, đó là, ông sinh ra ở Tokyo. Rất nhiều suy đoán đã cho rằng, có lẽ cũng vì thế mà bộ phim The Fast And The Furious 3 đã quyết định lấy Tokyo làm địa điểm quay và chọn luôn cho tên phim chính thức của mình!

KEIICHI TSUCHIYA


Không lâu sau đó, một tay đua đường phố với cái tên Keiichi Tsuchiya đã bắt gặp Takahashi và lập tức dành sự quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật ôm cua độc đáo của Takahashi. Tsuchiya đã không ngừng luyện tập và áp dụng kỹ thuật "rê đuôi xe" đặc biệt này vào các đoạn đường quanh co, khúc khuỷu, men theo các vùng đồi núi ở Nhật Bản. Chính nhờ vào niềm đam mê, lòng nhẫn nại và sự luyện tập nghiêm túc một thời gian dài trên các đèo dốc ác hiểm, Tsuchiya đã nắm vững và vận dụng kỹ thuật Drift một cách điêu luyện, trở thành một tay đua đường phố số 1 và có lẽ là nổi tiếng nhất Nhật Bản vào những năm 70. Mặc dù không phải là người khai sinh ra Drift, nhưng chính Tsuchiya mới là người đã đưa Drift từ một kỹ thuật cua trên đường đua chuyên nghiệp thành một môn thể thao trên đường phố, phổ biến và đến gần hơn với tất cả mọi người. Vì thế, đã không quá lời khi cho rằng, ông chính là vị Drift King thứ 2 trong lịch sử đua xe.

Với chiếc Toyota Sprinter Trueno AE86 (hachi-roku), Tsuchiya đã làm nên một huyền thoại về Drift King trên các đường núi. Cùng với danh tiếng lan nhanh, Tsuchiya đã làm dấy lên phong trào đua xe sử dụng Drift rầm rộ trong giới thanh niên Nhật Bản khắp nơi lúc bấy giờ.


Dần dần, Drift đã trở thành một môn thể thao phổ biến và vô cùng thu hút! Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các cuộc đua Drift không được tổ chức thành một những sự kiện quy mô, chuyên nghiệp, mà chủ yếu chỉ là những cuộc đua tự phát, được tổ chức "ngầm" tại các bãi đỗ xe, các bến cảng, các đường núi, đường đèo ít người qua lại và thường diễn ra vào ban đêm.

Năm 1977, một số tạp chí lớn về ôtô của Nhật Bản quyết định phát hành một phim tài liệu về kỹ thuật Drift của Tsuchiya - cuốn băng có tên Plumbsy này lập tức trở nên nổi đình nổi đám, và đã trở thành nguồn cảm hứng cho giới Drifter đến tận ngày hôm nay!

Cho dù kỹ thuật Drift đã xuất hiện từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, nhưng mãi cho đến tận năm 2001, giải vô địch Drifting chuyên nghiệp đầu tiên mới được tổ chức ở Nhật Bản, với tên gọi D1 Grand Prix. Giải đấu này được thành lập với sự đóng góp rất lớn của Tsuchiya.


Đến năm 2003, Drift với tư cách là một môn thể thao chuyên nghiệp đã chính thức "trình làng" tại các sân chơi tầm cỡ thế giới, đặc biệt là vô cùng thịnh hành ở Mỹ, Anh. Và cho đến bây giờ, với sự xuất hiện của Tokyo Drift, kỹ thuật ôm cua đã ngày một trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết!

trích từ Zing Speed
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Ối giời, cái này em cũng chơi lâu rồi, nhưng tốn lắm, được cái rất phê. Kể ra, nếu nắm được kỹ thuật này, ta sẽ bình tĩnh hơn khi lái xe, đồng thời, cũng có thể thoát hiểm trong vài tình huống thực tế
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên