Nếu bạn là người đối xử chiếc ôtô của mình như một người bạn thân thì có lẽ bạn đã tìm hiểu rất kỹ về các trang bị cơ bản cho xe rồi (bao gồm lốp xe, hệ thống treo, hệ thống âm thanh vv). Bây giờ là lúc để chúng ta tiến tới tìm hiểu về độ đông cơ xe. Tuy nhiên bạn vẫn có vài câu hỏi là độ theo kiểu gì. Sau đây là 3 cách thông thường để tăng công suất động cơ đó là lắp thêm turbocharge, supercharge và bộ Nos.
Để quyết định giải pháp nào là tốt nhất cho bạn thì câu hỏi đầu tiên là bạn cần nâng công suất để làm gì? Tiếp theo là không gian của buồng máy có cho phép không và ngân sách bạn sẵn sàng chi là bao nhiêu? Chi phí tiêt kiệm nhất có lẽ sẽ là bộ NOS. Chi phí để gắn turbocharge và supercharge sẽ tốn nhiều hơn nhưng hiệu quả của nó mang lại dĩ nhiên là phù hợp hơn trong quá trình sử dụng và đặc biệt là các cuộc đua đường dài. Sau đây là những ưu và khuyết điểm của từng giải pháp
Về hiêu quả thì bình NOS cực kỳ phù hợp nếu bạn sử dụng trong các cuộc đua tốc độ cự ly ngắn và kích hoạt hệ thống NOS khi bạn chạy trên một đường thẳng. Hầu hết các hệ thống NOS đều được thiết kế để kích hoạt khi xe chạy hết ga vì vậy NOS không phù hợp với các cuộc đua trên đường lắt léo. Kích hoạt hệ thống NOS khi đang vào cua có thể làm xe bạn mất lái và quay vòng vòng. Do vậy để sử dụng hàng ngày và các cuộc đua đường trường thì chắc là bạn sẽ thích sử dụng turbocharge hoặc supercharge hơn....
Về mặt thiết kế thì turbocharge và supercharge là rất giống nhau. Điều khác nhau duy nhất là một cái sử dụng năng lượng khí thải để quay tuabin còn một cái được dẫn động bởi dây curoa. Nguyên tắc cơ bản là turbocharge chỉ tăng công suất động cơ khi ga lớn (higher rmp) vì hệ thống này hoạt động dựa trên lượng khí thải để quay tuabin nén (ga càng lớn thì lượng khí càng nhiều để quay được tuabin). Trong khi supercharge lại có khả năng tăng công xuất động cơ ngay ở những vòng tua nhỏ (lowend torque) vì hệ thống nén sử dụng chính đai truyền động (dây curoa) để xoay tuabin. Giữa 2 hệ thống thì supercharge hơi đắt hơn turbo charge nhưng lắp đặt lại đơn giản hơn (vì đối với Turbocharge, bạn phải lắp đặt hệ thống dẫn khí thải chạy qua tuabin nén và lắp thêm 1 hệ thống làm mát khi nạp!) Nếu có thể, dĩ nhiên chúng ta muốn cả 3 hệ thống này cho con xe của mình (turbocharge, supercharge và NOS). Tuy nhiên đây là điều không thực tế cho những người đam mê tốc độ như chúng ta. Dưới đây là những mô tả cơ bản của từng hệ thống: Turbocharger là một bơm nén tận dụng năng lượng từ khí thải của động cơ để quay turbin và nén khí vào xy lanh. Bình thường, khí thải được thải ra ngoài qua ống bô, nhưng với turbocharge thì khí thải này dẫn qua một hệ thống tuabin nén đặt sát với động cơ. Bên trong turbocharger là 2 tuabin gắn liền nhau (cùng trục quay). Bên khí thải, một tuabin quay được nhờ lượng khí thải chạy qua nó. Khi tuabin bên khí thải quay thì nó kéo tuabin còn lại quay và nén không khí vào phần cổng nạp của động cơ. Lượng khí thải thổi qua tuabin sẽ quyết định tốc độ quay nó do đó ở mức ga nhỏ, thì tuabin quay chậm và do đó nén ít không khí vào động cơ. Nếu ga quá nhỏ, thì tuabin sẽ gần như không quay, điều này lý giải đặc điểm là turbocharger họat động với tua máy càng nhanh càng tốt và đó cũng chính là một nhược điểm của turbocharge, hiện tượng này được gọi là turbo-lag (thời gian từ lúc bạn tăng ga đến khi hê thống turbocharger hoạt động). Do đó một vài hãng xe sử dụng twin turbo, nhằm giải quyết vấn đề turbo-lag.
Hệ thống supercharger cũng tương tự như turbocharger với điểm khác nhau lớn nhất là tuabin được cốt máy kéo bằng dây curoa. Hệ thống supercharger sẽ được thiết kế phù hợp với động cơ bằng cách thay đội độ lớn của tuabin nén và tỷ lệ truyền động của dây curoa. Hệ thống này có thể nén thêm khí vào cổng nạp với bất kỳ mức ga nào. Khí được nén liên tục sẽ tăng áp suất nổ của động cơ và làm tăng công suất động cơ. Hệ thống supercharger là hệ thống họat động độc lập trong khi hiệu quả của turbocharger lai phụ thuộc vào lượng khí thải của động cơ và cả hệ thống làm mát khí nạp. Một ống dẫn cao áp chuyển hỗn hợp NOS tù bình đến phần còn lại của hệ thống đặt gần động cơ. Có 2 đường ống riêng cho NOS và xăng được độ thêm. Xăng và NOS vẫn theo 2 đường dẫn riêng biệt cho đến khi chúng đến hệ thống phun nhiên liệu. Các vòi phun này thông thường là các ống nhỏ bằng thau vốn có thể được thay thế dễ dàng khi độ động cơ. Sau đó chúng được phun vào trong xylanh. Có nhiều cách để phun xăng và NOS vào xy lanh. Cách thông thường nhất là xử dụng một miếng kim loại mỏng gắn trên đỉnh (hoặc giữa 2 phần của) cổ góp hút (intake manifold). Miếng kim loại này có 2 ống nhỏ, một ống được nối với ống còn lại. Ống ở trên được sử dụng cho NOS và ống trực tiếp nối với miếng kim loại sử dụng cho xăng. Hệ thống NOS có thể được kích hoạt bằng nhiều cách. Thông thường là bằng một công tắc được tay đua kích hoạt. Chẳng có hệ thống nào có thể tăng công suất động cơ nhanh và dữ dội như NOS.
Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bác!
Để quyết định giải pháp nào là tốt nhất cho bạn thì câu hỏi đầu tiên là bạn cần nâng công suất để làm gì? Tiếp theo là không gian của buồng máy có cho phép không và ngân sách bạn sẵn sàng chi là bao nhiêu? Chi phí tiêt kiệm nhất có lẽ sẽ là bộ NOS. Chi phí để gắn turbocharge và supercharge sẽ tốn nhiều hơn nhưng hiệu quả của nó mang lại dĩ nhiên là phù hợp hơn trong quá trình sử dụng và đặc biệt là các cuộc đua đường dài. Sau đây là những ưu và khuyết điểm của từng giải pháp
Về hiêu quả thì bình NOS cực kỳ phù hợp nếu bạn sử dụng trong các cuộc đua tốc độ cự ly ngắn và kích hoạt hệ thống NOS khi bạn chạy trên một đường thẳng. Hầu hết các hệ thống NOS đều được thiết kế để kích hoạt khi xe chạy hết ga vì vậy NOS không phù hợp với các cuộc đua trên đường lắt léo. Kích hoạt hệ thống NOS khi đang vào cua có thể làm xe bạn mất lái và quay vòng vòng. Do vậy để sử dụng hàng ngày và các cuộc đua đường trường thì chắc là bạn sẽ thích sử dụng turbocharge hoặc supercharge hơn....
Về mặt thiết kế thì turbocharge và supercharge là rất giống nhau. Điều khác nhau duy nhất là một cái sử dụng năng lượng khí thải để quay tuabin còn một cái được dẫn động bởi dây curoa. Nguyên tắc cơ bản là turbocharge chỉ tăng công suất động cơ khi ga lớn (higher rmp) vì hệ thống này hoạt động dựa trên lượng khí thải để quay tuabin nén (ga càng lớn thì lượng khí càng nhiều để quay được tuabin). Trong khi supercharge lại có khả năng tăng công xuất động cơ ngay ở những vòng tua nhỏ (lowend torque) vì hệ thống nén sử dụng chính đai truyền động (dây curoa) để xoay tuabin. Giữa 2 hệ thống thì supercharge hơi đắt hơn turbo charge nhưng lắp đặt lại đơn giản hơn (vì đối với Turbocharge, bạn phải lắp đặt hệ thống dẫn khí thải chạy qua tuabin nén và lắp thêm 1 hệ thống làm mát khi nạp!) Nếu có thể, dĩ nhiên chúng ta muốn cả 3 hệ thống này cho con xe của mình (turbocharge, supercharge và NOS). Tuy nhiên đây là điều không thực tế cho những người đam mê tốc độ như chúng ta. Dưới đây là những mô tả cơ bản của từng hệ thống: Turbocharger là một bơm nén tận dụng năng lượng từ khí thải của động cơ để quay turbin và nén khí vào xy lanh. Bình thường, khí thải được thải ra ngoài qua ống bô, nhưng với turbocharge thì khí thải này dẫn qua một hệ thống tuabin nén đặt sát với động cơ. Bên trong turbocharger là 2 tuabin gắn liền nhau (cùng trục quay). Bên khí thải, một tuabin quay được nhờ lượng khí thải chạy qua nó. Khi tuabin bên khí thải quay thì nó kéo tuabin còn lại quay và nén không khí vào phần cổng nạp của động cơ. Lượng khí thải thổi qua tuabin sẽ quyết định tốc độ quay nó do đó ở mức ga nhỏ, thì tuabin quay chậm và do đó nén ít không khí vào động cơ. Nếu ga quá nhỏ, thì tuabin sẽ gần như không quay, điều này lý giải đặc điểm là turbocharger họat động với tua máy càng nhanh càng tốt và đó cũng chính là một nhược điểm của turbocharge, hiện tượng này được gọi là turbo-lag (thời gian từ lúc bạn tăng ga đến khi hê thống turbocharger hoạt động). Do đó một vài hãng xe sử dụng twin turbo, nhằm giải quyết vấn đề turbo-lag.
Hệ thống supercharger cũng tương tự như turbocharger với điểm khác nhau lớn nhất là tuabin được cốt máy kéo bằng dây curoa. Hệ thống supercharger sẽ được thiết kế phù hợp với động cơ bằng cách thay đội độ lớn của tuabin nén và tỷ lệ truyền động của dây curoa. Hệ thống này có thể nén thêm khí vào cổng nạp với bất kỳ mức ga nào. Khí được nén liên tục sẽ tăng áp suất nổ của động cơ và làm tăng công suất động cơ. Hệ thống supercharger là hệ thống họat động độc lập trong khi hiệu quả của turbocharger lai phụ thuộc vào lượng khí thải của động cơ và cả hệ thống làm mát khí nạp. Một ống dẫn cao áp chuyển hỗn hợp NOS tù bình đến phần còn lại của hệ thống đặt gần động cơ. Có 2 đường ống riêng cho NOS và xăng được độ thêm. Xăng và NOS vẫn theo 2 đường dẫn riêng biệt cho đến khi chúng đến hệ thống phun nhiên liệu. Các vòi phun này thông thường là các ống nhỏ bằng thau vốn có thể được thay thế dễ dàng khi độ động cơ. Sau đó chúng được phun vào trong xylanh. Có nhiều cách để phun xăng và NOS vào xy lanh. Cách thông thường nhất là xử dụng một miếng kim loại mỏng gắn trên đỉnh (hoặc giữa 2 phần của) cổ góp hút (intake manifold). Miếng kim loại này có 2 ống nhỏ, một ống được nối với ống còn lại. Ống ở trên được sử dụng cho NOS và ống trực tiếp nối với miếng kim loại sử dụng cho xăng. Hệ thống NOS có thể được kích hoạt bằng nhiều cách. Thông thường là bằng một công tắc được tay đua kích hoạt. Chẳng có hệ thống nào có thể tăng công suất động cơ nhanh và dữ dội như NOS.
Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bác!