Khi dùng điều hòa cho mùa nóng,máy sưởi cho mùa đông không nên để nhiệt đô quá cao hay quá thấp (A/C) sẽ không tự động tắt,mở và sẽ hư bộ phận điều khiển .
- Mở A/C sau khi nổ máy, tắt A/C trước khi tắt máy. Dùng A/C luôn dùng nút lấy gió trong xe(Không dùng nút lấy gió ngoài vào)
- Không nên cùng 1 lúc mở máy sưởi và máy lạnh sẽ làm hư mạch điện tử và mau hết gas làm lạnh (Mùa hè mở máy lạnh chỉnh nhiệt độ hơi thấp để máy sưởi không hoạt động, mùa lạnh dùng máy sưởi để nhiệt độ hơi cao. Không mở nút A/C. Nếu cảm thấy nóng và khô , chỉnh nút Lấy gió ngoài vào, không khí được trộn tươi mát hơn)
- Khí lạnh đi xuống và khí nóng đi lên do đó khi mở máy lạnh chỉnh hướng gió lên trần để cả xe được mát, mở máy sưởi chỉnh hướng gió dưới chân để phía sau được ấm.
CHỐNG KÍNH MỜ KHI ĐI TRỜI MƯA
Do ẩm độ tăng cao khi trời mưa làm kính mờ rất khó quan sát khi lái xe
Kính mờ khi trời mưa mùa hè :
- Chỉnh nút hướng gió thổi lên kính, mở máy lạnh A/C nhiệt độ điều chỉnh dưới trung bình, tốc độ quạt trung bình
Kinh mờ khi trời mưa mùa đông :
- Chỉnh nút hướng gió thổi lên kính, mở máy sưởi nhiệt độ điều chỉnh trên trung bình tốc độ quạt trung bình,khi sờ tay lên kính thấy ấm ,mở cần gạt nước (Nếu cảm thấy nóng và khô chỉnh nút lấy gió ngoài vào. Không dùng nút A/C )
Trong mùa mưa khoảng 2 tuần rửa kính xe 1 lần, chùi cần gạt nước bằng giẻ có tẩm cồn để cần gạt cao su được mềm gat sạch nước, để 1 ít gói chống ẩm trong hộc xe (Dùng loại viên thì đổ thẳng vào chỗ gạt tàn ) Để sẵn 1 lọ cồn và khăn khô, khi trời mưa lau khăn có cồn lên phần kính trong xe để tránh tình trạng hấp hơi mờ kính , dưới đây mình xin chia sẻ thêm đối với điều hoà ô tô
- Hệ thống điều hoà làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu: Đây có lẽ là vấn đề chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc.
Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ bốc mùi.
Cách khắc phục: cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió. Nếu vấn không giải quyết triệt để, cần liên hệ với các trung tâm chăm sóc xe để loại bỏ các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan bằng các hoá chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng.
Một số lưu ý đối với người sử dụng
- Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác.
- Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.
Nút A/C dùng để khởi động hệ thống làm lạnh.
- Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
- Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.
- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.
- Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.
- Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.
- Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
- Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng.
Trên đây chỉ là một số lỗi thường gặp và các thao thác xử lý đơn giản. Một lời khuyên dành cho các chủ xe đó là: của bền tại người. Khi sử dụng xe, bạn hãy cố gắng đọc kỹ các yêu cầu của Nhà sản xuất và làm theo. Chắc chắn chiếc xe sẽ phục vụ lâu dài và không đôi khi gặp lỗi làm bạn phải bực mình.
Nguyên lý vận hành cơ bản của điều hòa nhiệt độ ô tô
Nguyên lý này được áp dụng cho cả loại điều chỉnh tay và tự động.
Thiết kế của các nhà sản xuất lắp đặt hệ thống điều hoà trên ô tô thông thường có hai phần chính: làm ấm và làm lạnh. Chúng hoạt động độc lập với nhau nhưng nối tiếp trên cùng 1 đường dẫn không khí: không khí trong khoang xe qua quạt gió đến giàn lạnh rồi qua giàn nóng đến các cửa gió.
Khi bật công tắc A/C thì hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động, không khí được thổi qua giàn lạnh nên sẽ giảm nhiệt độ và một phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành nước trên bề mặt giàn lạnh rồi chảy ra ngoài.
Như vậy khi cần sưởi ấm không khí trong xe thì chỉ cần bật quạt gió và điều chỉnh nhiệt độ như mong muốn, không bật A/C. Van nước sẽ dần mở tuỳ theo vị trí núm xoay để cho nước nóng đi qua két sưởi hoặc một phần luồng không khí được đi qua két sưởi, khi đó không khí được làm ấm tuỳ theo mức độ vị trí núm xoay.
Khi chỉ cần làm mát thì điều chỉnh nhiệt độ lạnh đến yêu cầu, bật quạt gió và bật công tắc A/C. Lúc này giàn lạnh sẽ hoạt động, đồng thời nước nóng của động cơ không đi qua két sưởi hoặc luồng không khí không đi qua két sưởi.
Giàn lạnh có nguyên tắc hoạt động như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Chúc các bác tài sử dụng xe tốt nhất nhé. Vui lòng ghi rõ nguồn http://lapdatdieuhoa.org khi copy nội dung bài viết.
- Mở A/C sau khi nổ máy, tắt A/C trước khi tắt máy. Dùng A/C luôn dùng nút lấy gió trong xe(Không dùng nút lấy gió ngoài vào)
- Không nên cùng 1 lúc mở máy sưởi và máy lạnh sẽ làm hư mạch điện tử và mau hết gas làm lạnh (Mùa hè mở máy lạnh chỉnh nhiệt độ hơi thấp để máy sưởi không hoạt động, mùa lạnh dùng máy sưởi để nhiệt độ hơi cao. Không mở nút A/C. Nếu cảm thấy nóng và khô , chỉnh nút Lấy gió ngoài vào, không khí được trộn tươi mát hơn)
- Khí lạnh đi xuống và khí nóng đi lên do đó khi mở máy lạnh chỉnh hướng gió lên trần để cả xe được mát, mở máy sưởi chỉnh hướng gió dưới chân để phía sau được ấm.
CHỐNG KÍNH MỜ KHI ĐI TRỜI MƯA
Do ẩm độ tăng cao khi trời mưa làm kính mờ rất khó quan sát khi lái xe
Kính mờ khi trời mưa mùa hè :
- Chỉnh nút hướng gió thổi lên kính, mở máy lạnh A/C nhiệt độ điều chỉnh dưới trung bình, tốc độ quạt trung bình
Kinh mờ khi trời mưa mùa đông :
- Chỉnh nút hướng gió thổi lên kính, mở máy sưởi nhiệt độ điều chỉnh trên trung bình tốc độ quạt trung bình,khi sờ tay lên kính thấy ấm ,mở cần gạt nước (Nếu cảm thấy nóng và khô chỉnh nút lấy gió ngoài vào. Không dùng nút A/C )
Trong mùa mưa khoảng 2 tuần rửa kính xe 1 lần, chùi cần gạt nước bằng giẻ có tẩm cồn để cần gạt cao su được mềm gat sạch nước, để 1 ít gói chống ẩm trong hộc xe (Dùng loại viên thì đổ thẳng vào chỗ gạt tàn ) Để sẵn 1 lọ cồn và khăn khô, khi trời mưa lau khăn có cồn lên phần kính trong xe để tránh tình trạng hấp hơi mờ kính , dưới đây mình xin chia sẻ thêm đối với điều hoà ô tô
- Hệ thống điều hoà làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu: Đây có lẽ là vấn đề chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc.
Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ bốc mùi.
Cách khắc phục: cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió. Nếu vấn không giải quyết triệt để, cần liên hệ với các trung tâm chăm sóc xe để loại bỏ các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan bằng các hoá chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng.
Một số lưu ý đối với người sử dụng
- Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác.
- Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.
Nút A/C dùng để khởi động hệ thống làm lạnh.
- Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
- Ngoài ra, bộ phận cảm ứng có thể nhận biết được không khí ô nhiễm khi đi ngang các khu vực bụi bẩn, sẽ tự động chuyển sang lấy gió trong. Nếu xe bạn không có chế độ cài đặt lấy gió tự động, hoặc có tự động nhưng cảm biến không nhận được mùi khó chịu thì bạn phải tự động chuyển khi cần.
- Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.
- Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.
- Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.
- Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
- Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng.
Trên đây chỉ là một số lỗi thường gặp và các thao thác xử lý đơn giản. Một lời khuyên dành cho các chủ xe đó là: của bền tại người. Khi sử dụng xe, bạn hãy cố gắng đọc kỹ các yêu cầu của Nhà sản xuất và làm theo. Chắc chắn chiếc xe sẽ phục vụ lâu dài và không đôi khi gặp lỗi làm bạn phải bực mình.
Nguyên lý vận hành cơ bản của điều hòa nhiệt độ ô tô
Nguyên lý này được áp dụng cho cả loại điều chỉnh tay và tự động.
Thiết kế của các nhà sản xuất lắp đặt hệ thống điều hoà trên ô tô thông thường có hai phần chính: làm ấm và làm lạnh. Chúng hoạt động độc lập với nhau nhưng nối tiếp trên cùng 1 đường dẫn không khí: không khí trong khoang xe qua quạt gió đến giàn lạnh rồi qua giàn nóng đến các cửa gió.
Khi bật công tắc A/C thì hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động, không khí được thổi qua giàn lạnh nên sẽ giảm nhiệt độ và một phần hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành nước trên bề mặt giàn lạnh rồi chảy ra ngoài.
Như vậy khi cần sưởi ấm không khí trong xe thì chỉ cần bật quạt gió và điều chỉnh nhiệt độ như mong muốn, không bật A/C. Van nước sẽ dần mở tuỳ theo vị trí núm xoay để cho nước nóng đi qua két sưởi hoặc một phần luồng không khí được đi qua két sưởi, khi đó không khí được làm ấm tuỳ theo mức độ vị trí núm xoay.
Khi chỉ cần làm mát thì điều chỉnh nhiệt độ lạnh đến yêu cầu, bật quạt gió và bật công tắc A/C. Lúc này giàn lạnh sẽ hoạt động, đồng thời nước nóng của động cơ không đi qua két sưởi hoặc luồng không khí không đi qua két sưởi.
Giàn lạnh có nguyên tắc hoạt động như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Chúc các bác tài sử dụng xe tốt nhất nhé. Vui lòng ghi rõ nguồn http://lapdatdieuhoa.org khi copy nội dung bài viết.