Mô phỏng hoạt động một số dẫn động phanh xe tải

O
Bình luận: 3Lượt xem: 4,100

otohui

Thành viên O-H
1 Mô phỏng hoạt động của một số cụm chi tiết trung gian :
1.1 Mô phỏng hoạt động của van tổng phanh hai tầng :
Tổng van phanh hai tầng được đặt trên hệ thống phanh khí nén nhằm tách mạch độc lập cho dẫn động phanh cầu trước và cầu sau :
Khi chưa phanh, các van trong tổng phanh đóng ngăn không cho khí nén từ bình chứavào các bầu phanh (hình 1)

Hình 1-Trạng thái chưa phanh
Click vào nút “ Phanh “, các van trong tổng phanh mở cho khí nén qua tổng van đến các bầu phanh (hình 2)

Hình 2-Trạng thái phanh
Click vào nút “Kết thúc phanh “, tổng van cho khí nén từ bầu phanh xả ra ngoài khí trời, đồng thời ngăn không cho khí nén tiếp tục vào bầu phanh nữa kết thúc quá trình phanh. (hình 3)

Hình 3-Trạng thái “ Kết thúc phanh “

1.2-Mô phỏng hoạt động của van bảo vệ hai ngã :
Cũng nhằm mục đích tách mạch dẫn động cho hệ thống phanh nhiều mạch độc lập, van bảo vệ hai ngã cắt mạch hư hỏng ra khỉo hệ thống bảo vệ những mạch phanh còn lại. Ở trạng thái bình thường van để cho khí nén đi qua (Hình 4.4) bằng cách Click vào nút “Trạng thái 1)

Hình 4-“Trạng thái 1 “

Khi có sự cố hư hỏng trong mạch dẫn động, ví dụ mạch bên trái, van tự động cắt mạch hư hỏng ra khỏi hệ thống (Hình 5). Click nút “ Trạng thái 2”

Hình 5-“ Trạng thái 2 “

Click nút “Kết thúc” để kết thúc hoạt động .
1.3-Mô phỏng hoạt động của van tăng tốc :
Với mục đích tăng tính cơ động của dẫn động phanh, van tăng tốc được lắp trên những đoạn ống dẫn dài. Khi chưa có tín hiệu điều khiển van ở trạng thái như hình 6. (Click vào nút “Khi chưa có tín hiệu”

Hình 6-Trạng thái “Khi chưa có tín hiệu”

Cick vào nút “ Khi có tín hiệu “, khí nén điều khiển piston, mở nhanh van tăng tốc (hình 7) cho khí nén từ bình chứa vào các bầu phanh.

Hình 4.7- Trạng thái “Khi có tín hiệu”

1.4 Mô phỏng hoạt động của van hạn chế áp suất :
Nhằm mục đích ổn định khi phanh, tránh mất dẫn hướng cho xe van hạn chế áp suất được lắp trên mạch dẫn động cầu trước.
Click vào nút “Áp suất bình thường” piston nhỏ đi xuống mở van cho khí nén tới các bầu phanh. (hình 8)

Hình 8-Trạng thái “Áp suất bình thường”

Khi áp suất khí nén vào các bầu phanh trước tăng lên, piston lớn tự động đi xuống hạn chế bớt áp suất vào bầu phanh .(hình 9) Click nút “Áp suất tăng lên”

Hình 9-Trạng thái “Áp suất tăng lên”
Để kết thúc hoạt động của van, Click chuột vào nút “ Khi mất tín hiệu”, khí nén từ các bầu phanh trước thoát ra ngoài khí trời qua van hạn chế (hình 10)

Hình 10-Trạng thái” Khi không có tín hiệu điều khiển “

1,5 Mô phỏng hoạt động của bầu phanh đơn :
Bầu phanh đơn là cơ cấu chấp hành, chịu sự điều khiển của áp suất khí nén trong mạch dẫn động phanh .
Click vào nút “ Phanh “, khí nén đi vào bầu phanh đẩy màng cao su, nén lò xo thực hiện quá trình phanh.(hình 11)

Hình 11-Trạng thái “Phanh”

Click vào nút “ Thôi phanh “, khí nén thoát ra ngoài khí trời, do lực lò xo, màng cao su trở về vị trí ban đầu, kết thúc phanh. (hình 12)

Hình 12-Trạng thái “Thôi phanh”

2 Mô phỏng hoạt động của một số dẫn động phanh xe tải nặng :
2.1 Mô phỏng sơ đồ nguyên lý chung của dẫn động phanh khí nén :

Hình 13-Trạng thái chưa phanh
Click chuột vào nút “Phanh chân”, khí nén sẽ từ bình chứa qua tồng van đến các bầu phanh trước, sau thực hiện quá trình phanh. (hình 14)

Hình 14-Trạng thái “Phanh chân”
Click chuột vào nút “Phanh tay“, khí nén từ trong các bầù phanh tích năng sau xả ra ngoài khí trời thực hiện phanh dừng.(hình 15)

Hình 15-Trạng thái “Phanh dừng”

Click chuột vào “Nút 8” khí nén từ bình chứa qua nút vào các xilanh khí xả, van cắt nhiên liệu thực hiện quá trình phanh bổ trợ (hình 16)

Hình 16-Trạng thái Phanh bổ trợ

Click chuột vào “ Nút 7”, khí nén từ bình chứa đi vào các bầu phanh tích năng sau, thực hiện quá trình nhả phanh khẩn cấp (hình 17)

Hình 17-Trạng thái nhả phanh khẩn cấp

2.2 Mô phỏng dẫn động phanh khí nén trên xe tải KAMAZ-5320 :
Click vào nút “Phanh chân” để thực hiện quá trình phanh chân cầu trước, cầu sau và trên rơmoóc (hình 18)

Hình 18-Trạng thái “Phanh chân”

Click vào nút “Phanh tay” để thực hiện phanh dừng (hình 19)

Hình 19-Trạng thái phanh dừng
Click vào “Nút 8” để thực hiện quá trình phanh bổ trợ (hình 20)

Hình 20-Trạng thái phanh bổ trợ
Click “Nút 10” để thực hiện quá trình nhả phanh khẩn cấp (hình 21)

Hình 21-Trạng tháinhả phanh khẩn cấp
2.3 Mô phỏng dẫn động phanh trên xe tải HYUNDAI :
Click chuột vào nút “Phanh “ ta có trạng thái phanh chân hoạt động như hình 4.22.

Hình 22-Trạng thái “Phanh”

Tương tự, Click nút “AUX” là quá trình phanh bổ trợ (hình 23)

Hình 23-Trạng thái phanh bổ trợ
2.4 Mô phỏng dẫn động phanh thuỷ khí trên xe tải siêu nặng :
Trạng thái chưa phanh (Hình 4.24), các bánh xe bị bó cứng do tác động của các bầu phanh lòxo

Hình 24-Trạng thái không có áp suất khí nén
Click chuột vào nút “Phanh chân” hoặc “Phanh tay” để thực hiện phanh tất cả các bánh xe.(hình 25)

Hình 25-Trạng thái” Phanh chân” hoặc “Phanh tay”
2.5 Mô phỏng dẫn động phanh thuỷ lực trên xe tải siêu nặng :
Trạng thái chưa phanh :

Hình 26-Trạng thái chưa phanh
Click vào nút “Phanh” thực hiện phanh tất cả các bánh xe (hình 27)

Hình 27-Trạng thái “Phanh”
Khi áp lực dầu phanh tăng lên quá cao, van điều áp tự động điều chỉnh áp lực trong mạch nhằm ổn định mạch dẫn động phanh .Click vào nút “Tăng áp”. (hình 28)

Hình 28-Trạng thái “Tăng áp”
Trong trường hợp mạch phanh bị tắc nghẽn, van an toàn hoạt động nhằm bảo vệ bơm dầu và các đường ống dẫn. (hình 30).Click vào nút ‘’Tắc nghẽn”

Hình 30-Trạng thái “Tắc nghẽn mạch”

2.6 Mô phỏng dẫn động phanh khí nén trên xe tải có ABS :
Trạng thái khi “Phanh chậm dần” (Phanh từ từ). Click vào nút “Phanh từ từ”, ABS không hoạt động (hinh 31)

Hình 31-Trạng thái “Phanh chậm dần”

Click vào nút “Phanh gấp”, ABS hoạt động (hình 32)

Hình 32-Trạng thái “Phanh gấp”



 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên