Minsk: "Quỷ dữ" từ Belarus

K
Bình luận: 1Lượt xem: 3,339

khoainuong

Tài xế O-H
Minsk: "Quỷ dữ" từ Belarus





Minsk, mẫu xe máy nổi tiếng "trâu bò" của Liên Xô, đã trở thành một thú chơi ở Việt Nam.

Dưới đây là bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Justin Mott chụp cho thời báo The Wall Street Journal.​
Một chiếc Minsk Classic đời 2000 đang được "tân trang" tại một hiệu sửa xe Minsk tại Hà Nội. Chủ nhân của xe là Azrael Jeffrey, 36 tuổi, một người nước ngoài sống tại Hà Nội. Xe Minsk vốn nổi tiếng là...hay hỏng nhưng được cái dễ sửa! Tại Việt Nam, thú chơi xe Minsk đã hình thành ở cả cộng đồng người nước ngoài lẫn thanh niên sở tại​
Nguyễn Trọng Tùng, một nhiếp ảnh gia 27 tuổi, đang rong ruổi trên chiếc Minsk đời 1995 trước cửa Nhà thờ Lớn Hà Nội. Xe Minsk được sản xuất từ những năm 50 thế kỷ trước tại Belarus - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Hiện nay hãng sản xuất Minsk (Motovelo) đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính và có cơ phải đóng cửa​
Xế của Jeffrey tại hiệu sửa xe. Jeffrey mới tới Việt Nam từ Hè năm nay và ông cho biết, gần như tất cả bạn hữu của ông đều đi xe Minsk. Tuy nhiên, các hiệu sửa xe Minsk đã bắt đầu lo ngại vì đồ xe Minsk ngày một khó kiếm​
Nguyễn Trọng Tùng đang "lả lướt" trên một con phố bận rộn của Hà Nội. Ngày nay, những người đi xe Minsk đã bắt đầu "nhẹ nhàng" với xế do mối lo xe hỏng khó kiếm đồ​
Mặc dù Minsk có tốc độ cực đại chỉ 85km/h nhưng chất lượng đường phố với những ổ gà, ổ trâu có thể khiến những chiếc xe cũ kỹ như Minsk rơi rụng...mất đồ!​
Phạm Đức Cường - thường được giới chơi xe Liên Xô tại Hà Nội gọi là Cường Minsk, đang sở hữu khoảng 50 chiếc Minsk để chuyên cho thuê. Thuê xe Minsk để khám phá Đông Bắc, Tây Bắc Việt Nam là một cách phổ biến của du khách phương Tây đến Việt Nam​
Đồ cho Minsk ngày một hiếm khiến anh Cường đôi khi phải đi thu lượm đồ từ các bãi sắt vụn​
Đồ Minsk có cơ tăng giá do người chơi đã bắt đầu tìm mua để dự trữ​
Xe Minsk đã từng là phương tiện vận chuyển chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa Việt Nam. Nhưng nay những chiếc Minsk "trâu bò" đã trở thành một thú vui của người ở phố. Ảnh: Dan Donkery, một người nước ngoài tại Hà Nội, đang "đùa với xe" bằng một pha "bốc đầu"​
Cộng đồng người nước ngoài tại Hà Nội thậm chí đã lập nên Vietnam Minsk Club và tổ chức "Olympics" với các trò chơi dùng xe Minsk​
Một trong những môn thi của "Olympics" cho những chủ nhân Minsk là thi...đi chậm!​
Và phần thưởng dành cho người chiến thắng là những chiếc cup danh giá làm từ piston vỡ, bu-gi, tay biên hỏng của xe Minsk!​
Ảnh do Justtin Mott chụp cho The Wall Street Journal
 

khoainuong

Tài xế O-H
“Nghệ thuật” chơi Minsk

“Nghệ thuật” chơi Minsk





Để chơi được với “quỷ dữ vùng Belarus”, dân nghiền Minsk Việt Nam phải bỏ ra không ít công phu.


Xe Minsk từ lâu được biết đến tại Việt Nam, trước hết bởi ký ức về thời kỳ “Người người dùng đồ Liên Xô, nhà nhà dùng đồ Liên Xô”, sau hết và chính yếu bởi đây gần như là một thứ “đặc sản đi đường rừng”. Không mấy ngạc nhiên khi xe Minsk được ưu ái lựa chọn như loại phương tiện hữu hiệu ở miền rừng núi hiểm trở và những con đường mấp mô gò đống, chen lấn đá cuội hay nhão nhoẹt những bùn. Đơn giản, xe Minsk ở Việt Nam có giá rẻ, tuy tốc độ không cao nhưng “trâu bò”, dễ rơi đồ, nhưng lại không khó sửa chữa. Người chơi Minsk và dùng Minsk giản dị coi chiến mã của mình là “con nhà khó nên dễ nuôi.”
Minsk- Một số phận, một cuộc đời
Minsk “xuất thân” từ nhà máy OAO Motovelo, tại Belarus - một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ từ những năm 50 thế kỷ trước và trải qua thời kỳ khá thịnh vượng. Nhưng đến nay, nhà sản xuất xe Minsk đã thua lỗ 10,5 triệu USD trong năm 2008 theo tin từ truyền thông Belarus, do các xe máy Trung Quốc và Nhật Bản đã lan tràn sâu vào xứ sở này, tranh giành thị phần tại Nga, Đông Âu và Châu Á. Nhà máy liên tiếp diễn ra biểu tình và phản đối, chính phủ buộc phải hỗ trợ cho công ty tái thiết và giải quyết các khỏan nợ.
Hiện nhà máy đã trở lại sản xuất những chiếc xe 125cc. Giám đốc của Motovelo, Nikita Shrubok, bày tỏ: “chúng tôi quan tâm đến những người còn hâm mộ dòng xe Minsk tại Việt Nam.”
Tại những cung đường khúc khuỷu từ Afghanistan đến Mozambique, người ta vẫn thấy đâu đó bóng dáng Minsk. Còn ở những miền biên giới heo hút Việt Nam, Minsk vẫn được sử dụng và được gọi với cái tên thân thuộc “trâu rừng”. Có những nơi, Minsk là phương tiện để những kẻ buôn lậu và dân chở hàng thuê chở gà, thuốc lá và các sản phẩm khác từ Trung Quốc qua biên giới Việt Nam.
Minsk còn là niềm đam mê của những người trót nặng lòng chiếc xe gợi nên ký ức của một thời gắn bó với Liên Xô cũ này.
“Nghệ thuật” chơi Minks ở Việt Nam
Chơi với xe Minsk như bước vào một cuộc chiến thức sự. Tại một “thánh địa của xe máy” như Việt Nam, xe Minsk, một chiếc dirt bike ồn ào, xì khói đen ngòm, dễ hỏng nhưng cũng dễ sửa đã tự thay đổi nhiều để thích nghi khi so với các bậc tiền bối của mình.
Xe Minsk sử dụng động cơ 2 kỳ, 125 phân khối, kẻ lạc loài giữa những mẫu xe offroad thời thượng động cơ tới 445 phân khối hiện đại ngày nay. Xe chỉ có thể đạt được đến vận tốc hơn 80 km/h trong điều kiện tốt. Một chiếc Minsk cũ ở Việt nam có giá chưa tới 500 USD.
Những người chơi xe và thợ xe Việt Nam phải săn lùng xe cũ để kiếm ra phụ tùng thay thế mỗi khi xe hỏng hóc, và bắt đầu tích trữ phụ tùng phòng khi khan hiếm. Phạm Đức Cường - thường được giới chơi xe Liên Xô tại Hà Nội gọi là Cường Minsk, đang sở hữu khoảng 50 chiếc Minsk để chuyên cho thuê. Anh phải lặn lội ra vùng thu gom phế liệu ngoại thành Hà Nội để “săn đồ” cho xe.
Một thợ sửa xe khác, 40 tuổi, đã “nhặt nhạnh” được kha khá những đồ tốt từ xe Volga, những chiếc xe máy Honda cũ, trục xe, thêm 2 chế hòa khí, 1 xy lanh và một đồng hồ công tơ mét, tất cả chỉ có giá khoảng 11 USD, cực “bèo” so với khi mua đồ mới.
Trần Văn Quỳnh, một người buôn phế liệu chuyên cung cấp phụ tùng xe Minsk than thở: “ngày càng có ít đồ Minsk”, anh hi vọng phụ tùng sẽ tăng giá do tình trạng khan hiếm như hiện nay.
Một số dân mê Minsk khác thì lại có cách thức chữa bệnh riêng cho xe. Khi mắc kẹt ở những vùng chỉ có đá sỏi và cây rừng “thậm chí đến tấm biển số cũng có thể sử dụng để sửa côn.” - Digby Greenhalgh, một tay chơi Minsk người Australia, đang sống tại Hà Nội, tâm sự. Anh này thậm chí còn biên soạn ra một cẩm nang tớ 60 trang về tự bảo dưỡng và sửa chữa xe Minsk.
Dan Dockery, một nhân viên nhà hàng 35 tuổi tại Hà nội, vẫn còn nhớ lại chuyến đi “rùng mình” lên miền ngược, khi khung xe Minsk của anh gần như gãy. Anh này đã sử dụng những thanh tre và dây băng để “gia cố” lại, và thậm chí vẫn đi thêm được hơn 6km trong tình trạng này.
Một vài người say mê xe Minsk đã phải chuyển sang sử dụng loại xe thông dụng khác là Honda hoặc Yamaha trong nội thành, bởi theo họ, thái độ của người dân đối với xe máy đã thay đổi. “Xe Minsk ồn ào và xì khói nhiều đến nỗi mọi người đều nhìn tôi khó chịu khi tôi dừng đèn đỏ”- Anh Giles Cooper, một luật sư đồng thời là tay chơi Minsk ở Hà Nội tâm sự.
Hội chơi Minsk tại Việt Nam
Đúng theo truyền thống Việt Nam, câu lạc bộ Minsk tại đây ra đời trên bàn nhậu khoảng 10 năm về trước. Khoảng năm 1999, anh Dockery, khi đó còn là một giáo viên tiếng Anh đã được biết rằng vị giám đốc nhà máy Minsk sẽ tới Hà Nội công tác. Dockery đã tổ chức một phái đoàn hàng tá xe Minsk hộ tống vị này tại sân bay Nội Bài, và tiếp đón nồng hậu với rất nhiều bia và vodka. Bắt đầu từ đó, hội chơi Minsk ra đời.
Mới đây, Olympics Minks thường niên lần thứ 7 đã diễn ra tại Thác Đa, miền bắc Việt Nam, và những câu chuyện về Minsk lại thắp lửa đam mê của người chơi.
Những thành viên trong câu lạc bộ Minsk Hà Nội đã lên một lịch trình “quy mô” cho Olympics Minsk của mình, với những cung đường hiểm trở, xe, âm nhạc và tất nhiên là sự chuẩn bị để làm “thợ sửa xe bất đắc dĩ” bất kỳ lúc nào. Trong cái nắng như thiêu của vùng núi Ba Vì, họ tranh tài, thể hiện và cùng chung một niềm đa mê lớn – Minsk.
Richard Rastall, chàng trai người Anh 30 tuổi, sống tại Hà Nội, trên chiếc xe Minsk của mình cố gắng phi lên một bờ cỏ cao 1,22m. Chiếc xe rùng mình nghiêng ngả, đồng hồ côngtơmét long ra. Rastall vẫn cười khóai trá “anh sẽ thích chiếc xe này.”
Để dành được giải với “cúp vàng” là….Piston vỡ, bu-gi, tay biên hỏng của xe Minsk, các tay chơi phải thể hiện tài luồn lách qua những mô đất, dốc cỏ, những lùm bụi chằng chịt cây trong thời gian…. chậm nhất mà không được chống chân chạm đất.
Và phần thưởng lớn nhất của họ trong lần Olympic này có lẽ là trở về được Hà Nội mà không gặp hỏng hóc nào.
(Theo The Wall Street Journal)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên