Lý giải hiện tượng cứng chân phanh trên xe Honda CRV 2019

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 6Lượt xem: 3,157

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Liên quan đến sự cố "cứng chân phanh" do mất trợ lực khi đang chạy ở chế độ Cruise Control trên dòng xe Honda CR-V 2019, gây hoang mang trong cộng đồng sử dụng xe Honda CR-V Việt Nam trong thời gian vừa qua.
cứng chân phanh trên honda CRV.jpg
Ngày 21/06/2019, Honda Việt Nam đã có phản hồi chính thức về sự cố này và cho biết "đây không phải là lỗi chất lượng. Hãng giải thích, hệ thống trợ lực phanh có một loại cảm biến là cảm biến vấn đề bất thường. Khi tài xế đặt nhẹ chân phanh liên tục làm thay đổi chu trình của bàn đạp phanh, lúc này cảm biến sẽ hoạt động, kéo theo những tiếng bíp các biểu tượng báo lỗi trên màn hình." (Trích dẫn báo Vnxpress.net)
cứng chân phanh trên honda CRV 2.jpg
Lý giải về hiện tượng này, mới đây anh Lan Pham đã có những bình luận riêng về sự cố này dưới đây là bài phân tích của anh. Mời các bác tham khảo và cho ý kiến:

"Adaptive Cruise Control (ACC) là một hệ thống an toàn chủ động tiên tiến được áp dụng rất nhiều hiện nay và gần như được coi là thiết bị tiêu chuẩn trên một số dòng xe đắt tiền.

Người ta gọi nó với nhiều cái tên khác nhau như Kiếm soát hành trình thông minh hay kiểm soát hành trình chủ động và trên các hệ thống xe tự lái nó là một phần của hệ thống điều khiển tự động. Nó hoạt động dựa trên hệ thống kiểm soát hành trình cơ bản kết hợp với hệ thống radar giám sát khoảng cách với các phương tiện ay vật thể phía trước, kết hợp với hệ thống camera quan sát phía trước.
Adaptive Cruise Control (ACC) on honda crv.jpg
Hệ thống này ưu việt nhưng không phải hoàn hảo. Ví dụ như hệ thống của Honda. ACC của Honda được tích hợp trong một gói các thiết bị an toàn mà Honda gọi là Honda Sensing Package. Gói này những năm gần đây được lắ đặt trên hầu như tất cả các dòng xe cao cấp của hãng hoặc những bản cảo cấp của dòng xe hạng trung.

Tuy nhiên như đã ở trên hệ thống này có những vấn đề của nó và nếu các bạn chịu khó tra Google (miến phí hoàn toàn nếu bạn biết dùng wifi chùa) sẽ ra cả loạt nhận xét của người dùng về hệ thống ACC trên các mẫu xe mới bao gồm cả CR-V tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không riêng gì khu vực châu Á.

Tại sao lại phải nhắc đến châu Á bởi hai ý do.

Thứ nhất Honda Sensing Package được vận hành trên thuật toán điều khiển xây dựng dựa vào nghiên cứu thói quen vận hành xe trên đường của người châu Âu. Thứ 2 điều kiện giao thông và hành xử trên đường của châu Á, đăc biệt là các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam có tính đặc thù cao nên nhiều ý kiến cho rằng hệ thống an toàn chủ động của Honda là không thích hợp. Điều này nghe có vẻ đúng nhưng không có gì chứng minh cả và nếu Honda quyết định dùng chung hệ thống với thuật toán điều khiển không thay đổi thì hẳn họ đã phải nghiên cứu chán chê rồi.

Nhưng điều cần nói ở đây là cách mà một chiếc xe như CR-V được đưa về bán ở Việt Nam:

CR-V 2019 là chiếc xe nhập nguyên chiếc từ Thái Lan nên nó thừa hưởng các gói thiết bị như bản gốc của chiếc xe tương tự bán tại Thái Lan là điều hết sức dễ hiểu. Những hãy nói về hệ thống ACC.

Chiếc xe bán tại Thái Lan có ACC nhưng bản về Việt Nam tuy có ACC nhưng lại không có hệ thống hỗ trợ giữ khoảng cách hay nói cách khác phần này của ACC đã bị cắt bỏ đồng nghĩa với việc hệ thống Collision Mitigation Braking System cũng biến mất. Điều này là hết sức dễ hiểu khi Honda Việt Nam muốn cắt giảm giá thành và nếu tôi là giám đốc HVN tôi cũng sẽ làm vậy.

Có điều khi một hệ thống được điều khiển bởi máy tính nhưng khi một trong số các tham số đầu và không còn nữa thì khả năng hệ thống điều khiển đó làm việc như thằng ngáo là rất cao. Một nhà sản xuất có tâm sẽ điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với phần cứng hiện hữu của chiếc xe.

Xem ra HVN hơi ẩu trong việc này khi họ không điều chỉnh pần mềm cho tương thích và chỉ khi khách hàng lên tiếng về những bất thường của hệ thống phanh khi dùng ACC, à, phai nói là hệ thống kiểm soát hành trình thôi vì hệ thống này đã bị cắt bớt khá nhiều khi sang Việt Nam rồi nên đáng được gọi là ACC nữa.

Cơ sở nào cho những nhận định này. Đó chính là việc HVN chỉnh lỗi bằng việc flash lại ECU hay cập nhật phần mềm điều chỉnh mới và lỗi đó không còn nữa. Nói cập nhận bản mới cho sáng chứ khả năng rất cao là cập nhật phần điều khiển cụ thể của Cruise Control cho hệ thống không có Adaptive.

Nhưng với tôi điều đáng trách nhất lại không nằm ở việc HVN cắt giảm chi tiết mà ở cái cách họ lý giải vấn đề. HVN giải thích rằng "Khi cảm biến hoạt động, hệ thống trợ lực phanh sẽ không còn tác dụng mà thay vào đó là một hệ thống khác nhằm đảm bảo an toàn". HVN hẳn là đơn vị có rất nhiều người thích đùa. Hệ thống phanh nào trên xe hơi đều cần trợ lực, không bằng điện thì bằng cơ khí dùng khí thải từ động cơ trừ khi người điều khiển là những đô vật chân to như phích.
lỗi cứng chân phanh honda vrv 2019.jpg

Lời giải thích của Honda Việt Nam về hiện tượng cứng chân phanh
Nhưng hay nhất là câu "Hệ thống khác sẽ thay thế để đảm bảo an toàn". Khi cần phải giảm tốc mà xe tự động vô hiệu hệ thống phanh mà thay bằng hệ thống khác để đảm bảo an toàn thì hệ thống đó là hệ thống nào? Túi khí chăng hỡi các bạn HVN?

Một cách giải thích quanh co chỉ nhằm mục đích che dấu lỗi của chiếc xe nhập khẩu từ một thị trường được hưởng thuế nhập khẩu bằng KHÔNG nhưng giá đắt hơn xe cùng phân khúc LẮP RÁP trong nước.

Honda Việt Nam dẫm một chân vào bãi cứt to rồi, việc rút chân đó ra hay dẫm nốt chân còn lại vào là quyết định của họ nhưng quyết định đó lại bị ảnh hưởng bởi thái độ của người tiêu dùng. Nhà sản xuất không khốn nạn, chính người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước không cho họ cơ hội làm người tử tế thôi."

Nguồn: Facebook Lan Pham
Ps: Mời các bác cùng chém về hiện tượng nóng này. Em thấy Honda Việt Nam đợt này khủng hoảng lớn rồi đây.
 

kelangbat

Tài xế O-H
Xin bác giải thích cho em hiểu câu: "Nhà sản xuất không khốn nạn, chính người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước không cho họ cơ hội làm người tử tế thôi" là sao ạ? Em không hiểu câu này lắm.
Và bác sai chính tả đoạn "Có điều khi 1 hệ thống được điều khiển bởi mt và mất đi 1 trong số tham số đầu "và"(vào)..
 

nghiphan

Tài xế O-H
mình vẫn nhớ trong các điều kiện cần để ngắt ACC chủ động có cái khi tài xế tác động lên bàn đạp phanh mà ta
 

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Xin bác giải thích cho em hiểu câu: "Nhà sản xuất không khốn nạn, chính người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước không cho họ cơ hội làm người tử tế thôi" là sao ạ? Em không hiểu câu này lắm.
Và bác sai chính tả đoạn "Có điều khi 1 hệ thống được điều khiển bởi mt và mất đi 1 trong số tham số đầu "và"(vào)..
Ý là châm biếm các cơ quan bảo vệ hàng người tiêu dùng ấy bác. Ở các nước khác luật định về các điều kiện an toàn trên một chiếc xe rất khắt khe đơn cử như Mỹ: một chiếc xe bán ra thị trường bắt buộc phải trang bị ABS, ít nhất có 2 túi khí, tiêu chuẩn khí thải phải từ euro 4 trở lên.
Còn Việt Nam thì ngoài cái tiêu chuẩn khí thải thì xe mày có ABS hay không hay không có túi khí nào "tao" cũng kệ. Nên từ đó, các hãng sẽ cắt giảm các chi tiết để giảm giá bán.
Chung quy lại là do dân mình ham rẻ thôi.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên