Lực siết nắp quy lát

quanauto
Bình luận: 46Lượt xem: 43,319

phantom1102

Tài xế O-H
lực xiết nắp quy lát theo nhà sản xuất. Nhưng theo kinh nghiêm làm của em thì xiết khoảng 6,5 đến 8 kg.n là ok. Nhưng bavs phải hiểu quy trình xiết đấy nhé
 

understand

Tài xế O-H
Đa số em thấy các bác thợ siết theo kinh nghiệm thôi ak, chứ trong repair manual của từng hãng có cách siết theo quy trình hết.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thưa các cụ,khi ta siết bu long quy lát của xe du lịch,lực siết tiêu chuẩn nằm trong khoảng nào ạ..xin các cụ chỉ giáo

Nói chung số liệu này phải tra cứu trong tài liệu của hãng hay trong các phần mềm tra cứu. Vì cũng là xe du lịch nhưng các giá trị này khác nhau khá xa.

Ví dụ số liệu dưới đây là của xe FIAT Doblo Engine Code: 350A1.000, tra cứu trong Autodata

http://img.oto-hui.com/images/2015/06/09/a1.jpg
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Nói chung số liệu này phải tra cứu trong tài liệu của hãng hay trong các phần mềm tra cứu. Vì cũng là xe du lịch nhưng các giá trị này khác nhau khá xa.

Ví dụ số liệu dưới đây là của xe FIAT Doblo Engine Code: 350A1.000, tra cứu trong Autodata
http://img.oto-hui.com/images/2015/06/09/a1.jpg
E ko hiểu được cái đoạn siết thêm 90 độ chia làm 2 lần, tại sao phải có thao tác này? Tại sao nhà sản xuất không quy định lực siết cụ thể cuối cùng ạ? Xin thầy chỉ điểm giúp em!
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
E ko hiểu được cái đoạn siết thêm 90 độ chia làm 2 lần, tại sao phải có thao tác này? Tại sao nhà sản xuất không quy định lực siết cụ thể cuối cùng ạ? Xin thầy chỉ điểm giúp em!

Khi xiết bu lông nắp quy lát thường phải bảo đảm các tiêu chí:
1. Đúng thứ tự các bu lông;
2. Đúng, đủ lực xiết;
3. Đúng quy trình: Chia làm một số bước, mà không vặn một lần, nhằm bảo đảm lực phân bố đều trên khắp bề mặt nắp quy lát từ thấp đến cao, tránh làm cong vênh mặt máy.
 

otomo

Tài xế O-H
siết theo kinh nghiệm thôi bác, nên tập kỹ năng đó đi, đôi khi bác siết theo tiêu chuẩn của Hãng gặp nhầm xe cũ vẫn gãy ốc như chơi. em từng bị quilát con Fiat Doblo cho ăn hành 2 con ốc 1 lượt rồi :oops:
 

quanauto

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi kái này luôn.xe thay két nước mới..nhưng khi tắt máy nước lại phì ra nhỉ..quạt vẫn quay.
 

otomo

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi kái này luôn.xe thay két nước mới..nhưng khi tắt máy nước lại phì ra nhỉ..quạt vẫn quay.
tạo chủ đề khác đi bác.
cơ mà xe đó xe gì, lúc đổ nước vào bác có xã gió đường nước chưa, két mới phải đổ nước thật chậm, đợi nó sụt rồi châm tiếp cho đến khi nào chắc chắn đã đầy, nếu ko là bị bòng hơi gây nên hiện tượng trên
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Khi xiết bu lông nắp quy lát thường phải bảo đảm các tiêu chí:
1. Đúng thứ tự các bu lông;
2. Đúng, đủ lực xiết;
3. Đúng quy trình: Chia làm một số bước, mà không vặn một lần, nhằm bảo đảm lực phân bố đều trên khắp bề mặt nắp quy lát từ thấp đến cao, tránh làm cong vênh mặt máy.
Em hiểu ý thầy nói ạ? Điều e thắc mắc là thao tác siết thêm 90độ để làm gì? Thí dụ tại sao là siết đến 30Nm, rồi siết thêm 90độ mà ko phải là siết đến 30Nm, rồi siết đến 35Nm...chẳng hạn? Em ko thấy có tài liệu nào nói đến việc tại sao lại siết xoay thêm một góc bao nhiêu độ? E nghĩ rằng điều này có liên quan đến sự biến dạng của bulon. Xin thầy giải thích thêm cho e với. Cảm ơn thầy!
 

Ferrari599

Tài xế O-H
Em hiểu ý thầy nói ạ? Điều e thắc mắc là thao tác siết thêm 90độ để làm gì? Thí dụ tại sao là siết đến 30Nm, rồi siết thêm 90độ mà ko phải là siết đến 30Nm, rồi siết đến 35Nm...chẳng hạn? Em ko thấy có tài liệu nào nói đến việc tại sao lại siết xoay thêm một góc bao nhiêu độ? E nghĩ rằng điều này có liên quan đến sự biến dạng của bulon. Xin thầy giải thích thêm cho e với. Cảm ơn thầy!
tùy theo hảng thôi bác ah.mổi hảng một quy định khác nhau .quan trong nhất là đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn . e thấy trên mấy con toyota lăng gu zơ máy dầu có gi xiết bao nhiêu Nm rồi xiết thêm 2 lần 90 độ bác ah
 

Check

Tài xế O-H
Em hiểu ý thầy nói ạ? Điều e thắc mắc là thao tác siết thêm 90độ để làm gì? Thí dụ tại sao là siết đến 30Nm, rồi siết thêm 90độ mà ko phải là siết đến 30Nm, rồi siết đến 35Nm...chẳng hạn? Em ko thấy có tài liệu nào nói đến việc tại sao lại siết xoay thêm một góc bao nhiêu độ? E nghĩ rằng điều này có liên quan đến sự biến dạng của bulon. Xin thầy giải thích thêm cho e với. Cảm ơn thầy!

sâu xa của nó liên quan đến lý thuyết kim loại. Bu lông mặt máy làm việc trong vùng biến dạng dẻo, mỗi khi siết đủ lực và siết thêm 90 độ thì phần siết thêm là phần biến dạng dẻo của bu lông.
Chú ý quan trọng là bu lông loại này phải kiểm tra chiều dài trong tiêu chuẩn cho phép trước khi lắp. Nếu không thì lãnh hậu quả đứt bu lông.
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Em hiểu ý thầy nói ạ? Điều e thắc mắc là thao tác siết thêm 90độ để làm gì? Thí dụ tại sao là siết đến 30Nm, rồi siết thêm 90độ mà ko phải là siết đến 30Nm, rồi siết đến 35Nm...chẳng hạn? Em ko thấy có tài liệu nào nói đến việc tại sao lại siết xoay thêm một góc bao nhiêu độ? E nghĩ rằng điều này có liên quan đến sự biến dạng của bulon. Xin thầy giải thích thêm cho e với. Cảm ơn thầy!

Một câu hỏi hay, ý nghĩa của nó là thế này:
1. Hiện nay đa số các hãng sử dụng chế độ lực căng tối đa của bu lông nắp máy ở chế độ biến dạng dẻo, để dảm bảo lực căng đồng đều của tất cả các bu lông.
Đối với vật liệu kim loại và hợp kim như đang sử dụng, theo lý thuyết sức bền vật liệu thì khi chịu kéo vật liệu trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn biến dạng đàn hồi: Ở giai đoạn này lực kéo tỉ lệ thuận với biến dạng dài, biến dạng dài tăng thì lực tăng lên tỉ lệ thuận.
+ Giai đoạn2, giai đoạn biến dạng dẻo: Ở giai đoạn này vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo, có nghĩa là biến dạng dài tăng lên nhưng lực không tăng nữa.
+ Giai đoạn 3, giai đoạn phá hủy: Ở giai đoạn này (sau giai đoạn biến dạng dẻo) vật liệu bắt đầu bị phá hủy, nên khi biến dạng dài tăng thì lực giảm và vật liệu thắt nhỏ lại rồi đứt (phá hủy).
2. Người ta dựa vào tính chất của giai đoạn 2, nên khi xiết bu lông, người ta tạo ra lực mà ở đó bu lông bắt đầu biến dạng dẻo. Khi này lực tác dụng lên nắp máy của tất cả các bu lông là bằng nhau, nên hạn chế được sự cong vênh nắp máy do lực xiết các bu lông không đều. (vì vậy bu lông này theo quy định thường chỉ dùng một lần).
3. Tại sao khi xiết bu lông lại cho giá trị góc xoay (90 đô, 120 độ...) mà không cho giá trị mô men xiết cuối cùng.
Thực ra khi ta xiết bu lông (mặt máy hoặc bu lông khác) bằng dụng cụ cân lực chỉ báo bằng đơn vị đo mô men: KG.m (hoặc Nm) thì không phải toàn bộ giá trị mô men xiết chỉ báo trên đồng hồ đều tác dụng lên bu lông mà một phần để thắng mô men ma sát giữa tán bu lông với mặt máy. Mà giá trị mô men ma sát này là không xác định. Tùy theo tình trạng bề mặt tán bu lông và mặt máy mà nó có giá trị khác nhau. Như vậy cùng một giá trị mô men xiết phản ánh trên đồng hồ cân lực như nhau nhưng mô men xiết trên các bu lông có thể khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, thì người ta thay thế vào đó bằng cách cho giá trị góc xoay bu lông. Vì khi đã biết bước ren, góc xoay thì tính ra biến dạng dài của bu lông, từ đó xác định lực căng bu lông và thời điểm biến dạng dẻo của bu lông. Cách làm này loại bỏ được sự ảnh hưởng của mô men ma sát, tạo ra lực căng của tất cả các bu lông là như nhau.
(Vì giả sử con bu lông nào có mô men ma sát lớn thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay lớn hơn, còn con bu lông nào có mô men ma sát nhỏ thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay nhỏ hơn, nhưng bu lông đều xoay 90 độ và đều biến dạng dài như nhau nên đều có lực căng như nhau).
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
Một câu hỏi hay, ý nghĩa của nó là thế này:
1. Hiện nay đa số các hãng sử dụng chế độ lực căng tối đa của bu lông nắp máy ở chế độ biến dạng dẻo, để dảm bảo lực căng đồng đều của tất cả các bu lông.
Đối với vật liệu kim loại và hợp kim như đang sử dụng, theo lý thuyết sức bền vật liệu thì khi chịu kéo vật liệu trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn biến dạng đàn hồi: Ở giai đoạn này lực kéo tỉ lệ thuận với biến dạng dài, biến dạng dài tăng thì lực tăng lên tỉ lệ thuận.
+ Giai đoạn2, giai đoạn biến dạng dẻo: Ở giai đoạn này vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo, có nghĩa là biến dạng dài tăng lên nhưng lực không tăng nữa.
+ Giai đoạn 3, giai đoạn phá hủy: Ở giai đoạn này (sau giai đoạn biến dạng dẻo) vật liệu bắt đầu bị phá hủy, nên khi biến dạng dài tăng thì lực giảm và vật liệu thắt nhỏ lại rồi đứt (phá hủy).
2. Người ta dựa vào tính chất của giai đoạn 2, nên khi xiết bu lông, người ta tạo ra lực mà ở đó bu lông bắt đầu biến dạng dẻo. Khi này lực tác dụng lên nắp máy của tất cả các bu lông là bằng nhau, nên hạn chế được sự cong vênh nắp máy do lực xiết các bu lông không đều. (vì vậy bu lông này theo quy định thường chỉ dùng một lần).
3. Tại sao khi xiết bu lông lại cho giá trị góc xoay (90 đô, 120 độ...) mà không cho giá trị mô men xiết cuối cùng.
Thực ra khi ta xiết bu lông (mặt máy hoặc bu lông khác) bằng dụng cụ cân lực chỉ báo bằng đơn vị đo mô men: KG.m (hoặc Nm) thì không phải toàn bộ giá trị mô men xiết chỉ báo trên đồng hồ đều tác dụng lên bu lông mà một phần để thắng mô men ma sát giữa tán bu lông với mặt máy. Mà giá trị mô men ma sát này là không xác định. Tùy theo tình trạng bề mặt tán bu lông và mặt máy mà nó có giá trị khác nhau. Như vậy cùng một giá trị mô men xiết phản ánh trên đồng hồ cân lực như nhau nhưng mô men xiết trên các bu lông có thể khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, thì người ta thay thế vào đó bằng cách cho giá trị góc xoay bu lông. Vì khi đã biết bước ren, góc xoay thì tính ra biến dạng dài của bu lông, từ đó xác định lực căng bu lông và thời điểm biến dạng dẻo của bu lông. Cách làm này loại bỏ được sự ảnh hưởng của mô men ma sát, tạo ra lực căng của tất cả các bu lông là như nhau.
(Vì giả sử con bu lông nào có mô men ma sát lớn thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay lớn hơn, còn con bu lông nào có mô men ma sát nhỏ thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay nhỏ hơn, nhưng bu lông đều xoay 90 độ và đều biến dạng dài như nhau nên đều có lực căng như nhau).
Thắc mắc của e từ khi ra trường đến nay đã được lý giải hết sức cặn kẽ và có cơ sở! Em cảm ơn
Một câu hỏi hay, ý nghĩa của nó là thế này:
1. Hiện nay đa số các hãng sử dụng chế độ lực căng tối đa của bu lông nắp máy ở chế độ biến dạng dẻo, để dảm bảo lực căng đồng đều của tất cả các bu lông.
Đối với vật liệu kim loại và hợp kim như đang sử dụng, theo lý thuyết sức bền vật liệu thì khi chịu kéo vật liệu trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn biến dạng đàn hồi: Ở giai đoạn này lực kéo tỉ lệ thuận với biến dạng dài, biến dạng dài tăng thì lực tăng lên tỉ lệ thuận.
+ Giai đoạn2, giai đoạn biến dạng dẻo: Ở giai đoạn này vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo, có nghĩa là biến dạng dài tăng lên nhưng lực không tăng nữa.
+ Giai đoạn 3, giai đoạn phá hủy: Ở giai đoạn này (sau giai đoạn biến dạng dẻo) vật liệu bắt đầu bị phá hủy, nên khi biến dạng dài tăng thì lực giảm và vật liệu thắt nhỏ lại rồi đứt (phá hủy).
2. Người ta dựa vào tính chất của giai đoạn 2, nên khi xiết bu lông, người ta tạo ra lực mà ở đó bu lông bắt đầu biến dạng dẻo. Khi này lực tác dụng lên nắp máy của tất cả các bu lông là bằng nhau, nên hạn chế được sự cong vênh nắp máy do lực xiết các bu lông không đều. (vì vậy bu lông này theo quy định thường chỉ dùng một lần).
3. Tại sao khi xiết bu lông lại cho giá trị góc xoay (90 đô, 120 độ...) mà không cho giá trị mô men xiết cuối cùng.
Thực ra khi ta xiết bu lông (mặt máy hoặc bu lông khác) bằng dụng cụ cân lực chỉ báo bằng đơn vị đo mô men: KG.m (hoặc Nm) thì không phải toàn bộ giá trị mô men xiết chỉ báo trên đồng hồ đều tác dụng lên bu lông mà một phần để thắng mô men ma sát giữa tán bu lông với mặt máy. Mà giá trị mô men ma sát này là không xác định. Tùy theo tình trạng bề mặt tán bu lông và mặt máy mà nó có giá trị khác nhau. Như vậy cùng một giá trị mô men xiết phản ánh trên đồng hồ cân lực như nhau nhưng mô men xiết trên các bu lông có thể khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, thì người ta thay thế vào đó bằng cách cho giá trị góc xoay bu lông. Vì khi đã biết bước ren, góc xoay thì tính ra biến dạng dài của bu lông, từ đó xác định lực căng bu lông và thời điểm biến dạng dẻo của bu lông. Cách làm này loại bỏ được sự ảnh hưởng của mô men ma sát, tạo ra lực căng của tất cả các bu lông là như nhau.
(Vì giả sử con bu lông nào có mô men ma sát lớn thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay lớn hơn, còn con bu lông nào có mô men ma sát nhỏ thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay nhỏ hơn, nhưng bu lông đều xoay 90 độ và đều biến dạng dài như nhau nên đều có lực căng như nhau).
Thắc mắc của em từ khi ra trường đi làm đến nay đã được thầy giải thích rất cặn kẽ và có cơ sở. Em cảm ơn thầy!
 

quanauto

Tài xế O-H
Một câu hỏi hay, ý nghĩa của nó là thế này:
1. Hiện nay đa số các hãng sử dụng chế độ lực căng tối đa của bu lông nắp máy ở chế độ biến dạng dẻo, để dảm bảo lực căng đồng đều của tất cả các bu lông.
Đối với vật liệu kim loại và hợp kim như đang sử dụng, theo lý thuyết sức bền vật liệu thì khi chịu kéo vật liệu trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn biến dạng đàn hồi: Ở giai đoạn này lực kéo tỉ lệ thuận với biến dạng dài, biến dạng dài tăng thì lực tăng lên tỉ lệ thuận.
+ Giai đoạn2, giai đoạn biến dạng dẻo: Ở giai đoạn này vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo, có nghĩa là biến dạng dài tăng lên nhưng lực không tăng nữa.
+ Giai đoạn 3, giai đoạn phá hủy: Ở giai đoạn này (sau giai đoạn biến dạng dẻo) vật liệu bắt đầu bị phá hủy, nên khi biến dạng dài tăng thì lực giảm và vật liệu thắt nhỏ lại rồi đứt (phá hủy).
2. Người ta dựa vào tính chất của giai đoạn 2, nên khi xiết bu lông, người ta tạo ra lực mà ở đó bu lông bắt đầu biến dạng dẻo. Khi này lực tác dụng lên nắp máy của tất cả các bu lông là bằng nhau, nên hạn chế được sự cong vênh nắp máy do lực xiết các bu lông không đều. (vì vậy bu lông này theo quy định thường chỉ dùng một lần).
3. Tại sao khi xiết bu lông lại cho giá trị góc xoay (90 đô, 120 độ...) mà không cho giá trị mô men xiết cuối cùng.
Thực ra khi ta xiết bu lông (mặt máy hoặc bu lông khác) bằng dụng cụ cân lực chỉ báo bằng đơn vị đo mô men: KG.m (hoặc Nm) thì không phải toàn bộ giá trị mô men xiết chỉ báo trên đồng hồ đều tác dụng lên bu lông mà một phần để thắng mô men ma sát giữa tán bu lông với mặt máy. Mà giá trị mô men ma sát này là không xác định. Tùy theo tình trạng bề mặt tán bu lông và mặt máy mà nó có giá trị khác nhau. Như vậy cùng một giá trị mô men xiết phản ánh trên đồng hồ cân lực như nhau nhưng mô men xiết trên các bu lông có thể khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, thì người ta thay thế vào đó bằng cách cho giá trị góc xoay bu lông. Vì khi đã biết bước ren, góc xoay thì tính ra biến dạng dài của bu lông, từ đó xác định lực căng bu lông và thời điểm biến dạng dẻo của bu lông. Cách làm này loại bỏ được sự ảnh hưởng của mô men ma sát, tạo ra lực căng của tất cả các bu lông là như nhau.
(Vì giả sử con bu lông nào có mô men ma sát lớn thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay lớn hơn, còn con bu lông nào có mô men ma sát nhỏ thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay nhỏ hơn, nhưng bu lông đều xoay 90 độ và đều biến dạng dài như nhau nên đều có lực căng như nhau).
Thầy cho hỏi kái này luôn..siết khoảng 8-10 kg...
Một câu hỏi hay, ý nghĩa của nó là thế này:
1. Hiện nay đa số các hãng sử dụng chế độ lực căng tối đa của bu lông nắp máy ở chế độ biến dạng dẻo, để dảm bảo lực căng đồng đều của tất cả các bu lông.
Đối với vật liệu kim loại và hợp kim như đang sử dụng, theo lý thuyết sức bền vật liệu thì khi chịu kéo vật liệu trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, giai đoạn biến dạng đàn hồi: Ở giai đoạn này lực kéo tỉ lệ thuận với biến dạng dài, biến dạng dài tăng thì lực tăng lên tỉ lệ thuận.
+ Giai đoạn2, giai đoạn biến dạng dẻo: Ở giai đoạn này vật liệu bắt đầu biến dạng dẻo, có nghĩa là biến dạng dài tăng lên nhưng lực không tăng nữa.
+ Giai đoạn 3, giai đoạn phá hủy: Ở giai đoạn này (sau giai đoạn biến dạng dẻo) vật liệu bắt đầu bị phá hủy, nên khi biến dạng dài tăng thì lực giảm và vật liệu thắt nhỏ lại rồi đứt (phá hủy).
2. Người ta dựa vào tính chất của giai đoạn 2, nên khi xiết bu lông, người ta tạo ra lực mà ở đó bu lông bắt đầu biến dạng dẻo. Khi này lực tác dụng lên nắp máy của tất cả các bu lông là bằng nhau, nên hạn chế được sự cong vênh nắp máy do lực xiết các bu lông không đều. (vì vậy bu lông này theo quy định thường chỉ dùng một lần).
3. Tại sao khi xiết bu lông lại cho giá trị góc xoay (90 đô, 120 độ...) mà không cho giá trị mô men xiết cuối cùng.
Thực ra khi ta xiết bu lông (mặt máy hoặc bu lông khác) bằng dụng cụ cân lực chỉ báo bằng đơn vị đo mô men: KG.m (hoặc Nm) thì không phải toàn bộ giá trị mô men xiết chỉ báo trên đồng hồ đều tác dụng lên bu lông mà một phần để thắng mô men ma sát giữa tán bu lông với mặt máy. Mà giá trị mô men ma sát này là không xác định. Tùy theo tình trạng bề mặt tán bu lông và mặt máy mà nó có giá trị khác nhau. Như vậy cùng một giá trị mô men xiết phản ánh trên đồng hồ cân lực như nhau nhưng mô men xiết trên các bu lông có thể khác nhau.
Để khắc phục nhược điểm này, thì người ta thay thế vào đó bằng cách cho giá trị góc xoay bu lông. Vì khi đã biết bước ren, góc xoay thì tính ra biến dạng dài của bu lông, từ đó xác định lực căng bu lông và thời điểm biến dạng dẻo của bu lông. Cách làm này loại bỏ được sự ảnh hưởng của mô men ma sát, tạo ra lực căng của tất cả các bu lông là như nhau.
(Vì giả sử con bu lông nào có mô men ma sát lớn thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay lớn hơn, còn con bu lông nào có mô men ma sát nhỏ thì để vặn xoay nó đi 90 độ sẽ cần mô men xoay nhỏ hơn, nhưng bu lông đều xoay 90 độ và đều biến dạng dài như nhau nên đều có lực căng như nhau).
thì bên Nm khoảng bao nhiêu vậy..
 

Phạm Vỵ

Tài xế O-H
Thầy cho hỏi kái này luôn..siết khoảng 8-10 kg...

thì bên Nm khoảng bao nhiêu vậy..

1. Ban phải hỏi: "siết khoảng 8-10 KGm thì bên Nm khoảng bao nhiêu? (chứ không phải "siết khoảng 8-10 kg..."
2. Nếu không cần chính xác tuyệt đối, bạn coi 1KG = 10N thì 8-10KGm = 80-100Nm.
Nếu cần chính xác tuyệt đối, thì 1KG = 9,81N thì 8-10KGm = 78,48-98,1Nm.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
siết theo kinh nghiệm thôi bác, nên tập kỹ năng đó đi, đôi khi bác siết theo tiêu chuẩn của Hãng gặp nhầm xe cũ vẫn gãy ốc như chơi. em từng bị quilát con Fiat Doblo cho ăn hành 2 con ốc 1 lượt rồi :oops:
Hãy làm theo lực siết tiêu chuẩn đi. Gãy ốc là do hỏng ốc thôi. Tại bác không lưu ý về kích thước tiêu chuẩn của con ốc đó nên gặp tai nạn nghề nghiệp đấy
 

quachvancuong

Tài xế O-H
3.5kg /cm2+90+90 là kết quả tư vấn của mình với gioăng giấy. mình cũng đã từng cân lực theo tài liệu hướng dẫn và cũng tự mình siết theo kinh nghiệm và so sánh: thì nếu bạn siết ốc mặt máy theo kinh văn thì khỏi phải nói rồi. khi kinh văn còn chưa tới 5tay mà xiết theo kinh nghiệm thì chú ý loại gioăng a me ăng và gioăng sắt khác biệt hẳn nhau. lốc có đường nước hở xung quanh nhìn bằng mắt thường được khác hẳn loại chỉ nhìn thấy lỗ nước . vừa xiết vừa nghe tay ,thấy chắc tay là dc.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên