Công nghệ tăng áp tua-bin đã có mặt trong ngành công nghiệp thế giới tròn 100 năm. Thế nhưng, chỉ mới 30 năm gần đây, các kỹ sư ôtô mới vượt qua giới hạn công suất, tăng hiệu suất cháy, giảm khí thải động cơ nhờ sử dụng công nghệ này.
Ngày 16/11/1905, kỹ sư người Thuỵ Sĩ, Dr.Alfred Buchi nhận bằng phát minh sáng chế mang số 204630 từ văn phòng phát minh Reich, Đức. Sinh ngày 11/7/1879, Buchi làm việc dưới vai trò kỹ sư tại thành phố Wunterthur, Thuỵ Sĩ. Trong lúc nhiều phương pháp tăng áp suất khí nạp được công bố, Buchi đã đi theo ý tưởng của riêng ông là tận dụng năng lượng động học sinh ra từ khí thải áp suất lớn để nén hỗn hợp khí nạp trước khi vào động cơ. Buchi sử dụng dòng khí thải để vận hành tua-bin, qua đó, nén dòng khí nạp trước khi vào động cơ, kỹ thuật của ông mang tên turbocharger - tăng áp tua-bin.
Ngày 16/11/1905, kỹ sư người Thuỵ Sĩ, Dr.Alfred Buchi nhận bằng phát minh sáng chế mang số 204630 từ văn phòng phát minh Reich, Đức. Sinh ngày 11/7/1879, Buchi làm việc dưới vai trò kỹ sư tại thành phố Wunterthur, Thuỵ Sĩ. Trong lúc nhiều phương pháp tăng áp suất khí nạp được công bố, Buchi đã đi theo ý tưởng của riêng ông là tận dụng năng lượng động học sinh ra từ khí thải áp suất lớn để nén hỗn hợp khí nạp trước khi vào động cơ. Buchi sử dụng dòng khí thải để vận hành tua-bin, qua đó, nén dòng khí nạp trước khi vào động cơ, kỹ thuật của ông mang tên turbocharger - tăng áp tua-bin.

Mặt cắt của Turbocharger, màu đỏ: khí thải, màu xanh: khí nạp. Ảnh: NASA
Năm 1973, Porsche chế tạo chiếc xe đua 917/30, công suất 1.100 mã lực, sử dụng công nghệ tăng nạp. Với sức mạnh kinh khủng đó, 917/30 đánh bại mọi đối thủ trên đường đua CanAm Series và ban tổ chức phải nhanh chóng thay đổi luật và biến 917/30 thành “hiện vật” trong bảo tàng. Sau sự kiện 917/30, Porsche tiếp tục chinh phục giới hạn tốc độ và công suất bằng 911 Turbo trình làng tại triển lãm Paris 1974. Với công suất 260 mã lực, vận tốc tối đa 250 km/h, Porsche 911 Turbo chỉ cần 5,5 giây để “bốc” từ 0 lên 100 km/h, gia tốc nhanh nhất tại thời điểm đó.
Chiếc xe "thần sầu" Porsche 917/30.
Bắt đầu sản xuất thương mại năm 1977, nghĩa là hơn 70 năm sau phát minh, tăng áp tua-bin gúp nâng cao công suất động cơ một cách ấn tượng. Ví như chỉ có dung tích 3,3 lít, động cơ turbo có công suất lên tới 300 mã lực, tương đương với 91 mã lực/lít. Đi cùng với sự phát triển của tăng áp tua-bin, một thiết bị mới được khai sinh, đó là Intercooler. Chức năng của Intercooler là làm mát khí nạp xuống thấp hơn 100 độ C, giảm áp suất nạp của tua-bin tăng áp mà không giảm công suất.
Đến những năm 1980, công nghệ tăng áp tua-bin tạo nên thời kỳ cách mạng trong môn đua xe thể thao F1. Đội McLaren Honda sử dụng động cơ tăng áp trên MP4/4 và giành chiến thắng tới 15 trong 16 chặng đua, 1.003 trong tổng số 1.031 vòng trong một mùa giải và hai chiếc MP4/4 về nhất nhì trong 10 chặng. Động cơ tăng áp Honda khiến mùa giải 1988 trở nên “vô nghĩa” hơn bao giờ hết nhờ công suất máy lên tới 800 mã lực, trong khi dung tích chỉ có 1,5 lít. Một năm sau, kỹ thuật tăng áp có kết cục giống như chiếc 917/30 của Porsche khi liên đoàn ôtô thế giới cấm sử dụng công nghệ tăng áp trên xe F1.
Đến những năm 1980, công nghệ tăng áp tua-bin tạo nên thời kỳ cách mạng trong môn đua xe thể thao F1. Đội McLaren Honda sử dụng động cơ tăng áp trên MP4/4 và giành chiến thắng tới 15 trong 16 chặng đua, 1.003 trong tổng số 1.031 vòng trong một mùa giải và hai chiếc MP4/4 về nhất nhì trong 10 chặng. Động cơ tăng áp Honda khiến mùa giải 1988 trở nên “vô nghĩa” hơn bao giờ hết nhờ công suất máy lên tới 800 mã lực, trong khi dung tích chỉ có 1,5 lít. Một năm sau, kỹ thuật tăng áp có kết cục giống như chiếc 917/30 của Porsche khi liên đoàn ôtô thế giới cấm sử dụng công nghệ tăng áp trên xe F1.

Porsche 911 Turbo 1975 thương mại.