Làm thế nào để xây dựng và vận hành Garage ô tô: Phần 1 - Ba điều kiện cần biết trước khi chiến đấu

Nguyễn Thanh Đàm
Bình luận: 2Lượt xem: 2,500

Nguyễn Thanh Đàm

Giữ xe
Nhân viên
Cam và Tím In đậm & Hiện đại Bán hạ giá Bài đăng Facebook.png


Xem phần mở đầu tại đây nhé các bác:
Có câu nói "Anh hùng vận thế, người biết thời thế là tuấn kiệt, Tuỳ cơ mà ứng biến, tuỳ vốn mà sinh lời và tuỳ thời mà khởi nghiệp" Trước khi kinh doanh bất kể lĩnh vực gì và mở garage cũng không ngoại lệ chúng ta phải có 3 điều kiện : Điều kiện tiên quyết, điều kiện cần và điều kiện đủ
* Điều kiện tiên quyết ở đây chính là: Hiểu rõ về bối cảnh của thị trường trước khi chiến đấu
* Điều kiện cần ở đây chính là: hiểu nguồn lực mình đang có, đang thiếu
* Điều kiện đủ ở đây chính là: Hiểu Năng lực của mình để biết mình đang là ai...
Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho anh em phần đầu tiên trong chuỗi bài lập garage từ a->z với chủ đề : "3 điều kiện cơ bản để bắt đầu xây dựng garage” (trong phần mở đầu mình đã chia sẻ về tâm thế nó như một sự lụa chọn và xác định trước khi tham gia cuộc chơi và cha ông ta vẫn hay nói câu “lựa trọng quan trọng hơn nỗ lực)
Rất nhiều anh em chúng ta lao vào làm theo quán tính hoặc làm bất chấp mà không có một sự tiên đoán, tiên lượng hay sự phân tích nào làm cho chúng ta kẹt vào rất nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó "Hãy hiểu về ngành, hiểu người, và hiểu mình" trước khi chiến đấu anh em nhé!
- Thứ nhất: Hiểu tổng thể về bối cảnh (Điều kiện tiên quyết )
+ Tác động vĩ mô: Chúng ta cần hiểu rất chi tiết đến tác động vĩ mô của ngành bao gồm, các chính sách tác động, xu hướng phát triển, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, các số liệu về dân số, mức thu chi, mức GDP, số lượng xe hiện hữu, số lượng xe tăng trưởng (Các thông tin và số liệu này cần phải tìm hiểu qua nhiều kênh ví dụ như cục đăng kiểm,cục thống kê, cổng thông tin chính phủ, ngân hàng, bảo hiểm, …Mình lấy ví dụ về sự ảnh hưởng : Các nghị đinh 116 về hạn chế xe nhập, thông tư 20 về xe tải... đã từng làm thay đổi cả ngành, rồi có một số nơi sẽ yêu cầu giấy phép lập garage, hay cần tìm hiểu khu đông dân cư có được lập garage không? Các điều kiện bắt buộc, hoặc giấy phép con như kiểu; Giấy phép môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy, …..
+Vấn đề thị trường: Vấn đề thị trường đang gặp phải trong ngành đó là gì? chúng ta mở ra có giải quyết được các vấn đề đó hay không? Vi dụ: rất ít các dịch vụ chăm sóc bảo dưỡng xe có chuyên môn cao và làm chuyên nghiệp, không minh bạch về giá cả, hàng hoá chậm, đạp giá, không uy tín,…
+Nhu cầu khách hàng: Cần xác định chính xác nhu cầu của khách hàng trước khi kinh doanh ví dụ như các nhu cầu phổ biến như: Nhanh (Tiết kiệm thời gian) , rẻ (Tiết kiệm chi phí) , an tâm (Giao xe xong có thể yên tâm ngồi chơi) , tiện lợi (khoảng cách,vị trí...)
+ Cơ hội: Trong khu vực mình định kinh doanh có đông xe không? hạng A như thế nào? hạng B như thế nào? GDP tăng, mức thu nhập tăng, mức chi tiêu cho ngành tăng => Ngành sẽ tăng
+ Đặc thù: Lĩnh vực nào cũng có những đặc thù riêng biệt, nó như một cái hố trên đường để loại bớt những người chơi, hay anh em thấy các đường đua xe PLK luôn có những khúc của đó là cách để những tay đua vượt lên nhau, và loại nhau….Các đặc thù cơ bản khi lập garage cần quan tâm: Đặc thù mặt bằng, đặc thù tồn kho, đặc thù về chuyên môn, đặc thù về cạnh tranh giá rẻ, đạp giá …
+ Thách thức: Rất nhiều thách thức khi tham gia vào ngành, kiểu như nguồn vốn, là công nợ, là chuyên môn, là tồn kho phải lớn, là đối thủ nhiều, là sự đạp giá, là khách hàng thường xuyên trả giá ...
+ Dung lượng: Cách chi tiêu của mỗi khách hàng trên những dịch vụ mà mình định mở ra , ví dụ : Mỗi người lái xe đang chi ra bao nhiêu tiền để sửa chữa một năm? Bảo dưỡng một năm? Lấy số này nhân lên cho tổng số lượng khách hàng trong phân khúc sẽ ra được cái dung lượng để từ đó mới biết mình đang ăn được miếng nào trong cái bánh thị phần
Túm lại: Hiểu rõ bối cảnh => biết được rõ về thị trường trước khi mở garage => Lĩnh vực này có đặc thù gì? Lĩnh vực này có những cơ hội nào? có những thách thức gì? có bao nhiêu đối thủ? có bao nhiêu tiền? và có đáng để chúng ta làm hay không?
- Thứ 2, điều kiện cần - Đó là nguồn lực (bao gồm các mối quan hệ, hệ thống nhà cung cấp, mặt bằng, tiền bạc chuẩn bị đầu tư như thế nào...)
+ Nguồn lực về nguồn vốn: Để mở được chúng ta cần bao nhiêu vốn?chúng ta đã tích luỹ được bao nhiêu? có thể mượn được bao nhiêu? Đi vay chỗ nào…
+ Nguồn lực về mối quan hệ: Chúng ta đang có những mối quan hệ nào? về đồng nghiệp? về ngân hàng? về chính quyền? về cố vấn ….
+ Nguồn lực về mặt bằng, cơ sở hạ tầng: Để mở được chúng ta cần bao nhiêu m2, công suất phục vụ như thế nào? Cần sắm sửa những thứ gì? đáp ứng được bao nhiêu % dung lượng hay nhu cầu khách hàng?
+ Nguồn lực về khách hàng tiềm năng: Chúng ta đã có sẵn bao nhiêu? chúng ta có khách hàng làm bảo hiểm không? có đội xe nào hợp tác không? Hay có những khách quen biết nào không?
+ Nguồn lực về nhà cung cấp / Đối tác: Chúng ta đã chuẩn bị được những đối tác nào về phụ tùng, vật tư, trang thiết bị, họ sẵn sàng hỗ trợ mình như thế nào?
+ Nguồn lực về con người : Có bao nhiêu người sẵn sàng đồng hành và chiến với mình trong dự án này…?
Túm lại: Phân tích nguồn lực giúp chúng ta định vị chính xác mình đang có gì? mình đang thiếu gì? Minh đang cần gì? (Có thì chúng ta tiếp tục phát huy, thiếu thì chúng ta tìm cách bù vào và lên kế hoạch để chúng ta tích hợp các nguồn lực tránh bị động)
- Thứ cuối cùng đó là : Năng lực (Là điều kiện đủ )
Chúng ta tưởng tượng nếu chúng ta hiểu bối cảnh, tích hợp được nguồn lực lớn nhưng năng lực chúng ta hạn hẹp thì cũng không thể chuyển hoá được nguồn lực đó đáp ứng được tham vọng của mình (Giao một nguồn lực lớn cho người năng lực nhỏ cũng không thể làm ăn gì được, hoặc sẽ làm theo cách nhỏ)
Vậy năng lực ở đây là gì? nó là một công thức bao gồm : Kiến thức + Kỹ năng + Phẩm chất + Kinh nghiệm
* Kiến thức cần chuẩn bị những gì? (Kiến thức về chuyên môn, kiến thức về quản trị...)
* Cần có kỹ năng gì? (Kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng làm việc với con số …)
* Cần có phẩm chất gì? (Chính trực, kiên trì, nhẫn nại...)
* Cần có kinh nghiệm như thế nào (Kinh nghiệm trong chuyên môn, kinh nghiệm xử lý các sự cố, kinh nghiệm quản lý điều hành,….)
Túm lại: Khi phân tích năng lực chúng ta sẽ biết chúng ta đang là ai? chúng ta đang ở đâu? chúng ta cần bổ sung năng lực gì? chúng ta có thể quản lý được những nguồn lực gì …=> Để từ đó quyết định làm với quy mô và giá trị phù hợp với năng lực của mình tránh “mặc áo quá cỡ” hay bắt một con voi phải leo cây, cá phải đi bộ….
Kết luận: Việc phân tích rõ bối cảnh, nguồn lực, năng lực giúp chúng ta hình dung rõ về một bức tranh tổng quan trước khi chúng ta quyết định mở một garage và 3 thứ này luôn đi song hành cho đến hết đời một doanh chủ cũng như doanh nghiệp
* Với bối cảnh: Luôn luôn thay đổi =>Thì nguồn lực cũng sẽ luôn luôn thay đổi => Năng lực cũng phải thay đổi để bắt kịp
Hãy hiểu sâu về lĩnh vực của mình, của thị trường bằng việc phân tích kỹ bối cảnh, hãy hiểu về những thứ mình đang có, đang thiếu bằng cách phân tích kỹ nguồn lực và hãy hiểu mình là ai bằng cách phân tích kỹ năng lực!
Hãy nhớ 3 từ khoá: Bối cảnh thay đổi -> Tích hợp nguồn lực -> Tăng trưởng năng lực

***Xem Video chi tiết ở đây nhé các bác***

 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên