Kiên thức về oto-xe máy

M
MTV
Bình luận: 0Lượt xem: 3,655

MTV

Tài xế O-H
Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào?
Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt ngay trục bánh xe, xe không có giảm xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu.


Sự phát triển của mô-tô 2 bánh


hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên (1885)
Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu.

Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt ngay trục bánh xe, xe không có giảm xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu.

Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào động cơ:

- Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ.


Động cơ hình chữ V
- Kết cấu và cách lắp đặt động cơ:
+ Động cơ đặt đứng
+ Động cơ đặt ngang
+ Động cơ hình chữ V

- Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3


Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng như: thể thao, việt dã, địa hình...

Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy

- Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ thống chính:

+ Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền
+ Hệ thống nhiên liệu
+ Hệ thống đánh lửa
+ Hệ thống bôi trơn, làm mát
+ Hệ thống phân phối khí


Hệ thống đánh lửa bán dẫn
- Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ thống điện có thể là hệ thống đánh lửa điện từ hay hệ thống đánh lửa bán dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy có nhiệm vụ sau:


+ Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ.
+ Cung cấp điện năng có điện áp ổn định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu.
+ Khởi động động cơ (đề)
+ Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa

- Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền động.


Giảm xóc
- Hệ thống chuyển động: Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ truyền động thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn có tác dụng làm cho xe chuyển động êm hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: bánh trước, bánh sau và giảm xóc.

- Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có tác dụng thay đổi hướng chuyển động của xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống phanh.

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh, đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi.

Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số, yên xe...

choXe.net (theo Theo Nhathongthai)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên