Khám phá hệ thống treo khí nén Airmatic-công nghệ đã làm nên thương hiệu của Mercedes-Benz

C
Bình luận: 5Lượt xem: 2,652

Caohongson

Tài xế O-H
Đã từ lâu, Mercedes-Benz luôn ghi dấu ấn trong mắt khách hàng nhờ những mẫu xe mạnh mẽ, sang trọng và đầy êm ái. Tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến độ êm ái làm nên thương hiệu của xe Merc chính là hệ thống treo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hệ thống Airmatic là gì và tại sao nó lại làm nên thương hiệu của xe Merc?

dsc_9940-001329.jpg


Sơ lược về hệ thống treo và ý tưởng ra đời của hệ thống treo Airmatic

Hệ thống treo dùng để kết nối đàn hồi khung hoặc vỏ ô tô với các cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống treo là giúp ô tô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe. Để làm được điều đó, hệ thống treo cần có 3 thành phần cơ bản sau: bộ phận đàn hồi (lò xo), bộ phận giảm chấn (ống giảm chấn) và bộ phận dẫn hướng (các tay đòn).

2016_mercedes-amg_gt_149_1600x1200-001450.jpg


Khi thiết kế bất kỳ hệ thống treo nào, các kỹ sư cũng phải tính toán để mang đến độ cân bằng tốt giữa sự êm ái, thoải mái (hệ thống treo mềm) và an toàn (hệ thống treo cứng). Chính từ ý tưởng đó mà Mercedes đã cho ra đời hệ thống treo khí nén - điện tử với mục đích tạo sự dung hòa tốt nhất giữa độ êm ái và tính thể thao, an toàn ứng với từng điều kiện vận hành nhất định của xe.

Cụ thể hơn, hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên cơ sở lý thuyết về tính đàn hồi của không khí khi bị nén. Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của mình, khí nén có thể hấp thụ cả những rung động nhỏ. Do đó, hệ thống treo sử dụng khí nén tạo được tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với dùng lò xo kim loại, cùng với đó giúp dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng của giảm chấn cho phù hợp với những điều kiện vận hành khác nhau.

new-mercedes-c-class-airmatic-1200x769-001518.jpg


Cấu tạo và quá trình hoạt động của hệ thống treo Airmatic

Thành phần cấu tạo

Với hầu hết những mẫu xe thương mại, hệ thống treo với lò xo và giảm chấn thủy lực đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, Mercedes lại đi theo một hướng khác - sử dụng khí nén thay cho dầu thủy lực truyền thống. Thay đổi dễ thấy nhất chính là việc lò xo và ống giảm chấn thủy lực truyền thống đã được thay bằng một bầu chứa khí nén (bầu hơi) ở mỗi bánh xe. Lượng hơi cần thiết sẽ được nhanh chóng nạp hoặc xả vào đây thông qua các van điện từ theo sự điều khiển của xe hoặc của người lái.

2015_mercedes-benz_s63_amg_coupe_33_1600x1200-001624.jpg


Các thành phần của hệ thống Airmatic còn bao gồm máy nén khí, bình chứa khí nén, các đường ống dẫn khí nén đến mỗi bầu khí, bộ cảm biến nhận biết các thông số về tốc độ, góc đánh lái, tải trọng, khoảng sáng gầm xe,… và gửi về bộ xử lý trung tâm ECU.

2-001726.jpg

Từ đây, ECU sẽ phân tích các điều kiện vận hành của xe theo thời gian thực và quyết định độ cứng/mềm, cao/thấp của từng bầu hơi riêng biệt bằng cách đưa thêm khí vào các bầu hơi (mềm, tăng khoảng sáng gầm) hoặc xả bớt khí ra (cứng, giảm khoảng sáng gầm).

maxresdefault-001734.jpg


Quá trình hoạt động

Khi xe chạy, độ cứng các ống giảm xóc có thể tự động thay đổi sao cho cơ chế hoạt động của hệ thống treo được thích hợp và hiệu quả nhất đối với từng tình huống và điều kiện vận hành. Ví dụ khi phanh, độ nhún các bánh trước sẽ cứng hơn bánh sau, còn khi tăng tốc thì ngược lại. Airmatic còn có khả năng tự thích nghi với tải trọng của xe khi vận hành ở các dải tốc độ khác nhau.


Độ cao bình thường được tự động xác lập và duy trì khi vận tốc xe đạt 80 km/h hoặc cao hơn. Nhưng nếu các cảm biến tốc độ ghi nhận được rằng kim đồng hồ đã vượt mức 140km/h thì Airmatic tự động hạ gầm xe xuống 15 mm so với tiêu chuẩn để tăng độ ổn định, đồng thời cải thiện các đặc tính khí động học của xe, qua đó giúp giảm tiêu hao nhiên liệu.


Khi tốc độ giảm xuống còn 70 km/h thì độ cao gầm xe được trả về tiêu chuẩn ban đầu. Trên mặt đường quá xấu, gầm xe cũng sẽ được tự động nâng cao hơn 25 mm so với tiêu chuẩn.


Bên cạnh khả năng điều khiển tự động của máy tính, người lái cũng có thể trực tiếp can thiệp và tùy chỉnh hệ thống treo theo ý thích của mình. Đầu tiên, người lái có thể tăng/giảm khoảng sáng gầm xe theo yêu cầu để tiện cho việc xếp hành lý, nối rơ-mooc, leo vỉa hè cao,… .

maxresdefault-1--001547.jpg

Tiếp theo, người lái có thể điều chỉnh xu hướng hoạt động của hệ thống treo qua hai chế độ là Comfort hoặc Sport. Chế độ Comfort tạo sự êm ái tối đa cho xe, còn Sport sẽ tối ưu cho khả năng bám đường, qua đó tăng độ thăng bằng và an toàn của xe.

Ứng dụng của Airmatic trên các dòng xe Mercedes

Với những tính năng và ưu điểm vượt trội như vậy, không khó để đoán được rằng Mercedes chỉ trang bị hệ thống treo khí nén với nền tảng Airmatic trên những dòng xe có giá không dưới 2 tỷ ở Việt Nam như GLC 300, GLE 450, GLS, sedan dòng E/S-class.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cơ bản nhất về hệ thống treo khí nén – điện tử Airmatic của Mercedes. Qua đó, giúp bạn có thêm kiến thức và những tiêu chí cần thiết để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý và phù hợp nhất.

Danhgiaxe​
 

wensheng

Tài xế O-H
Đã từ lâu, Mercedes-Benz luôn ghi dấu ấn trong mắt khách hàng nhờ những mẫu xe mạnh mẽ, sang trọng và đầy êm ái. Tác nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến độ êm ái làm nên thương hiệu của xe Merc chính là hệ thống treo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hệ thống Airmatic là gì và tại sao nó lại làm nên thương hiệu của xe Merc?



Sơ lược về hệ thống treo và ý tưởng ra đời của hệ thống treo Airmatic

Hệ thống treo dùng để kết nối đàn hồi khung hoặc vỏ ô tô với các cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống treo là giúp ô tô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe. Để làm được điều đó, hệ thống treo cần có 3 thành phần cơ bản sau: bộ phận đàn hồi (lò xo), bộ phận giảm chấn (ống giảm chấn) và bộ phận dẫn hướng (các tay đòn).



Khi thiết kế bất kỳ hệ thống treo nào, các kỹ sư cũng phải tính toán để mang đến độ cân bằng tốt giữa sự êm ái, thoải mái (hệ thống treo mềm) và an toàn (hệ thống treo cứng). Chính từ ý tưởng đó mà Mercedes đã cho ra đời hệ thống treo khí nén - điện tử với mục đích tạo sự dung hòa tốt nhất giữa độ êm ái và tính thể thao, an toàn ứng với từng điều kiện vận hành nhất định của xe.

Cụ thể hơn, hệ thống treo khí nén - điện tử hoạt động dựa trên cơ sở lý thuyết về tính đàn hồi của không khí khi bị nén. Với những ưu điểm và hiệu quả giảm chấn của mình, khí nén có thể hấp thụ cả những rung động nhỏ. Do đó, hệ thống treo sử dụng khí nén tạo được tính êm dịu chuyển động tốt hơn so với dùng lò xo kim loại, cùng với đó giúp dễ dàng điều khiển được độ cao sàn xe và độ cứng của giảm chấn cho phù hợp với những điều kiện vận hành khác nhau.



Cấu tạo và quá trình hoạt động của hệ thống treo Airmatic

Thành phần cấu tạo

Với hầu hết những mẫu xe thương mại, hệ thống treo với lò xo và giảm chấn thủy lực đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, Mercedes lại đi theo một hướng khác - sử dụng khí nén thay cho dầu thủy lực truyền thống. Thay đổi dễ thấy nhất chính là việc lò xo và ống giảm chấn thủy lực truyền thống đã được thay bằng một bầu chứa khí nén (bầu hơi) ở mỗi bánh xe. Lượng hơi cần thiết sẽ được nhanh chóng nạp hoặc xả vào đây thông qua các van điện từ theo sự điều khiển của xe hoặc của người lái.



Các thành phần của hệ thống Airmatic còn bao gồm máy nén khí, bình chứa khí nén, các đường ống dẫn khí nén đến mỗi bầu khí, bộ cảm biến nhận biết các thông số về tốc độ, góc đánh lái, tải trọng, khoảng sáng gầm xe,… và gửi về bộ xử lý trung tâm ECU.


Từ đây, ECU sẽ phân tích các điều kiện vận hành của xe theo thời gian thực và quyết định độ cứng/mềm, cao/thấp của từng bầu hơi riêng biệt bằng cách đưa thêm khí vào các bầu hơi (mềm, tăng khoảng sáng gầm) hoặc xả bớt khí ra (cứng, giảm khoảng sáng gầm).



Quá trình hoạt động

Khi xe chạy, độ cứng các ống giảm xóc có thể tự động thay đổi sao cho cơ chế hoạt động của hệ thống treo được thích hợp và hiệu quả nhất đối với từng tình huống và điều kiện vận hành. Ví dụ khi phanh, độ nhún các bánh trước sẽ cứng hơn bánh sau, còn khi tăng tốc thì ngược lại. Airmatic còn có khả năng tự thích nghi với tải trọng của xe khi vận hành ở các dải tốc độ khác nhau.


Độ cao bình thường được tự động xác lập và duy trì khi vận tốc xe đạt 80 km/h hoặc cao hơn. Nhưng nếu các cảm biến tốc độ ghi nhận được rằng kim đồng hồ đã vượt mức 140km/h thì Airmatic tự động hạ gầm xe xuống 15 mm so với tiêu chuẩn để tăng độ ổn định, đồng thời cải thiện các đặc tính khí động học của xe, qua đó giúp giảm tiêu hao nhiên liệu.


Khi tốc độ giảm xuống còn 70 km/h thì độ cao gầm xe được trả về tiêu chuẩn ban đầu. Trên mặt đường quá xấu, gầm xe cũng sẽ được tự động nâng cao hơn 25 mm so với tiêu chuẩn.


Bên cạnh khả năng điều khiển tự động của máy tính, người lái cũng có thể trực tiếp can thiệp và tùy chỉnh hệ thống treo theo ý thích của mình. Đầu tiên, người lái có thể tăng/giảm khoảng sáng gầm xe theo yêu cầu để tiện cho việc xếp hành lý, nối rơ-mooc, leo vỉa hè cao,… .


Tiếp theo, người lái có thể điều chỉnh xu hướng hoạt động của hệ thống treo qua hai chế độ là Comfort hoặc Sport. Chế độ Comfort tạo sự êm ái tối đa cho xe, còn Sport sẽ tối ưu cho khả năng bám đường, qua đó tăng độ thăng bằng và an toàn của xe.

Ứng dụng của Airmatic trên các dòng xe Mercedes

Với những tính năng và ưu điểm vượt trội như vậy, không khó để đoán được rằng Mercedes chỉ trang bị hệ thống treo khí nén với nền tảng Airmatic trên những dòng xe có giá không dưới 2 tỷ ở Việt Nam như GLC 300, GLE 450, GLS, sedan dòng E/S-class.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cơ bản nhất về hệ thống treo khí nén – điện tử Airmatic của Mercedes. Qua đó, giúp bạn có thêm kiến thức và những tiêu chí cần thiết để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý và phù hợp nhất.

Trích dẫn tài liệu cho chuẩn bài đi bạn không vi phạm bản quyền nhé
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên