Hộp Số Tự Động

D
Bình luận: 6Lượt xem: 6,563

David Copperfield

Tài xế O-H
Em mới sưu tầm được, các bác xem đi nhá, bổ ích lắm đó:D
http://otofun.net/showthread.php?t=423
Hộp số tự động bao gồm: Bộ biến Mômen thủy lực (còn gọi là "quả bí"), cụm bánh răng hành tinh có chung một vỏ, được lắp liền ngay sau động cơ và hệ thống điều khiển thủy lực.
Cơ cấu hộp số tự động


Hộp số của BMW760 (6 speeds)


Nó sử dụng sức ép thủy lực để thay đổi bánh răng số cho phù hợp với tốc độ của xe, ngoài ra còn có một bộ phận điện tử (nguyên bản là Computer, nếu dịch là "máy vi tính" thì nghe nó to tát quá
) điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vận hành của chiếc xe qua một bộ phận cảm biến. Hệ thống này gọi là ETC (Electronically Controlled Transmission - Hệ thống điều khiển số điện tử).

1- Bộ biến Mômen thủy lực (Torque Converter)
Phần chủ động thường gọi là bánh bơm, phần bị động gọi là bánh Tuabin, phần phản ứng gọi là bánh dẫn hướng. Sự hợp nhất của ba chi tiết trên thành một cấu trúc có dạng hình xuyến, quay quanh một trục cố định, và bọc trong một vỏ kín có chưa dầu.
Về nguyên lý có thể xem hình dưới để có cái hiểu trực quan.
Quạt chủ động được nối với nguồn điện, cánh của nó đẩy không khí sang quạt bị động (không cắm điện), cánh của quạt bị đọng sẽ quacùng chiều với quạt chủ động nhờ không khí đạp vào. Như vậy năng lượng của quạt chủ động được truyền qua quạt bị động nhờ không khí.

Quay lại thực tế, là bánh bơm được nối với động cơ, Tuabin nối với hộp số hành tinh, bánh dẫn hướng nối với vỏ thông qua khớp một chiều (chỉ cho phép quay một chiều).
Quá trình xảy ra tương tự như ví dụ trên, nhưng thực hiện qua chất lỏng (dầu), ở đây áp suất dầu đóng vai trò truyền năng lượng giữa bánh chủ động và bị động. Khi bánh chủ động qua cùng động cơ làm cho dầu chuyển động, dưới tác dụng của lực ly tâm dầu văng ra phía ngoài và tăng tốc độ, ở mép ngoài tốc độ của dầu đạt cao nhất và hướng theo các cánh đập vào cánh của bánh bị động, tại cánh bị động dầu truyền năng lượng và giảm dần tốc độ, theo các cánh của bánh bị động chuyển vào phía trong. Khi dầu tới mép trong của bánh bị động, bị rơi vào cánh của bánh dẫn hướng và theo các cánh dẫn chuyển sang bánh chủ động. Cứ như vậy dầu chuyển động tuần hoàn theo đường xoắn ốc trong giới hạn của vỏ. (Inpeller Pump > Tuarbine > Startor > Inpeller Pump)



Người ta gọi quá trình dầu di chuyển trong bánh chủ động là quá trình tích năng, quá trình dầu di chuyển trong bánh bị động là quá trình truyền năng lượng, còn ở bánh dẫn hướng là qt đổi hướng chuyển động.


2- Cơ cấu bánh răng "hành tinh"
Hệ thống bánh răng hành tinh (hộp số hành tinh-HSHT) được đặt sau bộ biến mômen thủy lực. Khác với các hộp số cơ khí đơn giản, HSHT có trục di động nhằm thực hiện các chuyển động theo các bộ truyền bánh răng. HSHT có thể điều khiển bằng cần số hoặc điều khiển tự động. Nhưng ngày nay HSHT điều khiển tự động được dùng rộng rãi trên xe con.
Trên hộp số AT không có cần chuyển số mà chỉ có cần chọn số, cần chọn số nhằm xác định giới hạn khả năng tự động điều khiển của quá trình chuyển số trong một khoảng nhất định.
Cấu tạo của hộp số hành tinh khá phức tạp, có ba dạng cơ bản được dùng trên ô tô con:
- Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập;
- Cơ cấu hành tinh kiểu sơ đồ Simpson;
- Cơ cấu hành tinh kiểu sơ đồ Ravigneaux.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập. (Em chỉ trình bày thí dụ kiểu cơ cấu này thôi)
Kiểu Wilson là bộ truyền bánh răng ăn khớp trong và ngoài, ba trục.
Bao gồm: một bánh răng mặt trời (răng ngoài), một bánh răng ngoại luân (răng trong) đặt trên một trục quay khác cùng tâm với trục của bánh răng mặt trời, các bánh răng hành tinh nằm giữa và ăn khớp với bánh răng MT và bánh răng ngoại luân. Trục của các bánh răng hành tinh được cố định trên "giá hành tinh" và cùng chuyển động quay xung quanh đường tâm trục của bánh răng MT và ngoại luân. (nghe hơi rắc rối nhưng nhìn cũng dễ hiểu)
Như vậy có ba trục có cùng một tâm quay và ở dạng trục lồng, gọi là đường tâm của cơ cấu hành tinh. Số lượng bánh răng hành tinh tùy thuộc vào ý đồ thiết kế chủa nhà chế tạo, các bánh răng hành tinh có khả năng tự quay quanh trục của nó và quay quanh trục của cơ cấu hành tinh.




Cơ cấu đi số: (Phần này hơi rắc rối nhưng khá thú vị, các bác chịu khó quan sát hình, tiếc quá em không kiếm được cái Flat nên phải tách từng hình)

A/ Giảm tốc:
- Bánh răng ngoại luân chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh quay quanh trục của nó và quay quanh bánh răng mặt trời (nhận lực từ bánh răng ngoại luân);
- Bánh răng mặt trời cố định.
- Giá hành tinh quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của giá hành tinh.



B/ Số lùi:(nhìn hình: hướng mũi tên lực vào ngược với hướng mũi tên lực ra)
- Bánh răng mặt trời chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh quay quanh trục của nó (nhận lực từ bánh răng mặt trời);- Giá hành tinh cố định.
- Bánh răng ngoại luân quay (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của bánh răng ngoại luân.



C/ Kết nối trực tiếp:
- Bánh răng mặt trời và ngoại luân chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh cố định, (nhận lực từ bánh răng ngoại luân và bánh răng MT);
- Giá hành tinh quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của giá hành tinh.


D/ Gia tốc:
- Giá đỡ hành tinh chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh xoay tròn quanh bánh răng mặt trời theo chiều quay của giá đỡ hành tinh(nhận lực từ giá đỡ hành tinh);
- Bánh răng ngoại luân quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của bánh răng ngoại luân.


Thực tế trong hộp số hành tinh mỗi cơ cấu hành tinh chỉ đảm nhận hai tỷ số truyền (nằm trong trạng thái làm việc, trừ số Mo), Các hộp số hành tinh được tổ hợp hai nhiều cơ cấu hành tinh. Phần tử liên kết(bánh răng hành tinh) được gọi là phần tử khóa, các phần tử khóa biểu thị mối liên kết giữa một hoặc nhiều phần tử của cơ cấu hành tinh với nhau hoặc với vỏ hộp số hành tinh. Các phần tử khóa là:
- Ly hợp ma sát làm việc trong dầu;
- Phanh dải;
- Khớp một chiều.
Tùy từng cấu trúc hộp số hành tinh mà các phần tử khóa là phần tử điều khiển hoặc phần tử đảm bảo an toàn cơ cấu.

Các ưu điểm của hộp số sử dụng cơ cấu bánh răng hành tinh:
- Chuyển số liên tục không ảnh hưởng tới dòng lực từ động cơ;
- Giảm độ ồn trong khi làm việc;
- Kích thước nhỏ gọn;
- Hiệu suất làm việc cao;
- Cho tỷ số truyền cao nhưng kích thước không lớn.
Nhược điểm:
- Công nghệ chế tạo đòi hỏi có độ chính xác cao;
- Kết cấu phức tạp, nhiều cụm lồng trục, lồng phanh, ly hợp khóa;
- Lực ly tâm trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn;

Một cụm cơ cấu hành tinh.


Trong hộp số tự động, sự thay đổi các số truyền được thực hiện bởi tác dụng của chế độ làm việc của động cơ và Momen cản gây nên đối với hệ thống truyền lực. Các cảm biến liên tục theo dõi quá trình thay đổi trên, tạo nên các tín hiệu điều khiển và thông qua cơ cấu thừa hành tác dụng vào các phần tử điều khiển của hộp số tự động.
Ở quá trình chuyển từ số này sang số khác diễn ra sự đóng (khóa) hoặc mở(tách) các phần tử điều khiển tương ứng theo một quy luật thời gian. Các phần tử này là cơ cấu ma sát làm việc trong dầu, đảm bảo điều kiện lâu dài và cho phép quá trình chuyển số nhanh và êm dịu.
E xin biếu các bác ảnh của một hộp số kiểu này cho dễ hình dung hơn:


3- Bộ phận điều khiển thủy lực - điện từ:
Hệ thống điều khiển của AT có nhiệm vụ tự động thay đổi trạng thái làm việc của các phần tử điều khiển phù hợp với sự thay đổi các số truyền trong cơ cấu hành tinh.
Hệ thống điều khiển trên xe được cấu trúc trên cơ sở điều khiển bằng thủy lực và bổ sung các tiết bị điện tử để tạo thành hệ thống điều khiển thủy lực điện từ (Electronic and Automatic Tranmission)
Ngày nay trên ô tô con sử dụng hệ thống điều khiển thủy lực điện từ (ĐKTLĐT) phức tạp.
Hệ thống điều khiển thủy (HTĐKTL) làm việc theo nguyên lý:
Bộ phận ECU&ECT nhận tín hiệu điện tử từ cảm biến, truyền chúng đến van điều khiển thủy lực (dạng con trượt) đóng mở đường dầu có áp suất tới các cơ cáu điều khiển (ly hợp khóa, phanh dải) và điều khiển sự thay đổi số.
Bộ cảm biến ghi nhận tốc độ của xe với độ mở chân ga và truyền tín hiệu đến ECU.

HTĐKTL gồm các cụm cơ bản sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng;
- Bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu số;
- Bộ van thủy lực;
- Bộ tích năng giảm chấn;
- Các đường dầu.



Chú thích:


Nguồn cung cấp năng lượng bao gồm: bơm dầu, van điều tiết áp suất. Nó đảm nhận các chức năng:
-Cung cấp dầu cho biến mô thủy lực;
-Cung cấp dầu cho điều khiển ly hợp khóa và phanh dải;
-Tạo nên áp lực dầu bôi trơn cho toàn bộ hộp số;
-Cung cấp dầu điều khiển van trượt thủy lực thực hiện đóng/mở đường dầu;
-Dẫn nhiệt ra ngoài, đảm bảo làm mát cho hộp số đồng thời đưa các tạp chất bị mài mòn về đáy cácte.
+) Bơm dầu thường là: rotor phiến gạt hoặc bánh răng ăn khớp lệch tâm)
+) Van điều tiết áp suất: Có nhiệm vị hạ chế áp suất, khia áp suất đã đạt giá trị định mức nhằm bảo đảm ổn định điều khiển hộp số TĐ.
Cụm van điều tiết đặt sau bơm dầu trên mạch phân nhánh của đường dầu chính. Van có cấu trúc kiểu con trượt, một đầu tựa vào lò xo, đầu kia chịu áp lực của dầu. Khi áp lực dầu lên quá cao sẽ đẩy con trượt theo hường ép lò xo lại, còn khi áp lực nhỏ thì ngược lại. Quá trình điều tiết xảy ra liên tục nhằm duy trì áp suất ở khỏang giá trị nhất định.
Hệ thống điều khiển thủy lực:



Bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu chuyển số:
Trong HSTĐ sự chuyển số được quyết định bởi trạng thái tải của động cơ cùng với tốc độ chuyển động của xe.
Các loại bộ chuyển đổi được dùng trên xe con:
- Tín hiệu trạng thái của động cơ thông qua sự thay đổi độ chân không ở cổ hút của động cơ chuyển thành sự thay đổi áp suất thủy lực đưa vào bộ van con trượt chuyển số.
- Tín hiệu tốc độ chuyển động của ô tô thông qua bộ quả văng ly tâm đặt tại trục ra (trục thứ cấp) của hộp số, tiếp nhận sự thay đổi của tốc độ chuyển thành sự thay đổi của áp suất thủy lực, đưa vào bộ van con trượt chuyển số.
Hai bộ phận này quyết định thời điểm chuyển số tự động, nhưng quá trình xảy ra liên tục, vì thế để đảm bảo điều khiển sự tăng số trong quá trình chuyển số tự động này còn có bộ van mở đường dầu chuyển số.
- Bộ van mở đường dầu chuyển số được điều khiển ở trên buồng lái thông qua cần số và quyết định vị trí các số truyền cho phép, hoặc giới hạn các số truyền chuyển số tự động.





 

ot2

Tài xế O-H
tài liệu tiếng Việt thì của Thầy Đỗ Văn Dũng là ok lắm rùi, bạn tìm cuốn đó mà đọc, tiếc là ko có file
 

lovedevil

Tài xế O-H
nguyên lý hoạt động của HSTĐ trình bày ở trên không nói lên điều gì cả, quan trọng là làm sao hiểu được nguyên lý và cách tìm nguyên lý hoạt động của HSTĐ. Hầu như các trang web đều nói chung chung không ai hiểu được, nói chung bài viết cũng rất hay, thanks :B
 

otocuatui8888

Tài xế O-H
Em mới sưu tầm được, các bác xem đi nhá, bổ ích lắm đó:D
http://otofun.net/showthread.php?t=423
Hộp số tự động bao gồm: Bộ biến Mômen thủy lực (còn gọi là "quả bí"), cụm bánh răng hành tinh có chung một vỏ, được lắp liền ngay sau động cơ và hệ thống điều khiển thủy lực.
Cơ cấu hộp số tự động


Hộp số của BMW760 (6 speeds)


Nó sử dụng sức ép thủy lực để thay đổi bánh răng số cho phù hợp với tốc độ của xe, ngoài ra còn có một bộ phận điện tử (nguyên bản là Computer, nếu dịch là "máy vi tính" thì nghe nó to tát quá
) điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vận hành của chiếc xe qua một bộ phận cảm biến. Hệ thống này gọi là ETC (Electronically Controlled Transmission - Hệ thống điều khiển số điện tử).

1- Bộ biến Mômen thủy lực (Torque Converter)
Phần chủ động thường gọi là bánh bơm, phần bị động gọi là bánh Tuabin, phần phản ứng gọi là bánh dẫn hướng. Sự hợp nhất của ba chi tiết trên thành một cấu trúc có dạng hình xuyến, quay quanh một trục cố định, và bọc trong một vỏ kín có chưa dầu.
Về nguyên lý có thể xem hình dưới để có cái hiểu trực quan.
Quạt chủ động được nối với nguồn điện, cánh của nó đẩy không khí sang quạt bị động (không cắm điện), cánh của quạt bị đọng sẽ quacùng chiều với quạt chủ động nhờ không khí đạp vào. Như vậy năng lượng của quạt chủ động được truyền qua quạt bị động nhờ không khí.

Quay lại thực tế, là bánh bơm được nối với động cơ, Tuabin nối với hộp số hành tinh, bánh dẫn hướng nối với vỏ thông qua khớp một chiều (chỉ cho phép quay một chiều).
Quá trình xảy ra tương tự như ví dụ trên, nhưng thực hiện qua chất lỏng (dầu), ở đây áp suất dầu đóng vai trò truyền năng lượng giữa bánh chủ động và bị động. Khi bánh chủ động qua cùng động cơ làm cho dầu chuyển động, dưới tác dụng của lực ly tâm dầu văng ra phía ngoài và tăng tốc độ, ở mép ngoài tốc độ của dầu đạt cao nhất và hướng theo các cánh đập vào cánh của bánh bị động, tại cánh bị động dầu truyền năng lượng và giảm dần tốc độ, theo các cánh của bánh bị động chuyển vào phía trong. Khi dầu tới mép trong của bánh bị động, bị rơi vào cánh của bánh dẫn hướng và theo các cánh dẫn chuyển sang bánh chủ động. Cứ như vậy dầu chuyển động tuần hoàn theo đường xoắn ốc trong giới hạn của vỏ. (Inpeller Pump > Tuarbine > Startor > Inpeller Pump)



Người ta gọi quá trình dầu di chuyển trong bánh chủ động là quá trình tích năng, quá trình dầu di chuyển trong bánh bị động là quá trình truyền năng lượng, còn ở bánh dẫn hướng là qt đổi hướng chuyển động.


2- Cơ cấu bánh răng "hành tinh"
Hệ thống bánh răng hành tinh (hộp số hành tinh-HSHT) được đặt sau bộ biến mômen thủy lực. Khác với các hộp số cơ khí đơn giản, HSHT có trục di động nhằm thực hiện các chuyển động theo các bộ truyền bánh răng. HSHT có thể điều khiển bằng cần số hoặc điều khiển tự động. Nhưng ngày nay HSHT điều khiển tự động được dùng rộng rãi trên xe con.
Trên hộp số AT không có cần chuyển số mà chỉ có cần chọn số, cần chọn số nhằm xác định giới hạn khả năng tự động điều khiển của quá trình chuyển số trong một khoảng nhất định.
Cấu tạo của hộp số hành tinh khá phức tạp, có ba dạng cơ bản được dùng trên ô tô con:
- Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập;
- Cơ cấu hành tinh kiểu sơ đồ Simpson;
- Cơ cấu hành tinh kiểu sơ đồ Ravigneaux.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Cơ cấu hành tinh kiểu Wilson độc lập. (Em chỉ trình bày thí dụ kiểu cơ cấu này thôi)
Kiểu Wilson là bộ truyền bánh răng ăn khớp trong và ngoài, ba trục.
Bao gồm: một bánh răng mặt trời (răng ngoài), một bánh răng ngoại luân (răng trong) đặt trên một trục quay khác cùng tâm với trục của bánh răng mặt trời, các bánh răng hành tinh nằm giữa và ăn khớp với bánh răng MT và bánh răng ngoại luân. Trục của các bánh răng hành tinh được cố định trên "giá hành tinh" và cùng chuyển động quay xung quanh đường tâm trục của bánh răng MT và ngoại luân. (nghe hơi rắc rối nhưng nhìn cũng dễ hiểu)
Như vậy có ba trục có cùng một tâm quay và ở dạng trục lồng, gọi là đường tâm của cơ cấu hành tinh. Số lượng bánh răng hành tinh tùy thuộc vào ý đồ thiết kế chủa nhà chế tạo, các bánh răng hành tinh có khả năng tự quay quanh trục của nó và quay quanh trục của cơ cấu hành tinh.




Cơ cấu đi số: (Phần này hơi rắc rối nhưng khá thú vị, các bác chịu khó quan sát hình, tiếc quá em không kiếm được cái Flat nên phải tách từng hình)

A/ Giảm tốc:
- Bánh răng ngoại luân chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh quay quanh trục của nó và quay quanh bánh răng mặt trời (nhận lực từ bánh răng ngoại luân);
- Bánh răng mặt trời cố định.
- Giá hành tinh quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của giá hành tinh.



B/ Số lùi:(nhìn hình: hướng mũi tên lực vào ngược với hướng mũi tên lực ra)
- Bánh răng mặt trời chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh quay quanh trục của nó (nhận lực từ bánh răng mặt trời);- Giá hành tinh cố định.
- Bánh răng ngoại luân quay (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của bánh răng ngoại luân.



C/ Kết nối trực tiếp:
- Bánh răng mặt trời và ngoại luân chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh cố định, (nhận lực từ bánh răng ngoại luân và bánh răng MT);
- Giá hành tinh quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của giá hành tinh.


D/ Gia tốc:
- Giá đỡ hành tinh chủ động (được truyền lực từ động cơ-Input);
- Bánh răng hành tinh xoay tròn quanh bánh răng mặt trời theo chiều quay của giá đỡ hành tinh(nhận lực từ giá đỡ hành tinh);
- Bánh răng ngoại luân quay theo bánh răng hành tinh (nhận lực từ bánh răng HT-Output).
Bới vậy Mômen ra được lấy từ trục của bánh răng ngoại luân.


Thực tế trong hộp số hành tinh mỗi cơ cấu hành tinh chỉ đảm nhận hai tỷ số truyền (nằm trong trạng thái làm việc, trừ số Mo), Các hộp số hành tinh được tổ hợp hai nhiều cơ cấu hành tinh. Phần tử liên kết(bánh răng hành tinh) được gọi là phần tử khóa, các phần tử khóa biểu thị mối liên kết giữa một hoặc nhiều phần tử của cơ cấu hành tinh với nhau hoặc với vỏ hộp số hành tinh. Các phần tử khóa là:
- Ly hợp ma sát làm việc trong dầu;
- Phanh dải;
- Khớp một chiều.
Tùy từng cấu trúc hộp số hành tinh mà các phần tử khóa là phần tử điều khiển hoặc phần tử đảm bảo an toàn cơ cấu.

Các ưu điểm của hộp số sử dụng cơ cấu bánh răng hành tinh:
- Chuyển số liên tục không ảnh hưởng tới dòng lực từ động cơ;
- Giảm độ ồn trong khi làm việc;
- Kích thước nhỏ gọn;
- Hiệu suất làm việc cao;
- Cho tỷ số truyền cao nhưng kích thước không lớn.
Nhược điểm:
- Công nghệ chế tạo đòi hỏi có độ chính xác cao;
- Kết cấu phức tạp, nhiều cụm lồng trục, lồng phanh, ly hợp khóa;
- Lực ly tâm trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn;

Một cụm cơ cấu hành tinh.


Trong hộp số tự động, sự thay đổi các số truyền được thực hiện bởi tác dụng của chế độ làm việc của động cơ và Momen cản gây nên đối với hệ thống truyền lực. Các cảm biến liên tục theo dõi quá trình thay đổi trên, tạo nên các tín hiệu điều khiển và thông qua cơ cấu thừa hành tác dụng vào các phần tử điều khiển của hộp số tự động.
Ở quá trình chuyển từ số này sang số khác diễn ra sự đóng (khóa) hoặc mở(tách) các phần tử điều khiển tương ứng theo một quy luật thời gian. Các phần tử này là cơ cấu ma sát làm việc trong dầu, đảm bảo điều kiện lâu dài và cho phép quá trình chuyển số nhanh và êm dịu.
E xin biếu các bác ảnh của một hộp số kiểu này cho dễ hình dung hơn:


3- Bộ phận điều khiển thủy lực - điện từ:
Hệ thống điều khiển của AT có nhiệm vụ tự động thay đổi trạng thái làm việc của các phần tử điều khiển phù hợp với sự thay đổi các số truyền trong cơ cấu hành tinh.
Hệ thống điều khiển trên xe được cấu trúc trên cơ sở điều khiển bằng thủy lực và bổ sung các tiết bị điện tử để tạo thành hệ thống điều khiển thủy lực điện từ (Electronic and Automatic Tranmission)
Ngày nay trên ô tô con sử dụng hệ thống điều khiển thủy lực điện từ (ĐKTLĐT) phức tạp.
Hệ thống điều khiển thủy (HTĐKTL) làm việc theo nguyên lý:
Bộ phận ECU&ECT nhận tín hiệu điện tử từ cảm biến, truyền chúng đến van điều khiển thủy lực (dạng con trượt) đóng mở đường dầu có áp suất tới các cơ cáu điều khiển (ly hợp khóa, phanh dải) và điều khiển sự thay đổi số.
Bộ cảm biến ghi nhận tốc độ của xe với độ mở chân ga và truyền tín hiệu đến ECU.

HTĐKTL gồm các cụm cơ bản sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng;
- Bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu số;
- Bộ van thủy lực;
- Bộ tích năng giảm chấn;
- Các đường dầu.



Chú thích:


Nguồn cung cấp năng lượng bao gồm: bơm dầu, van điều tiết áp suất. Nó đảm nhận các chức năng:
-Cung cấp dầu cho biến mô thủy lực;
-Cung cấp dầu cho điều khiển ly hợp khóa và phanh dải;
-Tạo nên áp lực dầu bôi trơn cho toàn bộ hộp số;
-Cung cấp dầu điều khiển van trượt thủy lực thực hiện đóng/mở đường dầu;
-Dẫn nhiệt ra ngoài, đảm bảo làm mát cho hộp số đồng thời đưa các tạp chất bị mài mòn về đáy cácte.
+) Bơm dầu thường là: rotor phiến gạt hoặc bánh răng ăn khớp lệch tâm)
+) Van điều tiết áp suất: Có nhiệm vị hạ chế áp suất, khia áp suất đã đạt giá trị định mức nhằm bảo đảm ổn định điều khiển hộp số TĐ.
Cụm van điều tiết đặt sau bơm dầu trên mạch phân nhánh của đường dầu chính. Van có cấu trúc kiểu con trượt, một đầu tựa vào lò xo, đầu kia chịu áp lực của dầu. Khi áp lực dầu lên quá cao sẽ đẩy con trượt theo hường ép lò xo lại, còn khi áp lực nhỏ thì ngược lại. Quá trình điều tiết xảy ra liên tục nhằm duy trì áp suất ở khỏang giá trị nhất định.
Hệ thống điều khiển thủy lực:



Bộ chuyển đổi và truyền tín hiệu chuyển số:
Trong HSTĐ sự chuyển số được quyết định bởi trạng thái tải của động cơ cùng với tốc độ chuyển động của xe.
Các loại bộ chuyển đổi được dùng trên xe con:
- Tín hiệu trạng thái của động cơ thông qua sự thay đổi độ chân không ở cổ hút của động cơ chuyển thành sự thay đổi áp suất thủy lực đưa vào bộ van con trượt chuyển số.
- Tín hiệu tốc độ chuyển động của ô tô thông qua bộ quả văng ly tâm đặt tại trục ra (trục thứ cấp) của hộp số, tiếp nhận sự thay đổi của tốc độ chuyển thành sự thay đổi của áp suất thủy lực, đưa vào bộ van con trượt chuyển số.
Hai bộ phận này quyết định thời điểm chuyển số tự động, nhưng quá trình xảy ra liên tục, vì thế để đảm bảo điều khiển sự tăng số trong quá trình chuyển số tự động này còn có bộ van mở đường dầu chuyển số.
- Bộ van mở đường dầu chuyển số được điều khiển ở trên buồng lái thông qua cần số và quyết định vị trí các số truyền cho phép, hoặc giới hạn các số truyền chuyển số tự động.






very good cac bac nhj!!!!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên