Hơn 1000 ô tô "dồn ứ" mỗi ngày để đợi gắn chip bán dẫn

phuctocdai.cba
Bình luận: 0Lượt xem: 487

phuctocdai.cba

Tài xế O-H
Dây chuyền sản xuất của General Motors làm ra mỗi ngày khoảng 1.000 mẫu bán tải và SUV cỡ lớn, nhưng không thể đưa tới đại lý vì thiếu chip.

Cũng giống nhiều hãng xe khác, General Motors (GM) phải đối mặt với khủng hoảng linh kiện từ nhiều tháng nay. Thậm chí, các nhà máy sản xuất dòng bán tải cỡ lớn của hãng đã phải tạm dừng hoạt động, nhưng nhà máy ở Texas, nơi sản xuất dòng SUV cỡ lớn, không có thời gian ngừng nghỉ, dẫn tới trình trạng dồn ứ.

Theo một số nguồn tin, vào đầu mùa hè, công nhân ở nhà máy Wentzville tại Missouri đã hoàn thiện khoảng 30.000 mẫu bán tải cỡ trung với linh kiện dự phòng và chuyển xe tới đại lý.

GM-1-7558-1628651412.jpg
Hàng trăm chiếc bán tải cỡ trung Chevrolet Colorado và GMC Canyon đỗ tại Bedrock Quarry, Missouri, vào ngày 3/8. Ảnh: Detroit Free Press

Nhưng tính đến 5/8, còn khoảng 10.579 chiếc SUV cỡ lớn xuất xưởng từ nhà máy Arlington vẫn phải nằm một chỗ quanh khu vực trung tâm Texas để đợi linh kiện trước khi được hoàn thiện và đưa tới các showroom. GM sản xuất các mẫu Cadillac Escalade, Chevrolet Tahoe và Suburban cùng GMC Yukon - đều là SUV cỡ lớn - tại Arlington.

Một công nhân được trả lương theo giờ ở nhà máy Arlington cho biết: "Dường như trung bình khoảng 1.000 xe mỗi ngày. Còn theo thông tin trên website của GM, họ sản xuất khoảng 1.200 xe mỗi ngày tại Arlington.

Ở Missouri, khoảng 9.275 mẫu bán tải cỡ trung đến từ Wentzville đang đợi hoàn thiện, tính đến 4/8. Nhà máy ở Wentzville sản xuatas các mẫu Chevrolet Colorado và GMC Canyon. Kế hoạch của hãng xe Mỹ là tiếp tục sản xuất 15.000 chiếc bán tải và cho nằm đợi linh kiện.

Đại dịch Covid-19 dẫn tới những thời kỳ giãn cách và phong tỏa triền miên, khiến nhu cầu về máy tính xách tay tăng vọt bởi xu hướng làm việc từ xa, tăng nhu cầu với các dịch vụ điện toán đám mây và các trung tâm dữ liệu, cũng như nhu cầu về chip cho điện thoại 5G mới. Trong khi đó, năng lực sản xuất bị hạn chế. Ngành công nghiệp ôtô cũng bị tác động.

Từ đầu năm, "cơn khát" chip công nghệ đã lan sang ngành ôtô. Trên toàn thế giới, sản lượng xe bị cắt giảm, các hãng tập trung vào các mẫu xe có lợi nhuận cao hơn, hoặc xe vẫn được sản xuất nhưng bị cắt bớt thiết bị điện tử.

Lúc này, ngành công nghiệp chip cảnh báo tình hình sẽ không được giải quyết trong thời gian ngắn. Khủng hoảng có thể kéo dài đến cuối năm 2022.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên