Hệ thống sưởi ấm trên ôtô

khoadongluc
Bình luận: 4Lượt xem: 21,848

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Vị trí cuả các bộ phận


Hệ thống sưởi ấm bao gồm các chi tiết sau đây.
1. Van nước
2. Két sưởi (Bộ phận trao đổi nhiệt)
3. Quạt gió (mô tơ, quạt)

Cấu tạo
1. Van nước

(1) Mô tả
Van tiết lưu được lắp trong mạch nước làm mát của động cơ và được dùng để điều khiển lượng nước làm mát động cơ tới két sưởi (bộ phận trao đổi nhiệt).
Người lái điều khiển độ mở của van nước bằng cách dịch chuyển núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.
GỢI Ý:
Một số mẫu xe gần đây không có van nước. ở các xe này nước làm mát chảy liên tục và ổn định qua két sưởi.
2. Két sưởi

(1) Mô tả
Nước làm mát động cơ (khoảng 800C) chảy vào két sưởi và không khí khi qua két sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này.
(2) Cấu tạo
Két sưởi gồm có các đường ống/cánh tản nhiệt và vỏ. Việc chế tạo các đường ống dẹt sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt.


Phân loại sưởi ấm (tham khảo)
1. Mô tả
Ở một số kiểu xe hiệu suất nhiệt của động cơ được cải thiện và do đó nhiệt cung cấp cho bộ sưởi ấm từ nước làm mát động cơ không đủ. Vì lý do này cần thiết phải ra nhiệt cho nước động cơ bằng các phương pháp khác để sử dụng cho bộ sưởi ấm.

2. Các phương pháp ra nhiệt
Các phương pháp ra nhiệt nước làm mát động cơ như sau:
-Hệ thống sưởi PTC (hệ số nhiệt dương)
Đưa bộ sưởi ấm PTC qua két sưởi để làm nóng nước làm mát động cơ.

-Bộ sưởi ấm bằng điện
Đặt thiết bị giống như Bugi đánh lửa vào đường nước ở xy lanh để hâm nóng nước làm mát động cơ.

-Bộ sưởi loại đốt nóng bên trong
Đốt nhiên liệu trong buồng đốt và cho nước làm mát động cơ chảy xung quanh buồng đốt để nhận nhiệt và nóng lên.

-Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng
Quay khớp chất lỏng bằng động cơ để làm nóng nước làm mát động cơ.


 

haui

Thành viên O-H
Cấu tạo của hệ thống sưởi ấm
Hệ thống sưởi ấm là 1 hệ thống tuần hoàn khép kín và hoạt động được nhờ vào nước làm mát của động cơ. Hệ thống sưởi ấm gồm các bộ phận sau:

Hệ thống sưởi ấm là một hệ thống tuần hoàn, hoạt động nhờ nước làm mát động cơ
Két nước nóng lắp trong hộp chia gió trong cabin và được lắp sau dàn lạnh theo chiều quạt gió → dàn lạnh → két nóng → cửa gió (Trong hộp chia gió giữa dàn lạnh và két nóng có vách ngăn độc lập và vách ngăn này sẽ đóng mở khi điều khiển công tắc).
Bộ ống dẫn nước có 2 ống đi từ cổ xả và cổ hút của bơm nước trên động cơ đến két nóng tạo 1 dòng nước tuần hoàn song song với két nước của động cơ.
Van khóa nước nằm trên đường ống từ cổ xả của bơm nước đến đầu vào của két nóng nhằm mục đích chặn không cho dòng nước lưu thông qua két nóng khi không có nhu cầu sử dụng gió nóng và ngược lại (1 số xe không dùng van này mà sử dụng duy nhất tấm lái gió trong hộp chia gió, van khóa nước và tấm lái gió sẽ hoạt động khi có lệnh từ công tắc điều khiển).
Hộp chia gió nằm trong cabin và là trung tâm để điều phối lượng gió đến các vị trí như kính – chân – mặt và trộn gió nóng và lạnh dưới tác động của bộ công tắc điều khiển. Công tắc điều khiển được bắt trên táp-lô cạnh hoặc liền với công tắc của máy lạnh.
Như vậy, về cơ bản thì hệ thống sưởi ấm khá độc lập với hệ thống máy lạnh cả về cấu tạo và hoạt động. Tuy nhiên, cả hai hệ thống này đều có chung các cửa gió, nhiều xe còn có chung núm điều khiển cho cả hai hệ thống, nên nhiều người dễ lầm tưởng về sự ràng buộc giữa chúng với nhau. Chúng ta cùng xem sự khác biệt trong quá trình sử dụng ở mục dưới.

Hệ thống máy lạnh và sưởi ấm có chung một núm điều khiển trên táp-lô
Sử dụng hệ thống sưởi ấm
Do két nóng được lắp song song với két nước (két làm mát cho động cơ) nên hệ sưởi ấm trong cabin chỉ hoạt động được một cách hiệu quả thực sự khi nhiệt độ của động cơ tăng. Điều đó có nghĩa là khi mới nổ máy, động cơ còn nguội thì hệ thống sưởi ấm chưa có tác dụng mà chỉ có tác dụng khi động cơ nóng dần lên nhiệt độ của cửa gió phụ thuộc nhiệt độ của động cơ.
Trong trường hợp độ ẩm môi trường và trong khoang xe lớn thì nên sử dụng hệ thống sưởi ấm song song với hệ thống lạnh. Lý do là vì hệ thống lạnh xử lý độ ẩm trong xe khá tốt, tránh tình trạng hấp hơn dẫn đến mờ kính khi cabin bị đóng kín (chỉnh nhiệt độ nóng lạnh theo nhu cầu và ấn công tắc AC điều khiển lốc cho lốc hoạt động).
Những thắc mắc thường gặp
Sử dụng hệ thống sưởi ấm có làm tốn xăng như khi sử dụng hệ thống máy lạnh?
Hoàn toàn không tốn thêm xăng. Hệ thống sưởi ấm hoạt động được là nhờ lấy nhiệt từ nước làm mát của động cơ trong quá trình vận hành chứ không cần đến một thiết bị hay cơ cấu riêng biệt và cần năng lượng để vận hành như hệ thống làm lạnh.
Bật hệ thống sưởi ấm khi xe khởi hành nhưng 10 – 15 phút sau mới thấy gió nóng thổi vào cabin.
Điều đó là bình thường, bởi hệ thống sưởi ấm không thể sưởi ấm tức thì như hệ thống làm mát, mà phụ thuộc vào hoạt động của động cơ. Máy nóng thì hệ thống sưởi ấm mới làm việc hiệu quả. Còn khi mới nổ máy, động cơ còn nguội thì hệ thống sưởi ấm chưa phát huy tác dụng.
Xe không có hệ thống sưởi ấm thì có thể lắp thêm không?

Tùy loại xe mà chi phí lắp thêm bộ sưởi ấm rơi vào khoảng 3 – 5 triệu đồng
Có thể lắp thêm bộ sưởi ấm cho các loại xe chưa được trang bị tiêu chuẩn hệ thống này khi xuất xưởng. Tuy nhiên, việc này cần có chuyên gia kỹ thuật nhiều kinh nghiệm tiến hành cẩn thận, để tránh những rủi ro như xử lý các zoăng không kín gây rò rỉ nước làm mát. Chi phí cho việc lắp thêm bộ sưởi ấm khoảng 3 – 5 triệu đồng tùy loại xe.
Khoang xe có mùi nồng nồng khó chịu khi bật hệ thống sưởi ấm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thường thì do các cửa gió hoặc lọc gió của hệ thống điều hòa bị bụi bẩn bám lâu ngày gây bốc mùi. Chủ xe cần chú ý và vệ sinh định kỳ các chi tiết này. Bên cạnh đó, cabin xe bị bẩn, ẩm ướt hay ố mốc cũng gây phát sinh mùi. Trường hợp hiếm là két nước nóng bị thủng hay hở, gây rò rỉ nước làm mát, bốc mùi, đồng thời nước làm mát động cơ bị hao.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên