Hệ thống an toàn nào quan trọng nhất trên ôtô?

THUYET1993
Bình luận: 2Lượt xem: 1,992

THUYET1993

Tài xế O-H
Túi khí, dây đai an toàn, hệ thống kiểm soát ổn định điện tử (ESC) và các hệ thống theo dõi áp suất lốp xe là những hệ thống an toàn quan trọng nhất trên ôtô.

Chính vì mức độ quan trọng của các hệ thống an toàn nói trên nên Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã đưa ra những yêu cầu bắt buộc cần phải có trên xe hơi.

Túi khí là một trong những trang bị an toàn bắt buộc có trên xe hơi

Còn Viện Bảo hiểm An toàn Xa lộ (IIHS) cho biết hệ thống giúp giảm va chạm phía trước và đèn pha chủ động có đóng góp lớn nhất trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

IIHS đã tiến hành thực nghiệm hệ thống tránh va chạm phía trước được trang bị trên các mẫu xe Acura của Honda, Mercedes-Benz của Daimler và Volvo. Mức độ thiệt hại về tài sản đối với các mẫu xe của Acura và Mercedes được trang bị hệ thống cảnh báo va chạm phía trước với chức năng phanh tự động là thấp hơn 14% khi chúng không được sử dụng các hệ thống này.

Khả năng va chạm của các xe nói trên cũng giảm 10% khi trang bị đèn pha chủ động.

Mercedes và Volvo cũng cung cấp một số phiên bản của hệ thống cảnh báo va chạm phía trước mà không có chức năng phanh tự động. Nhìn chung, nó cũng cho kết quả tốt, tuy nhiên không bằng với phiên bản có chức năng phanh tự động.

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường cho thấy tính hữu ích của nó không đáng kể

IIHS cho biết, nghiên cứu trên những mẫu xe Buick của GM và các xe của Mercedes về hệ thống cảnh báo chệch làn đường cho thấy tính hữu ích của hệ thống này không đáng kể. Ngược lại, lái xe có thể nhận được cảnh báo sai nếu chất lượng phân làn trong giao thông kém, do hệ thống dựa vào camera để theo dõi làn đường.

Viện này cũng chỉ ra hệ thống cảnh báo đi chệch làn đường thậm chí còn gây nguy hiểm cho lái xe hơn là giúp đỡ. Một số hệ thống khác như là phát hiện điểm mù và hỗ trợ đỗ xe chưa cho thấy có tác động rõ rệt.

Nói thế để thấy rằng, không phải tất cả các thiết bị an toàn đều bắt buộc và cũng không phải tất cả cho thấy có lợi ích về an toàn. Vẫn có những công nghệ an toàn mới nhưng được cho là không mấy giúp ích cho việc cứu mạng con người.

Phải mất một thời gian khá dài để các tính năng an toàn tiên tiến có thể được ứng dụng rộng rãi cho toàn bộ xe tham gia giao thông, mà ban đầu chúng thường có mặt trước tiên trên các mẫu xe cao cấp. IIHS ước tính, phải mất đến 30 năm cho một tính năng an toàn đầy hứa hẹn có thể lây lan đến 95% tổng số xe hơi trên đường.

Phải mất một thời gian khá dài để các tính năng an toàn tiên tiến có thể được ứng dụng rộng rãi cho toàn bộ xe tham gia giao thông

Lấy ví dụ, ABS – chống bó cứng phanh là thuật ngữ không còn xa lạ với người sử dụng xe hơi. ABS được sử dụng trên các mẫu xe của Mỹ sau đó nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới cho dù thiết bị này không bị bắt buộc. IIHS cho biết, mặc dù trong thử nghiệm nó đạt được kết quả đầy hứa hẹn, nhưng trên thực tế các số liệu cho thấy lợi ích của nó không nhiều. Tuy nhiên, ABS lại rất thiết thực đối với ESC (nên luôn được đi cùng nhau), giúp giảm thiểu khả năng xe bị rung lắc, trơn trượt và các tình huống khác.


Nguồn: Autodaily​
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên