Giám đốc nhân sự Thaco Chu Lai: Người trẻ ngày nay thiếu tính kiên trì và nỗ lực?

TrinhTan
Bình luận: 4Lượt xem: 2,979

TrinhTan

Giữ xe
Nhân viên
Ông Bùi Trần Nhân Trí – Giám đốc nhân sự Thaco Chu Lai (đơn vị tuyển dụng hàng trăm kỹ sư ô tô mỗi năm cho nhiều vị trí việc làm) đã có những chia sẻ về việc tuyển dụng ngành kỹ thuật ô tô tại đơn vị này trong buổi tọa đàm nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật ô tô diễn ra tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sáng 12.11.2022. Dưới đây là những tổng hợp quan điểm đáng chú ý.


Chuyên môn nghề nghiệp chỉ chiếm 25% tiêu chí đánh giá khi tuyển dụng

Giám đốc nhân sự này cho rằng không chỉ Thaco mà các doanh nghiệp khác. Trong quá trình phỏng vấn ứng viên cần phải thể hiện được trình độ chuyên môn những gì học trong nhà trường. Nhà tuyển trong quá trình tiếp xúc ngắn nhưng để thấy được ứng viên là người cầu thị, có khát khao làm việc vì thế có thể sinh viên trả lời chuyên môn không tốt nhưng có sự cầu thị lắng nghe cũng sẽ được quan tâm.

Ông Trí nói thêm: “Cũng không phải phỏng vấn đạt là mãi mãi ở đó mà doanh nghiệp thường xuyên đánh giá nhân sự để điều chỉnh chế độ lương thưởng. Tiêu chí cao nhất là thái độ chứ không phải chuyên môn nghề nghiệp vì chuyên môn nghề nghiệp chỉ chiếm 25% trong bộ tiêu chí này…”.

Từ kinh nghiệm của bản thân mình trong quá trình tuyển dụng, ông Trần Thành Đạt, Tổng thư ký Hội ô tô và thiết bị động lực TP.HCM, cũng cho rằng: “Kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ thuật là kỹ năng quan trọng nhất của một kỹ sư. Dù có kiến thức chuyên ngành tốt nhưng vận dụng được vào công việc cụ thể mới thể hiện sự hiệu quả”.

Người trẻ ngày nay thiếu tính kiên trì và nỗ lực?

Bùi Trần Nhân Trí – Giám đốc nhân sự Thaco Chu Lai.jpg


Nhận xét về sinh viên vừa ra trường được tuyển dụng những năm gần đây, ông Bùi Trần Nhân Trí nói: “Các thế hệ trẻ ngày nay rất sáng tạo, mạnh mẽ trong suy nghĩ và phát biểu, có cách làm mới và không đóng khung. Thế hệ trước thì ngại ra khỏi vùng an toàn”.

Tuy nhiên, giám đốc nhân sự này nhận định: “Nhưng thiếu nhất là tính kiên trì, làm chán là nghỉ, nhảy nhiều hơn là phải nỗ lực vượt qua. Khi chúng ta gặp khó khăn thì lời khuyên là phải nỗ lực để vượt qua, thay vì có suy nghĩ là nhảy việc, chọn một việc khác. Vượt qua được điều đó thì các bạn sẽ thành công”.

Trước băn khoăn của một sinh viên về sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo khi tham gia tuyển dụng, ông Nhân Trí khẳng định: “Không có sự phân biệt giữa các hệ đào tạo mà bản thân mình phải nỗ lực. Không thể so sánh một người dở nhất chương trình chất lượng cao và một người giỏi nhất chương trình đại trà để lo ngại”.

Minh hoạ thêm cho nhận định trên, ông Trí cho biết ở Thaco vẫn công nhận nhiều người là kỹ sư dù chưa có bằng ĐH. Theo lý giải của ông Trí, những người này đã làm tốt công việc ở hàm lượng kỹ sư thì được công nhận và hưởng các phúc lợi như một kỹ sư. “Khác nhau chỉ là tấm bằng mà Thaco không đặt nặng vấn đề này lắm, nên cơ hội là mở cho tất cả mọi người”, ông Trí chia sẻ trong tọa đàm Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

Học ngành kỹ thuật ô tô sẽ làm các công việc gì?


Nhiều người cho rằng, học ngành kỹ thuật ô tô – sau khi ra trường sẽ chỉ tham gia vào các công đoạn sản xuất, lắp ráp ô tô. Tuy nhiên, trên thực tế, người học ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực có liên quan.

Theo công công việc cho sinh viên học kỹ thuật ô tô khá phong phú, chẳng hạn như làm nghiên cứu phát triển: thiết kế kiểu dáng, mô phỏng, động lực học, điện tử; thiết kế nội ngoại thất, hệ thống điện, điều khiển thủy lực…; lập trình điều khiển; kỹ thuật sản xuất; kiểm soát chất lượng; kinh doanh…

Nhà tuyển dụng yêu cầu gì ở sinh viên ngành kỹ thuật ô tô?

Theo ông Bùi Trần Nhân Trí, cũng như nhiều ngành nghề khác, ngoài yêu cầu ứng viên phải nắm chắc kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật ô tô thì yêu cầu của doanh nghiệp là ứng viên phải có thái độ làm việc tốt, kiên trì, khát khao làm việc, tinh thần cầu thị. Năng lực tự học cũng là yếu tố cần thiết trong ngành này do công nghệ không ngừng thay đổi…

Các kỹ sư ô tô làm việc tại xưởng có thể sẽ vất vả, lấm lem hơn so với những người làm kinh doanh, tuy nhiên, ngành nào cũng có những khó khăn, vất vả, sinh viên đừng quá lo lắng rằng "công việc này sẽ vất vả hơn các ngành khác". 10 năm đầu tiên vào nghề sẽ là thời gian học hỏi, kiến tạo, 10 năm tiếp theo những người làm nghề này sẽ phát triển nhanh.
 

thanhnx909

Tài xế O-H
thực sự em thấy việc học ô tô đòi hỏi con người cao lắm,vì ô tô là 1 lĩnh vực tổng hợp của tất cả các ngành nghề ấy ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên