Đôi lời chia sẻ về định hướng nghề cho những anh em sắp bước chân vào ngành ô tô

nguyenanhtuan4
Bình luận: 3Lượt xem: 591

nguyenanhtuan4

Tài xế O-H
Đôi lời chia sẻ về định hướng nghề cho những anh em sắp bước chân vào ngành ô tô

Cùng với sự phát triển của xã hội, các ngành công nghệ cũng phát triển theo trong đó có ngành công nghệ ô tô đã đang và sẽ rất phát triển. Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các Nhà máy/ Đại lý/công ty/garage ô tô thì điều kiện cần là các em phải có tấm bằng (ĐH/CĐ/TC nghề/...).

Với 1 tấm bằng kỹ sư/cử nhân/ thợ kỹ thuật ô tô và kỹ năng mỗi người thì sẽ rất nhiều cơ hội ở nhiều ngành nghề và cty khác nhau. Ở đây mình xin chia sẻ 1 mảng nhỏ là cơ hội làm việc ở 1 công ty là Đại lý ô tô (hãng ô tô) thôi nhé.

1. Trong 1 cty có rất nhiều phòng ban, rất nhiều vị trí, nhiều công việc, vậy nên trước tiên cần xác định rõ phòng ban và công việc mình mong muốn.

2. Đối với các em muốn theo bên sale (bán hàng cụ thể là bán xe) thì học bên ngành ô tô là lợi thế. Chỉ là lợi thế thôi các em nhé, nhiều nhân viên sale không học hoặc học không liên quan j đến ô tô vẫn bán tốt đấy. Biết ngoại ngữ cũng tốt, mà không biết vẫn bán đc hàng. Miễn sao bằng cách nào đấy em bán được hàng, mỗi tháng đạt hoặc hơn chỉ tiêu là oke.

3. Đối với các em theo bên dịch vụ (xưởng/garage): Dù bằng cấp của các em là j thì sau khi ra trường nếu được nhận thì đa số sẽ theo trình tự sau:học việc->thử việc->chính thức-> thăng tiến. Học việc ở 1 số cty sẽ bắt đầu từ công việc rửa xe, sau đó đc cân nhắc wa học việc bảo dưỡng/ sửa chữa, sau đó thử việc... hoặc có Đại lý sẽ bắt đầu học việc từ bảo dưỡng/ sửa chữa luôn. Cũng tùy vào cty áp đặt thời gian học việc 1th, 3th, 6th, 9th,... Còn thời gian thử việc là theo luật LĐ rồi. Dù các em muốn làm ở các vị trí cao hơn như cố vấn dịch vụ/chuyên viên bảo hành/nhân viên phụ tùng/quản đốc xưởng/... thì trước hết các em hãy là 1 KTV sửa chữa chung/ thợ đi nhé. Và đa số các cty nay trả lương theo doanh thu, có nghĩa là cty trả lương theo năng lực chứ không trả lương theo bằng cấp. Bằng cấp chỉ để sau này cân nhắc các vị trí lãnh đạo (nếu có) thôi nhé.

4. Vấn đề tiếp theo cũng quan trọng không kém là làm sao để được vào cty làm? Các em phải nắm bắt các cơ hội như: nhà tuyển dụng đến tận trường tuyển dụng; công ty đăng tuyển dụng trên các trang web,fanpage... của cty; người quen giới thiệu; tự xin vào những cty mà ngày trước mình đã thực tập;

5. Khi các em đang còn ngồi ghế Nhà trường thì em cần học và làm những gì? Hãy trau dồi nhiều kiến thức nhất và học tốt nhất có thể các môn học. Hãy ra ngoài giao lưu để biết được xã hội ngoài trường học sống ra sao? Bởi vì khi bước vào 1 cty cái đầu tiên các sếp xem qua sẽ là hồ sơ: bằng cấp, bảng điểm các môn học,... Dù là bằng cấp nào nhưng thấy học giỏi (được đánh giá bằng điểm số trong bảng điểm), hạnh kiểm, ý thức, thái độ tốt thì cty mới nhận, nhận rồi mới đào tạo, được đào tạo/ chỉ dạy rồi thì mới biết làm. Khi biết làm rồi sẽ được vừa làm vừa đc đi đào tạo nâng cao thêm. Cứ thế, cứ làm tốt, ý thức, thái độ tốt sẽ được cân nhắc lên vị trí phù hợp hơn với năng lực và bằng cấp.

6. Là 1 kỹ thuật viên -KTV sửa chữa chung (thợ sửa chữa) để đạt được cái tầm CHẨN ĐOÁN đúng nghĩa thì đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố, bao gồm: kiến chức chuyên môn (nguyên lý hoạt động, cấu tạo các cụm chi tiết, sơ đồ mạch điện, ...) của xe mình đang chẩn đoán; kinh nghiệm sửa chữa (kinh nghiệm này đc đúc kết từ những sửa chữa bài bản theo tài liệu sửa chữa cuqr hãng); kỹ năng đọc và hiểu tài liệu; kỹ năng sử dụng các thiết bị chẩn đoán; kỹ năng suy luận và logic vấn đề. Chẩn đoán phải có quy trình và quy trình này có trong tài liệu và bắt buộc KTV phải tuân theo.

7. Những điều mình chia sẻ ở trên sẽ có thể không phù hợp với những em có người nhà, người thân làm quản lý hay lãnh đạo. Bởi vì những em ấy có thể sẽ có con đường riêng để đi.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên