Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngành ô tô thế

A
Bình luận: 1Lượt xem: 1,946

accuachivo

Tài xế O-H
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ
với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất
và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là
tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp.
Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp
em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Sau 3 năm học
tập và nghiên cứu em đã được khoa giao cho làm đề tài tốt nghiệp, nhận thức được tầm
quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống điện động cơ, lập phƣơng
pháp kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống điện trên xe Mitsubishi Triton”. Đây là một đề
tài rất gần với thực tế kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện trên xe.
Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy
giáo và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên,
do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của
các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Th.s Trần Quang Thanh
và các thầy giáo trong khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô đã giúp em hoàn thành đề tài một
cách tốt nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhằm nâng cao kiến thức chuyên sâu về hệ thống điện động cơ. Lập được quy
trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện trên xe Mitsubishi Triton.
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, giáo trình trang bị điện ô tô, tài liệu sửa chữa điện động cơ
các hãng và điện động cơ Mitsubishi Triton.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phân tích tổng hợp tài liệu.
4. Kết cấu của đề tài
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Hệ thống cung cấp điện, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 2: Hệ thống khởi động, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 3: Hệ thống đánh lửa, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 4: Hệ thống xông động cơ, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
2
CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, PHƢƠNG PHÁP
KIỂM TRA, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG
1.1. Hệ thống cung cấp điện
Ô tô được trang bị một số hệ thống và thiết bị điện để đảm bảo an toàn và tiện
nghi khi sử dụng. Chúng cần điện năng trong suốt thời gian họat động và cả khi động
cơ đã dừng. Vì thế, chúng cần cả ắc quy và nguồn điện một chiều như nguồn năng
lượng. Một hệ thống cung cấp điện trang bị trên xe cung cấp nguồn một chiều cho
những hệ thống và thiết bị vừa nêu. Tuy nhiên ắc quy sẽ phóng điện khi động cơ dừng
và dần hết điện.
Hệ thống cung cấp điện sử dụng sự quay của động cơ để phát sinh ra điện. Nó
không những cung cấp điện năng cho những hệ thống và thiết bị điện khác mà còn nạp
điện cho ắc quy trong lúc động cơ đang hoạt động.
1.1.1. Ắc quy
1.1.1.1. Nhiệm vụ
Ắc quy trong ô tô thường được gọi là ắc quy khởi động để phân biệt với loại ắc
quy sử dụng ở các lĩnh vực khác. Ắc quy trong hệ thống điện thực hiện chức năng của
một thiết bị chuyển đổi hóa năng thành điện năng và ngược lại. Đa số ắc quy là loại ắc
quy chì – axit. Đặc điểm của loại ắc quy nêu trên là có thể tạo ra dòng điện có cường
độ lớn, trong khoảng thời gian ngắn (510s), có khả năng cung cấp dòng điện lớn
(200800A) mà độ sụt thế bên trong nhỏ, thích hợp để cung cấp điện cho máy khởi
động để khởi động động cơ.
Ắc quy còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống điện,
cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc đã làm
việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ số
vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu, radio cassette, CD, các bộ nhớ (đồng hồ,
hộp điều khiển…), hệ thống báo động…
Ngoài ra, ắc quy còn đóng vai trò bộ lọc và ổn định điện thế trong hệ thống điện
ô tô khi điện áp máy phát dao động.
Điện áp cung cấp của ắc quy là 6V, 12V hoặc 24V. Điện áp ắc quy thường là
12V đối với xe du lịch hoặc 24V cho xe tải. Muốn điện áp cao hơn ta đấu nối tiếp các
ắc quy 12V lại với nhau.
1.1.1.2. Phân loại
Trên ôtô có thể sử dụng hai loại ắc quy để khởi động: ắc quy axit và ắc quy
kiềm. Nhưng thông dụng nhất từ trước đến nay vẫn là ắc quy axit, vì so với ắc quy
kiềm nó có sức điện động của mỗi cặp bản cực cao hơn, có điện trở trong nhỏ và đảm
bảo chế độ khởi động tốt, mặc dù ắc quy kiềm cũng có khá nhiều ưu điểm.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
3
1.1.1.3. Cấu tạo
Ắc quy axit bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn
tùy theo loại ắc quy 6V hay 12V.
Trong mỗi ngăn đặt khối bản cực có hai loại bản cực: bản dương và bản âm.
Các tấm bản cực được ghép song song và xen kẽ nhau, ngăn cách với nhau bằng các
tấm ngăn. Mỗi ngăn như vậy được coi là một ắc quy đơn. Các ắc quy đơn được nối với
nhau bằng các cầu nối và tạo thành bình ắc quy. Ngăn đầu và ngăn cuối có hai đầu tự
do gọi là các đầu cực của ắc quy. Dung dịch điện phân trong ắc quy là axit sunfuric,
được chứa trong từng ngăn theo mức qui định thường không ngập các bản cực quá 10
 15 mm.
Vỏ ắc quy được chế tạo bằng các loại nhựa ebônit hoặc cao su cứng, có độ bền
và khả năng chịu được axit cao. Bên trong vỏ được ngăn thành các khoang riêng biệt,
ở đáy có sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống (giữa đáy bình và khối bản cực)
nhằm chống việc chập mạch do chất tác dụng rơi xuống đáy trong quá trình sử dụng.
Khung của các tấm bản cực được chế tạo bằng hợp kim chì – stibi (Sb) với
thành phần 87  95% Pb + 5 13% Sb. Các lưới của bản cực dương được chế tạo từ
hợp kim Pb-Sb có pha thêm 1,3%Sb + 0,2% Kali và được phủ bởi lớp bột dioxit chì
Pb02 ở dạng xốp tạo thành bản cực dương. Các lưới của bản cực âm có pha 0,2%Ca +
0,1%Cu và được phủ bởi bột chì. Tấm ngăn giữa hai bản cực làm bằng nhựa PVC và
Hình 1.1: Cấu tạo bình ắc quy axit
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
4
sợi thủy tinh có tác dụng chống chập mạch giữa các bản cực dương và âm, nhưng cho
axit đi qua được.


Dung dịch điện phân là dung dịch axid sulfuric H2SO4 có nồng độ 1,22  1,27
g/cm3
, hoặc 1,29 1,31g/cm3 nếu ở vùng khí hậu lạnh. Nồng độ dung dịch quá cao sẽ
làm hỏng nhanh các tấm ngăn, rụng bản cực, các bản cực dễ bị sunfat hóa, khiến tuổi
thọ của ắc quy giảm. Nồng độ quá thấp làm điện thế ắc quy giảm.


Hình 1.3: Cấu tạo chi tiết bản cực
1. Bản cực âm; 2. Bản cực dương; 3. Vấu cực; 4. Khối bản cực âm;
5. Khối bản cực dương.
Hình 1.2: Cấu tạo khối bản cực
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
5
1.1.1.4. Chọn và bố trí ắc quy
Để chọn ắc quy ta dựa vào các ký hiệu ghi trên vỏ bình ắc quy, trên các cầu nối
giữa các ngăn hoặc trên nhãn hiệu đính ở vỏ bình, chủ yếu là dung lượng định mức của
ắc quy, và cường độ dòng lớn nhất mà ắc quy có thể phóng mà dòng này phụ thuộc
vào công suất của máy khởi động.
Ắc quy thường đặt trước đầu xe, gần máy khởi động sao cho chiều dài dây nối
từ máy khởi động đến ắc quy không quá 1m. Điều này đảm bảo rằng độ sụt áp trên dây
dẫn khi khởi động là nhỏ nhất. Nơi đặt ắc quy không được quá nóng để tránh hỏng
bình do nhiệt.
1.1.1.5. Các thông số cơ bản
- Sức điện động:
Sức điện động của ắc quy phụ thuộc vào nồng độ chất điện phân, được tính theo
công thức kinh nghiệm sau:
E0 = 0,84 +  (V)
E0: Là sức điện động của ắc quy đơn
: Là trị số tính bằng nồng độ chất điện phân
Đối với ắc quy axít  = 1,11 đến 1,27 g/cm3 nên sức điện động từ 1,95 -
2,11V.
- Điện trở trong:
Điện trở trong của ắc quy gồm điện trở của các bản cực, điện trở của dung dịch
điện phân và có xét đến sự ngăn cách của các tấm ngăn giữa các bản cực. Trị số của
điện trở trong không cố định mà thường thay đổi. Khi đ• nạp điện đầy thì điện trở
trong r = 0,001- 0,0015  và khi đã phóng điện hoàn toàn r = 0,02  0,025 
- Dung lượng của ắc quy:
Là điện lượng của ắc quy đã được nạp đầy, rồi đem cho phóng điện liên tục với
dòng điện phóng 1A tới khi điện áp của ắc quy giảm xuống đến trị số giới hạn quy
định (1,7  1,8V).
Ví dụ: Nếu dung lượng của ắc quy là 70A.h, tức là khi cho ắc quy này phóng
điện với dòng 1A nó sẽ hoạt động được 70 giờ. Nhưng nếu cho nó phóng điện với
dòng 70A thì nó chỉ hoạt động được 1 giờ.
Như vậy dung lượng đặc trưng cho khả năng tích và phóng điện của ắc quy. Do
đó nếu trong mỗi ngăn của ắc quy ở mỗi chùm bản cực có càng nhiều số bản cực ghép
song song với nhau thì dòng điện phóng của ắc quy càng lớn.
1.1.2. Máy phát điện xoay chiều
1.1.2.1. Chức năng của máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
6
Máy phát điện thực hiện một số chức năng. Trên các máy phát đời cũ, thành
phần của máy phát gồm bộ phận phát điện và chỉnh lưu. Chức năng ổn định điện áp
được thực hiện bằng một tiết chế lắp rời thông thường là loại rung hay bán dẫn. Ngày
nay, các máy phát bao gồm 3 bộ phận: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Tiết
chế vi mạch nhỏ gọn được lắp liền trên máy phát, ngoài chức năng điều áp nó còn báo
một số hư hỏng bằng cách điều khiển đèn báo nạp.
Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó
thực hiện ba chức năng : phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
a. Phát điện
Động cơ quay, truyền chuyển động
quay đến máy phát điện thông qua dây đai hình
chữ V. Rôto của máy phát điện là một nam
châm điện. Từ trường tạo ra sẽ tương tác lên
dây quấn trong stato làm phát sinh ra điện.
b. Chỉnh lƣu
Dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy
phát điện không thể sử dụng trực tiếp cho các
thiết bị điện mà được chỉnh lưu thành dòng
điện một chiều. Bộ chỉnh lưu sẽ biến đổi dòng
điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Hình 1.4: Các loại máy phát và tiết chế
Hình 1.5: Chức năng phát điện của
máy phát
Hình 1.6: Chức năng chỉnh lưu
của máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
7
c. Hiệu chỉnh điện áp
Tiết chế điều chỉnh điện áp sinh ra. Nó
đảm bảo hiệu điện thế của dòng điện đi đến
các thiết bị là hằng số ngay cả khi tốc độ máy
phát điện thay đổi.
1.1.2.2. Nguyên lý máy phát điện

Có nhiều phương pháp tạo ra dòng điện, trong những máy phát điện, người ta
sử dụng cuộn dây và nam châm làm phát sinh ra dòng điện trong cuộn dây. Sức điện
động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi số vòng dây quấn càng nhiều, nam châm càng
mạnh và tốc độ di chuyển của nam châm càng nhanh.
Khi nam châm được mang lại gần cuộn dây, từ thông xuyên qua cuộn dây tăng
lên. Ngược lại, khi đưa cuộn dây ra xa, đường sức từ xuyên qua cuộn dây giảm xuống.
Bản thân của cuộn dây không muốn từ thông qua nó biến đổi nên cố tạo ra từ
thông theo hướng chống lại những thay đổi xảy ra.
- Nguyên lý máy phát điện trong thực tế :


Hình 1.8: Cuộn dây và nam châm
Hình 1.9: Nguyên lý phát điện trong thực tế
Hình 1.7: Chức năng hiệu chỉnh
điện áp của máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
8
 Nam chân vĩnh cửu được thay thế bằng nam châm điện nên từ thông có thể
thay đổi được.
 Có thêm lõi thép sẽ làm tăng từ thông qua cuộn dây.
 Sinh ra từ thông móc vòng làm từ thông thay đổi liên tục.
1.1.2.3. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều
Cấu tạo của máy phát điện loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là:
rôto, stato, các nắp, pully, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
a. Rôto
Gồm hai chùm cực hình móng lắp then trên trục. Giữa các chùm cực có các
cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống lót bằng thép. Các đầu của cuộn dây kích
thích được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát. Trục của rôto được đặt
trên các ổ bi lắp trong các nắp bằng hợp kim nhôm. Trên nắp, phía vòng tiếp điện còn
bắt giá đỡ chổi than. Trên trục còn lắp cánh quạt và puli dẫn động.
Hình 1.11: Cấu tạo của rôto
1
2
3
4
5
6
7
8
Hình 1.10: Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ.
1- Vỏ máy phát; 2- Bạc lót; 3- Stato; 4- Giá đỡ; 5- Bộ chỉnh lưu; 6- Bộ điều chỉnh điện; 7- Vòng
tiếp điện; 8- Rôto.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
9
b. Chổi than và vòng tiếp điện
Có nhiệm vụ cho dòng điện chạy qua rôto để tạo ra từ trường.
+ Các thành phần chính: Chổi than, lò xo, vòng kẹp chổi than, vòng tiếp điện.
Chổi than làm bằng grafít - kim loại với tính chất đặc biệt có điện trở nhỏ và
được phủ một lớp đặc biệt chống mòn.
c. Stato
Stato có nhiệm vụ tạo ra điện thế xoay chiều 3 pha nhờ sự thay đổi từ thông khi
rôto quay.
Các thành phần chính: Lõi stato, cuộn dây stato, đầu ra.
Nhiệt sinh ra lớn nhất ở stato so với các thành phần khác của máy phát, vì vậy
dây quấn phải phủ lớp chịu nhiệt.
+ Cách mắc cuộn dây stato:
Cuộn dây stato có thể mắc theo hai cách:

Hình 1.12: Cấu tạo chổi than và vòng tiếp điện
Hình 1.13: Cấu tạo của stato
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
10
Cách mắc kiểu hình sao: cho ra điện thế cao, được sử dụng phổ biến.
Cách mắc kiểu tam giác: cho ra dòng điện lớn.
Cuộn dây stator gồm 3 cuộn dây riêng biệt. Trong cách mắc hình sao, đầu
chung của 3 cuộn dây được nối thành đầu trung hòa.
d. Bộ chỉnh lƣu
Bộ chỉnh lưu có vai trò biến dòng điện xoay chiều ba pha trong stato thành
dòng điện 1 chiều.
Các thành phần chính: Đầu ra, điốt âm, điốt dương.
Hình1.14: Đấu hình sao và đấu hình tam giác
Hình 1.15: Cấu tạo của bộ chỉnh lưu
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
11
+ Đặc điểm:
Sáu điốt (tám điốt nếu bộ chỉnh lưu có nối với dây trung hòa) được sử dụng để
chỉnh lưu toàn kỳ, phiến tản nhiệt có hai mặt.
Bản thân điốt chỉnh lưu sinh ra nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Tuy nhiên chất
bán dẫn tạo ra điốt lại không chịu nhiệt nên điốt bị hư khi quá nhiệt. Vì vậy phiến tản
nhiệt phải có diện tích lớn. Khi tốc độ máy phát khoảng 3000v/p, nhiệt độ của điốt là
cao nhất.
e. Tiết chế vi mạch
Tiết chế vi mạch có vai trò điều chỉnh dòng điện kích từ (đến cuộn dây rôto) để
kiểm soát điện áp phát ra, theo dõi tình trạng phát điện và báo khi có hư hỏng.
Các thành phần chính: Vi mạch, phiến tản nhiệt, giắc cắm.
f. Quạt
Khi quạt quay, không khí được hút qua các lỗ trống làm mát cuộn rôto, stato và
bộ chỉnh lưu làm giảm nhiệt độ của các bộ phận này ở mức cho phép.
Đặc điểm:
+ Có hai quạt hút từ hai phía để cung cấp đủ lượng gió cần thiết.
+ Không khí mát được hướng vào cuộn stato, nơi phát sinh ra nhiều nhiệt nhất.
+ Một phụ tải điện sẽ sinh ra nhiệt khi dòng đi qua. Máy phát sinh nhiệt ở nhiều
dạng khác nhau.
Chúng bao gồm : nhiệt sinh ra trên vật dẫn (ở các cuộn dây và điốt), trên các
lõi thép do dòng fuco và do ma sát (ở ổ bi, chổi than và với không khí). Nhiệt sinh ra
làm giảm hiệu suất của máy phát.
Hình 1.16: Cấu tạo bộ tiết chế vi mạch
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
12
1.1.3. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Hệ thống nạp điện sử dụng đầu ra máy phát điện xoay chiều để giữ cho ắc quy
được nạp ở một mức độ không đổi dưới các tải điện biến thiên.

Hoạt động:

Sự quay vòng của lõi kích từ phát ra điện áp xoay chiều trong stato.
Dòng xoay chiều này được chỉnh lưu thông qua các điốt thành điện áp một
chiều có dạng song như hình 1.17. Điện áp đầu ra trung bình dao động một cách nhẹ
nhàng với điều kiện tải của máy phát điện xoay chiều
Sơ đồ hệ thống cung cấp điện:
Hình 1.17: Dạng sóng dòng xoay chiều được
chỉnh lưu thông qua các điốt
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
13
Khi bật công tắc khởi động, dòng chạy vào cuộn dây từ và sự kích từ ban đầu
của cuộn dây từ diễn ra.
Khi cuộn dây stato bắt đầu phát ra năng lượng sau khi động cơ được khởi động,
cuộn dây từ được kích bởi dòng đầu ra của cuộn dây stato.
Điện áp đầu ra của máy phát tăng khi dòng từ tăng và giảm xuống khi dòng từ
giảm. Khi điện áp bình ắc quy (điện áp chân "S" của máy phát) đạt được điện áp điều
chỉnh khoảng 14.4 V, dòng kích từ ngắt.
Khi điện áp ắc quy tuột xuống thấp hơn điện áp điều chỉnh, bộ điều áp điều
chỉnh điện áp đầu ra về mức không đổi bằng cách điều khiển dòng kích từ.
Hơn nữa, khi dòng kích từ là hằng số, điện áp đầu ra của máy phát tăng khi tốc
độ động cơ tăng.
1.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Các thông số của máy phát, thông số bảo dưỡng và dụng cụ chuyên dùng:
Thông tin về máy phát:
Hình 1.18: Sơ đồ hệ thống cung cấp điện
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
14
Bảng 1.1: Thông tin về máy phát
Thông tin Động cơ 4G6, 4D5
Loại Cảm biến điện áp ắc quy
Công suất đầu ra V/A 12/90
Bộ điều chỉnh điện áp Loại điện tử tổ hợp
Bảng 1.2: Thông số bảo dưỡng máy phát
Thông tin Giá trị tiêu chuẩn
Sự sụt áp đầu ra của máy
phát (ở 30 A) (V) - Tối đa 0.3
Nhiệt độ môi trường điện
áp điều chỉnh ở bộ điều áp
-20°C 14.2 – 15.4 -
20°C 13.9 – 14.9 -
60°C 13.4 – 14.6 -
80°C 13.1 – 14.5 -
Dòng điện ra -
70% của dòng ra
bình thường
Bảng 1.3: Một số dụng cụ chuyên dùng trong kiểm tra, bảo dưỡng
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
15
1.2.1. Bảo dƣỡng trên xe
1.2.1.1. Kiểm tra sự sụt áp đầu ra của máy phát
Bước kiểm tra này để xác định xem dây dẫn từ chân “B” máy phát đến cực (+)
ắc quy (kể cả cầu chì) có ở trong điều kiện tốt hay không.
1. Phải chắc chắn là đã kiểm tra các bước sau đây trước khi kiểm tra.
+ Lắp máy phát
+ Độ căng đai
+ Cầu chì
+ Tiếng ồn khác thường từ máy phát trong khi động cơ đang hoạt động
2. Bật công tắc khởi động sang vị trí "LOCK" (OFF).
3. Tháo dây âm ắc quy.
4. Nối Ampe kế kiểm tra dòng một chiều loại kẹp vào dây ra chân “B” máy phát.
Lưu ý: Cách tháo dây ra máy phát và đấu Ampe kế có thể sẽ không tìm thấy
trục trặc mà dòng ra sụt áp do tiếp xúc kém giữa chân “B” và dây ra.
5. Nối Vôn kế điện tử giữa chân “B” máy phát và cực dương (+) ắc quy. [Nối đầu
dương (+) của Vôn kế vào chân “B” và nối que (-) của Vôn kế vào dây dương (+) ắc
quy].
6. Nối lại dây âm ắc quy.
7. Kết nối M.U.T-III
8. Để nắp khoang động cơ mở.
9. Khởi động động cơ.
Hình 1.19: Kiểm tra sự sụt áp đầu ra của máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
16
10. Với động cơ đang hoạt động ở tốc độ 2500 v/ph, bật và tắt đèn trước và các đèn
khác để điều chỉnh tải máy phát sao cho giá trị hiển thị trên Ampe kế vừa trên 30A.
Điều chỉnh tốc độ động cơ giảm dần cho đến khi giá trị hiển thị trên Ampe kế là
30 A. Lấy số đọc của giá trị hiển thị trên Vôn kế tại thời điểm này.
Giới hạn: tối đa 0.3 V
Lưu ý: Khi đầu ra máy phát là cao và giá trị hiển thị trên Ampe kế không giảm
về 30A, thiết lập giá trị 40 A. Đọc giá trị hiển thị trên Vôn kế tại thời điểm này. Khi
thang đo ở 40 A, giới hạn là tối đa 0.4 V.
11. Nếu giá trị hiển thị của Vôn kế ở trên giá trị tiêu chuẩn, có thể có sự cố trên dây ra
máy phát, vì vậy kiểm tra dây dẫn giữa chân “B” máy phát và cực dương (+) ắc quy
(kể cả cầu chì). Nếu có một cực không được siết chặt hoặc nếu dây dẫn trở nên phai
màu do quá nhiệt, ta phải sửa chữa và kiểm tra lại.
12. Sau khi kiểm tra, động cơ chạy ở tốc độ cầm chừng.
13. Tắt tất cả các đèn
14. Xoay công tắc khởi động về vị trí “LOCK” (OFF)
15. Tháo M.U.T-III.
16. Tháo dây âm ắc quy.
17. Tháo Ampe kế và Vôn kế.
18. Nối dây âm ắc quy
1.2.1.2. Kiểm tra dòng ra của máy phát
Hình 1.20: Kiểm tra dòng ra máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
17
Bước kiểm tra này để kiểm tra xem dòng ra của máy phát có bình thường
không.
1. Trước khi kiểm tra, phải chắc chắn là đã kiểm tra các bước sau đây:
+ Lắp máy phát
+ Ắc quy
Lưu ý: Nên xả bớt điện ắc quy một chút. Tải cần thiết do ắc quy được nạp đầy
sẽ làm cho việc kiểm tra không còn chính xác
+ Độ căng đai
+ Cầu chì
+ Tiếng ồn bất thường từ máy phát khi động cơ đang hoạt động.
2. Tắt công tắc khởi động về vị trí “LOCK” (OFF).
3. Tháo dây âm ắc quy.
4. Nối Ampe kế loại kẹp vào dây ra của chân "B" máy phát
Lưu ý: Việc tháo dây điện ra của máy phát và đấu nối Ampe kế có thể sẽ không
phát sinh mã lỗi liên quan đến độ sụt áp do tiếp xúc kém giữa chân “B” và dây điện ra.
5. Nối Vôn kế với thang đo 0 - 20 V giữa chân “B” máy phát và nối một chân
với mát [Nối que (+) của Vôn kế vào chân “B”, rồi nối que (-) của Vôn kế với mát].
6. Nối dây âm ắc quy.
7. Nối M.U.T-III .
8. Để nắp khoang động cơ mở.
9. Kiểm tra xem số hiển thị trên Vôn kế có bằng với điện áp ắc quy không.
Lưu ý: Nếu điện áp là 0 V, nguyên nhân có thể do hở mạch ở dây dẫn hoặc mối
nối cầu chì giữa chân “B” máy phát và cực dương (+) ắc quy.
10. Xoay công tắc đèn để bật đèn ở đầu xe rồi khởi động động cơ.
11. Ngay sau khi thiết lập đặt đèn đầu ở chế độ chùm sáng pha và chuyển công
tắc quạt gió sang vị trí cao nhất, tăng tốc độ động cơ lên 2500 v/ph và đọc giá trị dòng
ra lớn nhất hiển thị trên Ampe kế.
Giới hạn: 70% của dòng phát ra bình thường
Lưu ý: Đối với dòng ra danh nghĩa, tham khảo thông số của máy phát.
Bởi vì dòng ắc quy sẽ sụt áp ngay khi động cơ khởi động, bước trên nên được
thực hiện càng nhanh càng tốt để đạt được giá trị dòng ra cực đại.
Giá trị dòng ra sẽ phụ thuộc vào tải điện và nhiệt độ của phần thân máy phát.
Nếu tải điện là nhỏ trong khi kiểm tra, mức dòng quy định không thể xuất ra
cho dù máy phát là bình thường. Trong các trường hợp như vậy, tăng tải điện bằng
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
18
cách bật các đèn đầu vài lần để nạp điện ắc quy hoặc sử dụng hệ thống chiếu sáng của
xe khác rồi kiểm tra lại.
Mức dòng quy định cũng không được đưa ra nếu nhiệt độ thân máy phát hoặc
nhiệt độ môi trường quá cao. Trong các trường hợp này, để nguội máy phát rồi kiểm
tra lại.
12. Số hiển thị trên Ampe kế nên ở trên giá trị giới hạn. Nếu số đọc ở dưới giá
trị giới hạn và dây ra máy phát là bình thường, tháo máy phát ra khỏi động cơ và kiểm
tra máy phát.
13. Cho động cơ chạy ở tốc độ cầm chừng sau khi kiểm tra.
14. Tắt công tắc khởi động về vị trí “LOCK” (OFF).
15. Tháo M.U.T-III.
16. Tháo dây âm ắc quy.
17. Tháo Ampe kế và Vôn kế.
18. Nối dây âm ắc quy.
1.2.1.3. Kiểm tra điện áp điều chỉnh
Hình 1.21: Kiểm tra điện áp điều chỉnh
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
19
Bước kiểm tra này để xác định xem bộ điều chỉnh điện có điều khiển điện áp
đầu ra của máy phát phù hợp không.
1. Phải chắc chắn là đã kiểm tra các bước sau đây trước khi kiểm tra.
+ Lắp máy phát
+ Kiểm tra ắc quy được lắp trên xe nạp đầy điện chưa.
+ Độ căng đai
+ Mối nối cầu chì
+ Tiếng ồn bất thường từ máy phát khi động cơ đang hoạt động.
2. Tắt công tắc khởi động về vị trí “LOCK” (OFF).
3. Tháo dây âm ắc quy
4. Sử dụng dụng cụ chuyên dùng – (MB991519) để nối vào Vôn kế loại số giữa
chân “S” của máy phát và nối mát [Nối que (+) của Vôn kế vào chân “S”, rồi nối que
(-) của Vôn kế với mát cố định hoặc cực âm (-) ắc quy].
5. Nối Ampe kế loại kẹp với dây ra của chân "B" của máy phát
6. Nối lại dây âm máy phát
7. Nối M.U.T-III.
8. Bật công tắc khởi động sang vị trí "ON" và kiểm tra xem số hiển thị trên Vôn
kế có bằng với điện áp ắc quy không.
Lưu ý: Nếu điện áp là 0 V, nguyên nhân có thể do hở mạch ở dây dẫn hoặc mối
nối cầu chì giữa chân “S” máy phát và cực dương (+) ắc quy
9. Tắt tất cả các đèn và thiết bị phụ.
10. Khởi động động cơ.
11. Tăng tốc độ động cơ lên 2500 v/ph.
12. Đọc giá trị hiển thị trên Vôn kế khi dòng ra máy phát đạt đến 15 A hoặc nhỏ
hơn.
Nếu chỉ số điện áp phù hợp với điện áp điều chỉnh, bộ điều chỉnh điện vận hành
bình thường. Nếu điện áp không ở trong giá trị tiêu chuẩn, trục trặc ở bộ điều chỉnh
điện hoặc máy phát.
Lưu ý: Khi điện áp xấp xỉ 12.8 V, chân “G” có thể ngắn mạch với mát. Kiểm tra
các mạch điện liên quan đến chân “G” của máy phát.
13. Sau khi kiểm tra, giảm tốc độ động cơ xuống tốc độ cầm chừng.
14. Xoay công tắc khởi động về vị trí "LOCK" (OFF).
15. Tháo M.U.T-III.
16. Tháo dây âm ắc quy.
17. Tháo Ampe kế và Vôn kế.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
20
18. Tháo dụng cụ chuyên dùng và nối dây như ban đầu.
19. Nối dây âm của ắc quy.
1.2.1.4. Kiểm tra dạng sóng bằng máy đo sóng
Phương pháp đo:
Nối chân của máy đo sóng vào
chân “ B “ của máy phát.
Bảng 1.4: Dạng sóng tiêu chuẩn
Chức năng Dạng sóng đặc biệt
Độ cao sóng Thay đổi
Núm thay đổi Điều chỉnh khi quan sát dạng xung
Chọn dạng sóng Dạng quét
Tốc độ động cơ Tốc độ cầm chừng
Hình 1.23: Dạng sóng tiêu chuẩn của chân “ B “ máy phát
Hình 1.22: Kiểm tra dạng sóng
bằng máy đo sóng
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
21
Lưu ý: Dạng sóng điện áp của Chân “B” máy phát có thể nhấp nhô như hình
minh họa 2.23. Dạng sóng này được sinh ra khi bộ tiết chế hoạt động phụ thuộc vào
sự biến thiên tải máy phát (dòng), và là bình thường đối với máy phát.
Hơn nữa, khi dạng sóng điện áp đạt
tới một giá trị quá cao (khoảng 2V hoặc
cao hơn ở tốc độ cầm chừng), nó thường
chỉ ra một mạch hở do một cầu chì nâu ở
giữa Chân “B” máy phát và ắc quy, nhưng
không phải là máy phát hỏng.
Bảng 1.5: Ví dụ về các dạng sóng bất thường
Hình 1.24: Một dạng sóng điện áp
của chân “ B “ máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
22
1.2.2. Quy trình tháo và lắp máy phát điện xoay chiều
1.2.2.1. Quy trình tháo
- Tháo máy phát từ động cơ xuống
Quy trình tháo:
1. Tháo các đầu dây đến máy phát
2. Tháo cáp âm ắc quy
3. Tháo cáp và giắc nối máy phát
4. Nới lỏng đay ốc giữ pully
5. Giảm lực căng dây đai, tháo dây đai ra khỏi pully
6. Tháo máy phát ra khỏi động cơ.
- Quy trình tháo rời các chi tiết của máy phát
Quy trình tháo:
1. Vệ sinh bên ngoài
2. Tháo đai ốc giữ pully
3. Tháo pully ra ngoài (tránh chờn ren đầu trục)
4. Tháo lấy then bán nguyệt ra
Hình 1.25: Tháo máy phát từ động cơ xuống
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
23
5. Làm dấu nắp trước, nắp sau với stato
6. Tháo các vít giữ nắp trước, nắp sau
7. Tháo nắp trước ra khỏi stato (phía có pully)
8. Tháo rôto
9. Tháo các đầu dây stato với giàn điốt
10.Tháo giàn điốt ra khỏi nắp sau.
- Các điểm lưu ý khi tháo:
+ Tháo nắp đậy phía trước:
Không chèn tuốc nơ vít quá sâu vì có
thể làm hỏng lõi stato
1. Khi đã chèn vít dấu trừ vào giữa
giá đỡ trước và lõi stato, bẩy để tách stato ra
khỏi giá đỡ trước.
2. Nếu khó tách, gõ nhẹ vào giá đỡ Hình 1.27: Tháo nắp đậy phía trước
Hình 1.26: Sơ đồ tháo rời các chi tiết máy phát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
24
bằng búa cao su đồng thời dùng vít bẩy
nhẹ.
+ Tháo pully máy phát:
Thao tác cẩn thận không làm hỏng
rôto. Đặt pully hướng xuống, giữ rôto
bằng bàn kẹp và tháo pully ra
+ Tháo stato và bộ tiết chế:
Lưu ý: Thao tác cẩn thận không
tác dụng lực vào các chân của điốt và cẩn
thận nhiệt của đầu mũi hàn chì không
truyền nhiệt qua điốt quá lâu.
1. Sử dụng mũi hàn chì (180 đến
250 W) để xả chì cho stato. Thao tác này
phải hoàn tất trong khoảng 4 giây để
tránh truyền nhiệt sang điốt.
2. Khi tháo bộ chỉnh lưu ra khỏi
bộ tiết chế, ta xả các điểm hàn chì trên bộ
chỉnh lưu
1.2.2.2. Quy trình lắp
Được thực hiện ngược với khi tháo:
1. Các chi tiết phải được vệ sinh sạch sẽ và sấy khô, cho một ít mỡ bò vào ổ bi.
2. Lắp giàn điốt vào nắp sau
3. Lắp các đầu dây của giàn điốt với stato
4. Lắp cụm rôto
5. Lắp nắp trước, nắp sau và stato phải đúng dấu
6. Lắp pully
7. Xiết đai ốc giữ pully
8. Lắp máy lên động cơ
9. Lắp dây đai lên pully của máy phát
10. Lắp các đầu dây đến máy phát nối các đầu dây điện và giắc cắm
11. Nối kết dây điện từ máy phát vào cực âm ắc quy.
Lưu ý: Sau khi lắp lên động cơ ta phải căng lại dây đai và kiểm tra sự phát điện.
Hình 1.28: Tháo pully máy phát
Hình 1.29: Tháo stato và bộ tiết chế
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
25
- Các điểm lưu ý khi lắp:
Sau khi lắp bộ tiết chế máy phát, chèn
một sợi thép qua lỗ nằm phía sau giá đỡ
trong khi đè chổi than xuống rồi đó cố định
chổi than.
Lưu ý: Bằng cách chèn dây thép, chổi
than sẽ được cố định đúng vị trí và việc lắp
rôto sẽ dễ dàng hơn.
- Lắp rôto:
Sau khi lắp rôto, lấy dây thép được
dùng để cố định chổi than ra (hình 2.32)
1.2.3: Kiểm tra, bảo dƣỡng
1.2.3.1. Kiểm tra rôto
Hình 1.31: Chèn dây thép để cổ định đúng vị
trí chổi than
Hình 1.30: Chèn sợi dây thép qua lỗ
nằm phía sau giá đỡ
Hình 1.32: Rút sợi dây thép sau
khi cố định chổi than xong
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
26
1. Kiểm tra thông mạch cho cuộn rôto:
Dùng đồng hồ vạn năng để đo, đặt hai
đầu dây của đồng hồ vào hai vòng tiếp điện.
Bảo đảm là có sự thông mạch giữa các vòng
tiếp điện. Đo điện trở rôro. Nếu giá trị quá
nhỏ, có thể rôto bị ngắn mạch. Nếu không
thông mạch hoặc ngắn mạch, ta thay thế rôto.
Giá trị tiêu chuẩn: 3 ÷ 5 Ω.
2. Kiểm tra sự cách mát cho cuộn rôto:
Dùng đồng hồ vạn năng, đảm bảo không
có sự thông mạch giữa các vòng tiếp điện và
vấu cực hình móng. Nếu có sự thông mạch ta
tiến hành thay rôto.
1.2.3.2. Kiểm tra stato
1. Kiểm tra thông mạch cho cuộn stato:
Gỡ bối dây của stato ra, dùng đồng hồ
vạn năng rồi tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra sự thông mạch của của từng
pha cuộn dây stato. Nếu không thông mạch thì
cuộn dây bị đứt.
Ta tiến hành thay stato nếu không có sự
thông mạch.
2. Kiểm tra sự cách mát cho cuộn dây stato:
Đặt một đầu dây đo vào đầu cuộn dây, một đầu vào má cực.
Hình 1.33: Kiểm tra thông mạch
cho rôto
Hình 1.34: Kiểm tra sự nối mát
của cuộn dây rôto
Hình 1.35: Kiểm tra thông mạch cho stato
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
27
Bảo đảm không có sự thông mạch giữa cuộn dây và lõi. Thay stato nếu có sự
thông mạch.
1.2.3.3. Kiểm tra bộ chỉnh lƣu
1. Kiểm tra cực dương cho bộ chỉnh lưu:
Kiểm tra thông mạch giữa cực dương
của bộ chỉnh lưu và cực âm của lõi chì bằng
đồng hồ vạn năng.
Nếu có sự thông mạch ở cả hai chiều,
điốt bị ngắn mạch. Ta tiến hành thay bộ chỉnh
lưu.
2. Kiểm tra cực âm cho bộ chỉnh lưu:
Kiểm tra thông mạch giữa cực âm bộ
chỉnh lưu và lõi chì của stato.
Nếu có sự thông mạch ở cả hai chiều,
điốt bị ngắn mạch, ta tiến hành thay thế bộ
chỉnh lưu.
3. Kiểm tra ba điốt:
Kiểm tra thông mạch cho ba điốt bằng
cách nối một ampe kế với cả hai đầu của từng
điốt.
Nếu không có sự thông mạch ở cả hai
chiều, điốt đã hỏng và phải thay cả bộ tản nhiệt.

Hình 1.36: Kiểm tra sự cách mát cho cuộn dây stato
Hình 1.37: Kiểm tra cực dương
cho bộ chỉnh lưu
Hình 1.39: Kiểm tra ba điốt
Hình 1.38: Kiểm tra cực âm cho bộ chỉnh lưu
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
28
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA,
BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG
2.1. Hệ thống khởi động
2.1.1. Nhiệm vụ, sơ đồ và yêu cầu của hệ thống khởi động
- Nhiệm vụ của hệ thống khởi động:
Động cơ đốt trong cần có một hệ thống khởi động riêng biệt truyền cho trục
khuỷu động cơ một mômen với một số vòng quay nhất định nào đó để khởi động được
động cơ. Cơ cấu khởi động chủ yếu trên ôtô hiện nay là khởi động bằng động cơ điện
một chiều. Tốc độ khởi động của động cơ xăng phải trên 50 v/p, đối với động cơ diesel
phải trên 100 v/p.
- Sơ đồ hệ thống khởi động:
Trên sơ đồ hình 2.1, máy khởi động bao gồm: rơle các khớp với cuộn hút Wh,
cuộn giữ Wg, và động cơ điện một chiều với cuộn stato Ws và cuộn rôto Wr.
- Yêu cầu của hệ thống khởi động:
1. Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà
động cơ có thể nổ được.
2. Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.
3. Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống khởi động tổng quát
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
29
4. Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm
trong giới hạn (từ 9 đến 18).
5. Chiều dài, điện trở của dây dẫn nối từ accu đến máy khởi động phải nằm trong
giới hạn quy định (< 1m).
6. Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ.
2.1.2. Cấu tạo hệ thống khởi động
Máy khởi động hiện là cơ cấu sinh mômen quay và truyền cho bánh đà của
động cơ. Đối với từng loại động cơ mà các máy khởi động điện có thể có kết cấu cũng
như có đặc tính khác nhau, nhưng nói chung chúng thường có 3 bộ phận chính: Động
cơ điện, khớp truyền động và cơ cấu điều khiển.
2.1.2.1. Động cơ điện một chiều
Là bộ phận biến điện năng thành cơ năng. Trong đó: stato gồm vỏ, các má cực
và các cuộn dây kích thích; rôto gồm trục, khối thép từ, cuộn dây phần ứng và cổ góp
điện, các nắp với các giá đỡ chổi than và chổi than, các ổ trượt …
2.1.2.2. Rơle gài khớp và công tắc từ
Dùng để điều khiển hoạt động của máy khởi động. Có hai phương pháp điều
khiển: điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp. Trong điều khiển trực tiếp, ta phải
tác động trực tiếp vào mạng gài khớp để gài khớp và đóng mạch điện của máy khởi
động. Phương pháp này ít thông dụng. Điều khiển gián tiếp thông qua các công tắc
hoặc rơle là phương pháp phổ biến trên các mạch khởi động hiện nay.
Hình 2.2. Cấu tạo hệ thống khởi động
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
30
2.1.2.3. Cụm rơle hút
Cụm rơle hút hoạt động như
là một công tắc chính của dòng điện
chạy tới động cơ điện và điều khiển
bánh răng khởi động bằng cách đẩy
nó vào ăn khớp với vành răng khi
bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau
khi khởi động. Cuộn hút được quấn
bằng dây có đường kính lớn hơn
cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra
lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi
cuộn giữ.
2.1.2.4. Rôto và ổ bi cầu
Lực từ làm cho rôto quay và ổ
bi cầu đỡ cho lõi ( phần ứng ) quay ở
tốc độ cao.
2.1.2.5. Stato
Stato hay còn gọi là vỏ máy
khởi động tạo ra từ trường cần thiết để
cho động cơ điện hoạt động. Nó cũng
có chức năng như một vỏ bảo vệ các
cuộn cảm, lõi cực và khép kín các
đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối
tiếp với phần ứng.
Hình 2.3: Cấu tạo cụm rơle hút
Hình 2.5: Cấu tạo của stato
Hình 2.4. Cấu tạo của rôto và ổ bi cầu
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
31
2.1.2.6. Chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than được tì vào cổ góp
của rôto bởi các lò xo để cho dòng điện
đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một
chiều nhất định. Chổi than được làm từ
hỗn hợp đồng – các bon nên nó có tính
dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn
lớn. Các lò xo chổi than nén vào cổ
góp rôto và làm cho phần ứng dừng lại
ngay sau khi máy khởi động bị ngắt.
Nếu các lò xo chổi than bị yếu
đi hoặc các chổi than bị mòn có thể
làm cho tiếp điểm điện giữa chổi than
và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều
này làm cho điện trở ở chỗ tiếp xúc
tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp
cho động cơ điện và dẫn đến giảm
mômen.
2.1.2.7. Bộ truyền giảm tốc
Bộ truyền giảm tốc truyền lực
quay của động cơ điện tới bánh răng
khởi động và làm tăng mômen xoắn
bằng cách làm chậm tốc độ của động cơ
điện.
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc
độ quay của động cơ điện với tỉ số là
1/3 -1/4 và nó có một li hợp khởi động
ở bên trong.
2.1.2.8. Ly hợp khởi động
Ly hợp khởi động truyền chuyển động quay của động cơ điện tới động cơ thông
qua bánh răng khởi động ( bendix).
Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi
động cơ đã được khởi động, người ta bố trí ly hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi
động loại một chiều có các con lăn.
Hình 2.6: Cấu tạo của chổi than và giá
đỡ chổi than
Hình 2.7: Cấu tạo bộ truyền giảm tốc
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
32
2.1.2.9. Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Bánh răng khởi động (bendix)
và vành răng truyền lực quay từ máy
khởi động tới động cơ nhờ sự ăn
khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng
khởi động được vát mép để ăn khớp
được dễ dàng.
Then xoắn chuyển lực quay
vòng của động cơ điện thành lực đẩy
bánh răng khởi động, trợ giúp cho
việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của
bánh răng khởi động với vành răng.
2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động
Cụm rơle hút bao gồm: cuộn hút và cuộn giữ. Hai cuộn dây trên có số vòng như
nhau nhưng tiết diện cuộn hút lớn hơn cuộn giữ và quấn cùng chiều nhau.
Hình 2.9: Cấu tạo bánh răng khởi
động chủ động và rãnh xoắn
Hình 2.8: Cấu tạo của bộ ly hợp khởi động
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
33
Khi bật công tắc ở vị trí ST thì dòng điện sẽ rẽ thành hai nhánh:
+ Dòng 1 đi từ dương ắc quy Wg  “ mát “
+ Dòng 2 từ dương ắc quy  Wh  Wst  chổi than  Wroto  “ mát “
Dòng qua cuộn giữ và hút sẽ tạo ra lực từ để hút lõi thép đi vào bên trong (tổng
lực từ của hai cuộn). Lực hút sẽ đẩy bánh răng của máy khởi động về phía bánh đà,
đồng thời đẩy lá đồng nối tắt cọc (+) ắc quy xuống máy khởi động. Lúc này, hai đầu
cuộn hút đẳng thế và sẽ không có dòng đi qua mà chỉ có dòng qua cuộn giữ .
Do lõi thép đi vào bên trong mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên
lõi thép tăng lên. Vì thế, chỉ cần một cuộn Wg vẫn giữ được lõi thép.
Khi động cơ đã nổ, người lái trả công tắc về vị trí ON, mạch hở nhưng do quán
tính, dòng điện vẫn còn. Do đó hai bánh răng còn dính và dòng vẫn còn qua lá đồng.
Như vậy dòng sẽ đi từ: cực dương ắc quy Wh Wg  “ mát “.
Lúc này, hai cuộn dây mắc nối tiếp nên dòng như nhau, dòng trong cuộn giữ
không đổi chiều, còn dòng qua cuộn hút ngược với chiều ban đầu. Vì vậy, từ trường
hai cuộn triệt tiêu nhau. Kết quả là, dưới tác dụng của lực lò xo, bánh răng và lá đồng
sẽ trở về vị trí ban đầu.
2.1.4. Sơ đồ hệ thống khởi động của động cơ Mitsubishi Triton
Khi công tắc khởi động được bật sang vị trí "START", dòng điện chạy vào cuộn
hút và cuộn giữ cấp vào bên trong công tắc từ, hút trục piston, khi trục piston được
hút, càng gạt được nối vào trục piston được dẫn động đến gài vào li hợp khởi động.
Mặt khác, trục piston được hút sẽ bật công tắc từ, cho phép chân “B” và chân “M” dẫn
điện. Do đó, dòng điện chạy vào để gài động cơ điện khởi động.
Hình 2.10: Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
34
Khi công tắc khởi động được bật sang vị trí "ON" sau khi khởi động động cơ,
bánh răng khởi động được nhả ra khỏi vành răng bánh đà. Một cơ cấu an toàn được
trang bị giữa bánh răng nhỏ và trục rôto, để tránh hỏng khi bánh răng nhỏ bị kẹt hay
không nhả về kịp vị trí ban đầu.
2.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống khởi động động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Bảng 2.1: Thông số tiêu chuẩn của động cơ điện
Bảng 2.2: Thông số bảo dưỡng của động cơ điện
Thông tin Giá trị tiêu chuẩn Giới hạn
Khe hở bánh răng bendix mm 0.5 – 2.0 -
Độ đảo của cổ góp mm 0.05 0.1
Đường kính cổ góp mm 29.4 28.8
Chiều sâu rãnh cắt mm 0.5 0.2
Thông tin 4G6 4D5-DOHC
Loại Bộ bánh răng giảm tốc và bộ bánh răng hành
tinh Công suất đầu ra kW/V 1.2/12 2.2/12
Số răng của bánh răng khởi động
Hình 2.11: Sơ đồ hệ thống khởi động của động cơ Mitsubishi Triton
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
35
2.2.1. Bảo dƣỡng trên xe
2.2.1.1. Kiểm tra rơle khởi động
Điện áp ắc
quy
Chân nối
dụng cụ
kiểm tra
Kết quả
kiểm tra
thông mạch
Không đặt
vào 3 – 4 Hở mạch
Nối chân số
1 vào cực
dương (+)
ắc quy.
Nối chân số
2 vào cực
âm (-) ắc
quy
3 - 4
Thông mạch
( Nhỏ hơn 2
Ω )
2.2.1.2. Kiểm tra các dây cáp nối nối vào máy khởi động
Quan sát xem các đầu mối nối có bị han gỉ hay có xu hướng bị tuột không, vệ
sinh sạch sẽ và xiết đai ốc lại cho chắc chắn.
2.2.2. Quy trình tháo và lắp máy khởi động
2.2.2.1. Quy trình tháo
- Tháo máy khởi động từ động cơ xuống:
1. Tháo “ mát “ ắc quy
2. Tháo các dây dẫn đến máy khởi động
3. Tháo các bu lông bắt giữ máy khởi động vào động cơ
Hình 2.12: Kiểm tra rơle khởi động
Hình 2.13: Tháo máy khởi động từ động cơ xuống
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
36
4. Lấy máy khởi động ra khỏi động cơ.
- Tháo rời các chi tiết của máy khởi động:
1. Tháo cụm rơle hút gồm: rơ le hút, càng gạt
2. Tháo cụm stator gồm: stato, nắp sau và vỏ chụp chổi than
3. Tháo chổi than và giá đỡ chổi than gồm: lò xo chổi than gồm đĩa, lò xo, tấm
cách điện giá đỡ chổi than
4. Tháo cụm rôto
5. Tháo cụm ly hợp khởi động gồm: trục và bánh răng khởi động, ly hợp một
chiều, bạc chặn, phanh hãm.
Hình 2.14: Một số chi tiết chính tháo rời của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
1: Stato; 2: Rôto; 3: Chổi than và giá đỡ chổi than; 4: Nắp chụp; 5: Vỏ phần truyền
động; 6:Ly hợp một chiều; 7:Vành răng trong; 8: Trục đỡ bánh răng hành tinh; 9: Bánh
răng hành tinh; 10: Càng gạt; 11: Cụm rơle hút;
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
37
- Các điểm lưu ý khi tháo rời:
+ Tháo bánh răng khởi động:
Tháo bánh răng khởi động bằng cách rút dây nối từ động cơ điện rồi cấp điện
cho cụm rơle hút và bánh răng sẽ được đưa ra ngoài.
Lưu ý: Khi cấp điện cho cụm rơle hút,
bánh răng bị đẩy ra và quay. Lúc này không
được chạm tay vào bánh răng.
Cụm rơle có thể rất nóng sau khi kiểm
tra. Tránh chạm tay vào.
Không cấp điện cho cuộn dây hút quá
10 giây. Không cấp điện cho cuộn giữ quá 30
giây. Nếu quá giới hạn thời gian nêu trên, cuộn
dây có thể bị quá nhiệt và cháy, bánh răng phải
được đẩy ra bằng điện bằng cách cấp điện cho
khởi động. Không kéo bánh răng ra bằng cách
kéo tay đòn vì tay đòn và vỏ có thể bị hỏng khi
tháo vòng chậm.
Khi máy khởi động được cấp điện, sẽ
có dòng hơn 100A đi qua nó. Do đó, phải sử
dụng dây điện công suất cao (tương đương dây
nối ắc quy). Đồng thời các mối nối phải được
siết thật chặt.
1. Kết nối máy khởi động như trong
hình 2.16 dưới đây:
2. Cấp điện cho máy khởi động bằng
cách mở “ ON “ cho công tắc A và B. Bánh
răng khởi động sẽ được đẩy ra ngoài và quay
3. Trong vòng 5 giây từ khi bánh răng
quay, tắt “ OFF” công tắc B để dừng quay bánh
răng
Lưu ý: Với công tắc A và B ở ON, điện
được cung cấp cho cả cuộn hút và cuộn giữ.
Không có điện cung cấp cho chân B của động
cơ điện. Do đó, dòng đi qua cuộn hút khi bánh
răng khởi động đang quay. Để tránh bị cháy
cuộn hút, công tắc B phải trả về vị trí OFF
trong 5 giây kể từ khi bánh răng khởi động
Hình 2.15: Tháo bánh răng khởi động
Hình 2.16: Sơ đồ kết nối máy khởi
động để tháo bánh răng
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
38
quay.
4. Dùng một dụng cụ hình ống phù hợp để giữ bánh răng
5. Gõ nhẹ lên ống hình trụ bằng búa để lấy bạc chặn ra khỏi rãnh.
6. Tháo bạc chặn và bánh răng khởi động ra.
7. Xoay OFF công tắc A để cắt nguồn cung cấp cho máy khởi động.
Lưu ý: Khi điện cung cấp cho máy khởi động bị ngắt, bánh răng khởi động có
thể bị kéo vào làm cho bạc chặn đi ngược vào trong rãnh. Nếu thế, cung cấp nguồn
cho máy khởi động và thực hiện lại.
+ Tháo rời cụm rơle hút:
Trước khi tháo rời cụm rơle hút phải
tháo dây cáp nối từ chổi than lên cọc M của
cụm rơle hút.
+ Tháo rời vỏ và giá đỡ chổi than:
Kéo lò xo chổi than và nâng chổi
than lên.
Sau khi nâng chổi than lên, giữ nó
tại vị trí như trong hình 2.18.
+ Tháo rời phanh hãm và bạc chặn:
Hình 2.17: Lưu ý khi tháo rời cụm rơle hút
Hình 2.18: Tháo rời vỏ và giá đỡ chổi than
Hình 2.19: Đẩy bạc chặn về phía
ly hợp một chiều
Hình 2.20: Tháo phanh hãm ra
ngoài
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
39
Sử dụng dụng cụ phù hợp ( tuốc nơ vít ) đẩy bạc chặn về phía li hợp một chiều
của khớp truyền động.
Tháo phanh hãm bằng kìm, sau đó tháo bạc chặn và bộ phận li hợp một chiều
của khớp truyền động
- Vệ sinh các chi tiết của động cơ điện:
1. Không được ngâm các chi tiết vào dung dịch tẩy rửa. Việc ngâm stato hoặc
rôto trong dung dịch tẩy rửa sẽ làm hỏng các lớp cách điện.
2. Lau sạch các chi tiết này bằng vải.
3. Không được ngâm các chi tiết dẫn động vào dung dịch tẩy rửa. Ly hợp một
chiều của khớp truyền động đã được bôi mỡ tại nhà máy sản xuất và việc vệ
sinh bằng các chất tẩy rửa sẽ làm mất chất mỡ bôi trơn này.
4. Vệ sinh các chi tiết dẫn động bằng bàn chải thấm các chất tẩy rửa sau đó lau
khô lại bằng vải sạch.
2.2.2.2. Quy trình lắp
Quy trình lắp ngược lại so với quy trình tháo:
1. Lắp cụm ly hợp khởi động gồm: trục và bánh răng khởi động, ly hợp một chiều,
bạc chặn, phanh hãm
2. Lắp cụm rôto
3. Lắp chổi than và giá đỡ chổi than gồm: lò xo chổi than gồm đĩa, lò xo, tấm cách
điện giá đỡ chổi than
4. Lắp cụm stato gồm: stato, nắp sau và vỏ chụp chổi than
6. Lắp cụm cụm rơle hút gồm: rơle hút, càng gạt.
- Các điểm lưu ý khi lắp
+ Lắp bạc chặn và phanh hãm:
Sử dụng dụng cụ phù hợp để kéo bạc
chặn qua khỏi phanh hãm để đặt phanh hãm
vào bạc chặn.
Hình 2.21: Lắp bạc chặn và phanh hãm
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
40
+ Lắp bánh răng:
Lắp bánh răng và vai chặn bánh răng có chiều như hình 2.22
Lắp bạc chặn vào rãnh B của trục lắp bánh răng khởi động (hình 2.22)
Kéo mạnh bánh răng khởi động, cố định vai chặn bánh răng vào bạc chặn (hình
2.23).
2.2.3. Kiểm tra, bảo dƣỡng
2.2.3.1. Kiểm tra, bảo dƣỡng cụm rơle hút
- Kiểm tra hở mạch cho cuộn dây:
Kiểm tra xem có sự thông mạch giữa
chân M và thân A không, nếu không có sự
thông mạch ta thay thế cụm rơle hút.
- Kiểm tra sự thông mạch của chân B và
chân M:
Kiểm tra xem có sự thông mạch giữa
chân B và chân M.
Nếu có sự thông mạch, thay thế cụm
rơle hút.
Hình 2.22: Lắp bánh răng khởi động Hình 2.23: Cố định vai chặn bánh răng
Hình 2.24: Kiểm tra hở mạch cho
cuôn dây
Hình 2.25: Kiểm tra sự thông
mạch của chân B và chân M
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
41
- Kiểm tra sự tiếp xúc của đĩa đồng với hai chân B và M:
Đẩy phần đuôi của của cụm rơle hút
như hình 2.26 bằng một lực lớn để đóng đĩa
đồng bên trong. Không thả ra, kiểm tra sự
thông mạch giữa chân B và chân M bằng
đồng hồ đo. Nếu không có thông mạch, ta
tiến hành thay thế cụm rơle hút.
2.2.3.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng rôto
- Kiểm tra độ đảo bề mặt của rôto:
Đỡ rôto bằng một cặp khối V và
kiểm tra độ đảo của bề mặt bằng một đồng
hồ so.
Nếu độ đảo bề mặt lớn hơn giá trị
tiêu chuẩn thì phải tiên lại trên máy tiện.
Giá trị tiêu chuẩn : 0.05 mm
Giới hạn: 0.1 mm
- Đo đường kính ngoài của cổ góp:
Dùng thước cặp để kiểm tra đường
kính cổ góp.
Nếu đường kính cổ góp nhỏ hơn giá trị
nhỏ nhất cho phép thì ta phải thay mới rôto.
Giá trị tiêu chuẩn: 29.4 mm
Giới hạn: 28.4 mm
Hình 2.26: Kiểm tra sự tiếp xúc
của đĩa đồng
Hình 2.27: Kiểm tra độ đảo bề
mặt của rôto
Hình 2.28: Đo đường kính ngoài
của cổ góp
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
42
- Đo chiều sâu rãnh cắt giữa các
phiến góp:
Dùng thước cặp kiểm tra độ sâu
giữa các phiến góp. Nếu độ sâu của rãnh
nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất cho phép thì dùng
cưa làm sâu thêm rồi tiến hành vệ sinh
sạch, cạo lại lớp mica cách điện.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 mm
Giới hạn: 0.2 mm
- Kiểm tra sự ngắn mạch của rôto:
Đặt rôto lên gối nâng bánh xe
Growler (Thiết bị kiểm tra sự chập mạch
trong cuộn dây ) hoặc Grônha. Trong khi đặt
một thanh kim loại mỏng song song với
rôto, quay chậm rôto. Rôto còn tốt nếu thanh
kim loại không bị hút vào hoặc không bị dao
động.
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các
phiến góp:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự
thông mạch giữa các phiến góp. Nếu không
có sự thông mạch ta phải thay thế rôto.
Hình 2.29: Đo chiều sâu rãnh cắt
giữa các phiến góp
Hình 2.30: Kiểm tra sự ngắn
mạch của rôto
Hình 2.31: Kiểm tra sự thông
mạch giữa các phiến góp
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
43
2.2.3.3. Kiểm tra, bảo dƣỡng stato
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các
cuộn dây stato:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự
thông mạch của các cuộn dây stato. Nếu
không thông mạch thì ta phải thay mới các
cuộn dây stato.
- Kiểm tra chạm mát cho cuộn dây
stato:
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự
chạm mát giữa các cuộn dây stato và vỏ
máy. Nếu có sự thông mạch phải cách điện
lại hoặc thay thế cuộn dây stato nếu cuộn
dây quá cũ.
2.2.3.4. Kiểm tra, bảo dƣỡng chổi than
- Kiểm tra sự làm việc của lò xo giữ
chổi than:
Đẩy chổi than vào bên trong để đảm
bảo rằng lò xo lá đang làm việc tốt. Nếu lò
xo lá làm việc kém hay bị hỏng ta tiến hành
thay thế.
Hình 2.32: Kiểm tra sự thông
mạch giữa các cuộn dây stato
Hình 2.33: Kiểm tra chạm mát cho cuộn
dây stato
Hình 2.34: Kiểm tra lò xo giữ chổi than
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
44
- Kiểm tra chổi than:
Kiểm tra độ nhám bất thường của
bề mặt tiếp xúc với cổ góp của từng chổi
than. Và dùng thước cặp để kiểm tra
chiều cao chổi than (hình 2.35). Nếu chổi
than bị mòn quá giá trị nhỏ nhất cho phép
ta phải thay chổi than mới.
Giá trị cho phép: 7.0 mm
Khi bề mặt tiếp xúc của chổi than
đã được điều chỉnh hoặc giá đỡ chổi than
được thay, ta phục hồi lại bề mặt tiếp xúc
bằng cách rà giấy nhám xung quanh cổ góp.
2.2.3.5. Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động
Xoay bánh răng theo chiều kim
đồng hồ và kiểm tra xem có quay trơn
không, xoay ngược chiều kim đồng hồ và
kiểm tra xem có bị hãm cứng không. Nếu
cần phải thay cụm bánh răng khởi động.
Dùng mắt quan sát bánh răng
truyền động. Nếu các bánh răng bị vỡ hoặc
bị mòn phải thay mới bánh răng truyền
động.
2.2.3.6. Kiểm tra, bảo dƣỡng động cơ điện một chiều
- Điều chỉnh khe hở bánh răng:
Tháo dây cáp nối từ động cơ điện
một chiều ra khỏi chân M của cụm rơle hút
(Hình 2.37)
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa S
và chân M.
Hình 2.35: Kiểm tra chiều cao chổi than
Hình 2.36: Kiểm tra ly hợp một chiều và
bánh răng truyền động
Hình 2.37: Sơ đồ đấu nối để điều
chỉnh khe hở bánh răng
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
45
Bật công tắc “ ON “ và bánh răng sẽ
di chuyển ra như hình 2.38.
Kiểm tra khe hở từ bánh răng đến
phần vỏ cố định bên trong cùng của cơ cấu
bảo vệ bánh răng bằng thước lá.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 ÷ 2.0 mm
Nếu khe hở bánh răng khởi động vượt
quá tiêu chuẩn, ta điều chỉnh bằng cách thêm
hoặc bớt tấm đệm giữa cụm rơle hút và giá
đỡ phía trước (hình 2.39).
- Kiểm tra độ hút của của cụm rơle
hút:
Tháo dây cáp nối từ động cơ điện ra
khỏi chân M của cụm rơle hút (hình 2.40).
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa chân S
và chân M.
Nếu bánh răng khởi động lao ra, lực
hút của cụm rơle là tốt. Ngược lại, nếu bánh
răng khởi động không lao ra thì ta thay mới
cụm rơle hút.
- Kiểm tra độ giữ của cụm rơle hút:
Tháo dây cáp nối ra khỏi chân M của
cụm rơle hút.
Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa chân S
và phần thân của động cơ điện.
Kéo bánh răng khởi động ra bằng tay
cho đến khi chạm vào vị trí dừng lại của
bánh răng
Hình 2.38: Kiểm tra khe hở bánh răng
Hình 2.40: Kiểm tra độ hút của
cụm rơle hút
Hình 2.41: Kiểm tra độ giữ của cụm rơle hút
Hình 2.39: Cách thêm hoặc bớt tấm đệm
giữa cụm rơle hút và giá đỡ phía trước
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
46
Nếu bánh răng vẫn ở ngoài, mọi thứ vẫn tốt. Nếu bánh răng chạy vào, mạch giữ
bị hở. Ta tiến hành thay cụm rơle hút.
- Kiểm tra độ không tải:
1. Đặt động cơ điện một chiều lên
một bàn kẹp được trang bị các má kẹp
mềm và nối ắc quy 12 vôn đã được nạp
đầy và động cơ điện như hình 2.42.
2. Nối ampe kế kiểm tra (thang
100A) và bộ biến trở chổi than giữa cực
dương ắc quy và chân của động cơ điện.
3. Nối Vôn kế (thang 15 vôn)
ngang qua động cơ điện.
4. Quay biến trở đến vị trí toàn trở.
5. Nối dây ắc quy từ cực âm ắc quy và thân của động cơ điện.
6. Điều chỉnh biến trở cho đến khi điện áp dương ắc quy hiển thị trên Vôn kế là
11 vôn.
7. Xác định xem cường độ cực đại có nằm trong tiêu chuẩn không và động cơ
điện có quay tự do và nhẹ nhàng không.
Dòng cực đại: 95 A đối với động cơ 4G6
Dòng cực đại: 130 A đối với động cơ 4D5
- Kiểm tra độ trả về của cụm rơle
hút:
1. Tháo dây cáp nối ra khỏi chân
M của cụm rơle hút.
2. Nối điện áp ắc quy 12 vôn giữa
chân M và phần thân của động cơ điện.
3. Kéo bánh răng khởi động và
thả ra. Nếu bánh răng trả nhanh về vị trí
ban đầu của nó, mọi thứ đều hoạt động
bình thường. Ngược lại, nếu không trả
về vị trí ban đầu hay trả về chậm ta tiến
hành thay cụm rơle hút.
Hình 2.42: Kiểm tra độ không tải
của động cơ điện một chiều
Hình 2.43: Kiểm tra độ trả về của
cụm rơle hút
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
47
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA,
BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG
3.1. Hệ thống đánh lửa
3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa
- Nhiệm vụ:
Hệ thống đánh lửa trên động cơ có nhiệm vụ biến nguồn điện một chiều có hiệu
điện thế thấp ( 12 hoặc 24V ) thành các xung điện thế cao ( từ 15.000 đến 40.000V ).
Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được phân bố đến bugi của các xylanh đúng thời
điểm để tạo tia lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí.
- Yêu cầu:
Một hệ thống đánh lửa làm việc tốt phải bảo đảm các yêu cầu sau:
 Hệ thống đánh lửa phải sinh ra sức điện động thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua
khe hở bugi trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.
 Tia tửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.
 Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.
 Các phụ kiện của hệ thống đánh lửa phải hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ
cao và độ rung xóc lớn.
 Sự mài mòn điện cực bugi phải nằm trong khoảng cho phép.
3.1.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trực tiếp
3.1.2.1. Bô bin
Bô bin tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của bugi.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp được quấn quanh lõi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn
cuộn sơ cấp khoảng 100 lần. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn
một đầu của cuộn thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn được nối
với ắc quy.
Hoạt động của bô bin:
- Dòng điện trong cuộn sơ cấp:
Khi động cơ chạy, dòng điện từ
ắc quy chạy qua IC đánh lửa, vào cuộn
sơ cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm
đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát
ra. Kết quả là các đường sức từ trường
được tạo ra chung quanh cuộn dây có
lõi ở trung tâm.
Hình 3.1: Hoạt động của bô bin
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
48
- Ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp:
Khi động cơ tiếp tục chạy, IC đánh lửa nhanh chóng ngắt dòng điện vào cuộn
sơ cấp, phù hợp với tín hiệu IGT do ECU động cơ phát ra. Kết quả là từ thông của
cuộn sơ cấp giảm đột ngột. Vì vậy, tạo ra một sức điện động theo chiều chống lại sự
giảm từ thông hiện có, thông qua tự cảm của cuộn sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của
cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế điện động khoảng 500 V trong cuộn sơ
cấp, và hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của cuộn thứ cấp tạo ra một sức điện
động khoảng 30 kV. Sức điện động này làm cho bugi phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng
lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế thứ cấp càng lớn.
3.1.2.2. IC đánh lửa
IC đánh lửa thực hiện một cách chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi vào bô bin
theo tín hiệu đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra.
Khi tín hiệu IGT chuyển từ ngắt sang dẫn, IC đánh lửa bắt đầu cho dòng điện
vào cuộn sơ cấp. Sau đó, IC đánh lửa truyền một tín hiệu khẳng định (IGF) cho ECU
phù hợp với cường độ của dòng sơ cấp. Tín hiệu khẳng định (IGF) được phát ra khi
dòng sơ cấp đạt đến một trị số đã được ấn định IF1. Khi dòng sơ cấp vượt quá trị số
qui định IF2 thì hệ thống sẽ xác định rằng lượng dòng cần thiết đã chạy qua và cho
phát tín hiệu IGF để trở về điện thế ban đầu. (Dạng sóng của tín hiệu IGF thay đổi theo
từng kiểu động cơ). Nếu ECU không nhận được tín hiệu IGF, nó sẽ quyết định rằng đã
có sai sót trong hệ thống đánh lửa. Để ngăn ngừa sự quá nhiệt, ECU sẽ cho ngừng
Hình 3.2: Hoạt động của IC đánh lửa
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
49
phun nhiên liệu và lưu giữ sự sai sót này trong chức năng chẩn đoán. Tuy nhiên, ECU
động cơ không thể phát hiện các sai sót trong mạch thứ cấp vì nó chỉ kiểm soát mạch
sơ cấp để nhận tín hiệu IGF.
Trong một số kiểu động cơ, tín hiệu IGF được xác định thông qua điện thế sơ
cấp.
3.1.2.3. Bugi
Tác dụng của bugi: Tạo thành tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí trong xy lanh
của động cơ.
Bu gi gồm có các bộ phận: Sứ cách điện (7) có khả năng cách điện lớn, mặt
ngoài tráng men nhẵn để chống ẩm. Giữa hai điện cực (1) và (2) có khe hở, trị số nói
chung từ 0,6÷0,8mm. Vỏ ngoài của bu gi làm bằng thép, phần dưới có ren ốc để vặn
vào nắp máy.
Thông thường có hai loại bugi:
Loại lạnh có chân sứ ngắn, bề mặt thu nhiệt nhỏ và bề mặt toả nhiệt lớn dùng
cho động cơ có tỷ số nén và tốc độ quay cao.
Loại nóng thì ngược lại, có chân sứ dài, bề mặt thu nhiệt lớn, toả nhiệt ít, thích
hợp cho động cơ có tỷ số nén và tốc độ quay thấp.
Khi động cơ làm việc, bugi phải chịu những điều kiện rất khắc nghiệt của nhiệt
độ, áp suất lớn, điện áp cao.
Hình 3.3: Cấu tạo của bugi
1. Cực giữa; 2. Cực bên; 3. Đệm truyền nhiệt; 4. Đệm làm kín giữa bu gi và
nắp máy; 5. Vỏ ngoài; 6. Đệm; 7. Sứ cách điện; 8. Đầu cực giữa; 9. Đầu nối
dây cao áp đến; 10. ốc giữ
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
50
Muốn bugi làm việc đều đặn thì đầu dưới của phần sứ cách nhiệt phải có nhiệt
toả khoảng 500÷600C, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ tự làm sạch bu gi, bởi vì khi dầu
vào mặt sứ cách điện nó bị cháy hoàn toàn không để lại cáu bẩn. Nếu nhiệt độ đầu côn
của sứ cách điện vượt quá 850÷900°C có thể xảy ra hiện tượng tự đánh lửa.
3.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trực tiếp
Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp, bộ chia điện không còn được sử dụng nữa.
Thay vào đó, hệ thống đánh lửa trực tiếp cung cấp một bô bin cùng với một IC đánh
lửa độc lập cho mỗi xi lanh. Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc dây
cao áp nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng độ bền.
Đồng thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện từ, bởi vì không sử dụng tiếp
điểm trong khu vực cao áp. Chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện
thông qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử). ECU của động cơ nhận
được các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín
hiệu đánh lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều
kiện của động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối öu đã được löu giữ trong máy
tính, dưới dạng một bản đồ ESA. So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống
thông thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không
cần phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm
nhiên liệu và tăng công suất phát ra.
Hệ thống đánh lửa trực tiếp bao gồm các bộ phận sau đây:
Hình 3.4: Các thành phần của hệ thống đánh lửa trực tiếp
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
51
1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (NE): Phát hiện góc quay trục khuỷu (tốc độ động cơ)
2. Cảm biến vị trí của trục cam (G): Nhận biết xy lanh, kỳ và theo dõi định thời của
trục cam.
3. Cảm biến kích nổ (KNK): Phát hiện tiếng gõ của động cơ
4. Cảm biến vị trí bướm ga (VTA): Phát hiện góc mở của bướm ga
5. Cảm biến lưu lượng khí nạp (VG/PIM): Phát hiện lượng không khí nạp.
6. Cảm biến nhiệt độ nước (THW): Phát hiện nhiệt độ nước làm mát động cơ
7. Bô bin và IC đánh lửa: Đóng và ngắt dòng điện trong cuộn sơ cấp vào thời điểm tối
ưu. Gửi các tín hiệu IGF đến ECU động cơ.
8. ECU động cơ: Phát ra các tín hiệu IGT dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến khác
nhau, và gửi tín hiệu đến bô bin có IC đánh lửa.
9. Bugi: Phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.
Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ 1NZ-FE:
ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm
đánh lửa tối ưu. (ECU của động cơ cũng có tác động đến việc điều khiển đánh lửa
sớm)
ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến bô bin có IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được
gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa.
Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột, sẽ sinh ra dòng cao áp.
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa động cơ 1NZ-FE
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
52
Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số
đã định.
Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây đánh lửa.
3.1.4. Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Hệ thống đánh lửa này được trang bị với bốn bô bin đánh lửa tích hợp sẵn cho
từng xylanh.
Sự ngắt dòng sơ cấp chạy vào bên phía sơ cấp của bô bin phát ra một điện áp
cao bên thứ cấp của bô bin. Dòng cao thế này được cấp đến các bugi để tạo ra các tia
lửa điện. ECU động cơ bật và tắt lần lượt các transistor công suất bên trong các bôbin.
Điều này dẫn đến dòng sơ cấp trong các bô bin được chạy vào và ngắt lần lượt để đánh
lửa vào các xylanh theo thứ tự 1-3-4-2.
ECU xác định bô bin nào sẽ được điều khiển bằng các tín hiệu từ cảm biến vị trí
trục cam và cảm biến góc quay trục khuỷu. Nó cũng dò tìm vị trí trục khuỷu, để thực
hiện việc đánh lửa ở một thời điểm thích hợp nhất tương ứng với điều kiện hoạt động
của động cơ. Khi động cơ nguội hoặc đang chạy ở các vùng cao, thời điểm đánh lửa
hơi sớm hơn để đạt hiệu suất tối ưu. Hơn nữa, nếu xảy ra hiện tượng kích nổ, thời
điểm đánh lửa sẽ lùi lại dần cho đến khi hiện tượng kích nổ chấm dứt.
Hình 3.6: Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
53
3.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Bảng 3.1: Thông tin về bô bin của động cơ
Thông tin Tiêu chuẩn
Loại 4 cuộn dây đúc sẵn
Bảng 3.2: Thông số của bugi
Nhãn hiệu Loại tiêu chuẩn
NGK BKR5E-11
DENSO K16PR-U11
Bảng 3.3: Thông số bảo dưỡng bugi
Thông tin Giá trị tiêu chuẩn Giới hạn
Khe hở của bugi (mm) 1.0 ÷ 1.1 -
Bảng 3.4: Dụng cụ chuyên dùng để tháo lắp cảm biến kích nổ
Dụng cụ Số Tên Sử dụng
MD998773
Dụng cụ chuyên
dùng dùng cho
cảm biến kích nổ
Tháo và lắp cảm
biến kích nổ
3.2.1. Bảo dƣỡng trên xe
3.2.1.1. Kiểm tra bô bin đánh lửa
Ta không thể thực hiện việc kiểm tra một cách dễ dàng bằng dụng cụ kiểm tra
mạch điện (bằng đèn) bởi vì đi ốt và các thành phần liên quan đã được tích hợp sẵn
vào mạch điện bên trong bô bin này. Vì vậy kiểm tra bô bin theo trình tự sau:
1. Xoay công tắc khởi động về vị trí “LOCK” (OFF) rồi nối M.U.T-III với giắc
nối chẩn đoán.
2. Phải chắc chắn là các mã chẩn đoán không xuất hiện trong M.U.T-III. Nếu có
xuất hiện, ghi lại mã chẩn đoán. Thực hiện việc xử lý trục trặc cho các mã chẩn đoán
và xử lý các vấn đề thậm chí không liên quan đến đánh lửa.
3. Tháo các giắc cắm ở vòi phun trên tất cả các xylanh.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
54
4. Tháo giắc cắm ở bô bin đánh lửa.
5. Tháo bô bin và lắp bugi mới
vào dây cao áp nối tới bô bin.
6. Nối giắc cắm vào bô bin.
7. Nối “mát” điện cực ngoài của
bugi và quay động cơ.
8. Kiểm tra xem tia lửa có được
sinh ra giữa các điện cực của bugi hay
không.
9. Nếu bugi đánh lửa yếu hoặc
không đánh lửa, thực hiện kiểm tra
tương tự cho một bô bin mới. Nếu
đánh lửa mạnh ở lần kiểm tra này với
bô bin mới, rõ ràng là có trục trặc ở bô
bin. Ta tiến hành thay mới bô bin. Nếu
kiểm tra vẫn bằng bô bin mới mà vẫn
không thấy đánh lửa, có thể do trục
trặc ở mạch đánh lửa. Kiểm tra mạch
đánh lửa.
10. Sử dụng M.U.T-III, phải chắc chắn là có mã chẩn đoán xuất hiện khi kiểm
tra hay không. Ngoại trừ các mã đã xuất hiện ở bước 1, xóa tất cả các mã nếu có. Rồi
sau đó thực hiện việc xử lý các trục trặc từ các mã đã được ghi lại.
11. Xoay công tắc khởi động về vị trí "LOCK" (OFF) rồi tháo M.U.T-III ra.
3.2.1.2. Kiểm tra và vệ sinh bugi
Kiểm tra về sự cháy điện cực và hư hỏng sứ cách điện. Kiểm tra tình trạng xem
tiếp xúc có tốt không.
Vệ sinh muội than bằng chổi kim loại hoặc dụng cụ chuyên dùng ( thổi cát ).
Sử dụng dụng cụ đo khe hở bu-gi xem có nằm trong dãy giá trị tiêu chuẩn
không, nếu không thì ta phải điều chỉnh.
Giá trị tiêu chuẩn: 1.0 ÷ 1.1 mm
Bảng 3.5: Giá trị tiêu chuẩn của bugi theo từng hãng
Nhãn hiệu Loại Giá trị tiêu chuẩn (mm)
NGK BKR5E-11
1.0÷ 1.1
DENSO K16PR-U11
Hình 3.7: Kiểm tra bô bin đánh lửa
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
55
3.2.1.3. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam
Kiểm tra mạch điện cảm biến vị trí trục cam. Nếu có trục trặc sẽ báo mã P0340.
3.2.1.4. Kiểm tra cảm biến góc quay trục khuỷu
Kiểm tra mạch điện cảm biến góc quay trục khuỷu. Nếu có trục trặc sẽ báo mã
P0335.
3.2.1.5. Kiểm tra cảm biến kích nổ
Kiểm tra mạch điện cảm biến kích nổ. Nếu có trục trặc sẽ báo mã P0325.
3.2.2. Trình tự tháo và lắp các bộ phận của hệ thống đánh lửa
3.2.2.1. Trình tự tháo và lắp bô bin đánh lửa
- Các bước tháo:
1. Tháo giắc cắm vào bô bin
2. Tháo bô bin
3. Tháo bugi.
- Các bước lắp:
1. Lắp bugi
2. Lắp bô bin
3. Cắm các giắc cắm vào bô bin.
3.2.2.2. Trình tự tháo và lắp cảm biến vị trí trục cam
- Các bước tháo:
1. Tháo giắc cắm vào cảm biến vị trí trục cam
Hình 3.8: Trình tự tháo và lắp bô bin đánh lửa
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
56
2. Tháo cảm biến vị trí trục cam
3. Tháo vòng đệm hình chữ O
- Các bước lắp:
1. Lắp vòng đệm hình chữ O
2. Lắp cảm biến vị trí trục cam
3. Cắm giắc cắm vào cảm biến vị trí trục cam.
3.2.2.3. Trình tự tháo và lắp cảm biến góc quay trục khuỷu
- Thao tác trước khi tháo:
Tháo dây đai dẫn động
Tháo dây đai cam
+ Các bước tháo:
1. Tháo giắc cắm vào cảm biến góc quay trục khuỷu
2. Tháo pully tăng đai tự động
3. Tháo cảm biến góc quay trục khuỷu
- Thao tác sau khi lắp:
1. Lắp dây đai cam
2. Lắp dây đai dẫn động
3. Kiểm tra và điều chỉnh độ căng đai
Hình 3.9: Trình tự tháo và lắp cảm biến vị trí trục cam
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
57
3.2.2.4: Trình tự tháo và lắp cảm biến kích nổ

Hình 3.10: Trình tự tháo và lắp cảm biến góc quay trục khuỷu
Hình 3.11: Trình tự tháo và lắp cảm biến kích nổ
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
58
- Các bước tháo:
1. Tháo giắc cắm vào cảm biến
2. Tháo cảm biến kích nổ
+ Các điểm lưu ý khi tháo:
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng dùng
cho cảm biến kích nổ (MD998773) để tháo
cảm biến kích nổ.

- Các bước lắp:
1. Lắp cảm biến kích nổ
2. Cắm giắc cắm vào cảm biến
+ Các điểm lưu ý khi lắp:
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng dùng
cho cảm biến kích nổ (MD998773) để lắp
cảm biến kích nổ, siết đúng lực siết tiêu
chuẩn.
Lực siết tiêu chuẩn: 23 ± 2 N.m
Hình 3.12: Lưu ý khi tháo cảm
biến kích nổ
Hình 3.13: Lưu ý khi lắp cảm biến
kích nổ
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
59
CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG XÔNG ĐỘNG CƠ, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA,
BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG
4.1. Hệ thống xông tự động
4.1.1. Mục đích của hệ thống
Hệ thống xông tự động giúp cho động cơ khởi động dễ dàng hơn khi nhiệt độ
thấp bằng cách xông nóng trước cho động cơ với tốc độ xông cực nhanh.
4.1.2. Cấu tạo của bugi xông
Để hiểu được tại sao động cơ dầu thì cần các bugi xông ta cần hiểu được
nguyên lí làm việc của động cơ dầu . Đông cơ diesel, được đặt do sự phát minh ra
động cơ diesel của Rudolf Diesel vào năm 1892, là một kiểu buồng đốt bên trong động
cơ nó sử dụng áp suất nén của không khí để tạo ra sự cháy với nhiên liệu.Sự nén này
làm cho nhiệt độ bên trong buồng đốt tăng lên cao.
Không khí được kéo vào trong xi lanh và nén trong buồng đốt với tỉ lệ cao hơn
nhiều so với động cơ xăng.Vào cuối chu trình nén, sẽ có một lượng dầu được phun vào
trong buồng đốt. Kết hợp với không khí ( không khí đã được nén khoảng 1300-
1600°C) tạo ra sự cháy trong buồng đốt và đẩy piston đi xuống.
Ở thời tiết lạnh thì các động cơ dầu có thể khởi động khó khăn. Thân máy và
nắp máy ở trời lạnh sẽ lấy nhiệt ở xi lanh trong suốt chu trình nén và làm cho nhiệt độ
bên trong buồng đốt giảm xuống. Điều này ngăn cản sự cháy.
Vì vậy mà cần thiết phải có các bugi xông để cho máy có thể hoạt động tốt. Khi
khởi động một động cơ dầu bạn không xoay chìa khóa hết về phía khởi động trong
những giây đầu tiên. Mà chìa khóa phải được xoay đến vị trí khỏi động bugi xông
trước bằng cách xoay chìa khóa đến vị trí xông trước khi xoay chìa khóa đến vị trí
khởi động máy
Đây được goi là xông máy hoặc chuẩn bị nhiệt. Một đèn báo trên táp lô sẽ sáng
lên cho đến khi bugi xông xông đủ nhiệt bên trong buồng đốt. Khi đạt đủ nhiệt thì đèn
này sẽ tắt và đèn khỏi động sẽ sáng lên. Lúc này có thể khởi động xe.
Bugi xông thì giống với bugi đánh lửa ở chỗ khi ráp chúng vào phải cùng kích
cỡ và cùng dạng. Có hai loại, loại đốt nóng nhanh và loại đốt nóng chậm. Nó là một
đoạn có hình dạng bút chì với thần phần đốt nóng ở trên đầu
Vỏ của các bugi xông là vít có ren để cố định lên nắp máy và thành phần gây
nhiệt được đẩy vào bên trong. Khi điện được cung cấp tới các bugi xông, chúng có
một đặc điểm là ánh sáng vàng sáng lên và đưa một lượng nhiệt lớn ra ngoài vào bên
trong buồng đốt
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
60
Thành phần nhiệt này được thiết kế để sử dụng điện áp 12V. Một thành phần
nhiệt đốt nóng nhanh nhiệt độ có thể đạt tới 1625°C trong khi đó một thành phần nhiệt
đốt nóng chậm thì nhiệt độ có thể đạt được gần 2000°C chỉ sau 30 giây.
Các bugi xông khởi động nhanh thường được sử dụng cho xe khách trong khi
đó thì các bugi xông khởi động chậm thường được sử dụng nhiều hơn cho các loại xe
nhỏ, du lịch, xe bán tải, xe tải. Nhiệt này thì được tập trung ở các xi lanh và buồng đốt
phụ ở các xi lanh
Nhiệt này sẽ giữ cho buồng đốt khỏi sự thất thoát nhiệt do sự khuếch tán nhiệt
ra bên ngoài. Chúng như là các cảm biến bên trong buồng đốt cho phép điều khiển chế
độ “ chờ khởi động” khi động cơ tắt ( tức là trước khi khởi động sẽ có chế độ tự động
xông máy khoảng 30 giây)
Một vài xe thì thời gian được hiệu chỉnh khoảng từ 10-20 giây sau đó các bugi
xông sẽ tắt và có thể khởi động xe. Hiệu suất đốt cháy sẽ giảm rất nhiều khi động cơ
lạnh. Một bugi xông được tạo ra từ nhiều kim loại như Platinum và Iridium bởi vì các
kim loại này thì không bị oxi hóa và chịu được nhiệt độ cao
4.1.3. Sơ đồ hệ thống xông tự động của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Khi công tắc khởi động được xoay đến vị trí ON, ECU động cơ sẽ cấp điện và
điều khiển đèn báo xông (Glow lamp) sáng tuỳ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động
cơ.
Dây điện trở điều chỉnh được tích hợp bên trong đèn báo xông sẽ có điện trở cao
hơn khi nhiệt độ cao hơn. Vì điều này, dòng điện đi qua dây nung (heater wire) sẽ
Hình 4.1: Cấu tạo của bugi xông
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
61
giảm dần. Sau khi động cơ khởi động ở nhiệt độ thấp, dòng đi qua bugi được kiểm soát
để giúp ổn định quá trình cháy.
4.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Bảng 4.1: Thông số bảo dưỡng của bugi và rơle xông
Thông tin Giá trị tiêu chuẩn
Điện trở giữa cực và phần thân của bugi xông (điện trở
song song cho 4 bugi xông) (ở 20°C) (Ω)
0.12 ÷ 0.38
Điện áp giữa cực và phần
thân của bugi xông
(V)
Ngay sau khi mở công tắc
khởi động ON (không khởi
động động cơ)
9 ÷ 11 (giảm xuống 0V
sau 4 ÷ 8 giây)
Khi quay động cơ 6 hoặc nhiều hơn
Khi động cơ làm nóng
12 ÷ 15 (giảm xuống 0V
khi nhiệt độ nước làm
mát động cơ tăng lên
60°C hoặc cao hơn hoặc
nếu sau 180 giây kể từ
khi động cơ khởi động
xong)
Điện trở của rơle xông (ở 20°C) (Ω) 18 ÷ 22
Điện trở của bugi xông (ở 20°C) (Ω) 0.5 ÷ 1.5
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
62
4.2.1. Bảo dƣỡng trên xe
4.2.1.1. Kiểm tra hệ thống xông tự động
1. Kiểm tra xem điện áp ắc quy có
trong khoảng 11 ÷ 13 (V) không.
2. Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát
động cơ là 40°C hoặc thấp hơn.
Lưu ý: Nếu nhiệt độ nước làm mát
động cơ quá cao, tháo giắc cắm của cảm biến
nhiệt độ nước làm mát.
3. Đo điện trở giữa cực và phần thân
của bugi xông (nối mát).
Lưu ý: Giá trị tiêu chuẩn: 0.12 ÷ 0.38 Ω ( ở 20°C).
4. Nối vôn kế giữa cực và phần thân của bugi xông và phần thân của bugi xông
(nối mát).
5. Đo điện áp ngay sau khi công tắc khởi động được mở ON (không khởi động
động cơ).
Giá trị tiêu chuẩn: 9 ÷ 11 V (giảm xuống 0 V sau 4 ÷ 8 giây).
Bên cạnh đó, kiểm tra đèn báo (màu đỏ) có sáng ngay sau khi mở công tắc khởi
động sang vị trí ON.
6. Đo điện áp khi động cơ đang được quay.
Giá trị tiêu chuẩn: 6 V hoặc cao hơn.
7. Khởi động động cơ và đo điện áp khi động cơ đang làm nóng. Tuy nhiên, nếu
nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng lên hơn 60°C hoặc khi quá 180 giây kể từ khi
động cơ được khởi động, điện áp luôn trở lại 0 V.
Giá trị tiêu chuẩn: 12 ÷ 15 V.
4.2.1.2. Kiểm tra rơle xông
1. Tháo giắc cắm của rơle xông.
2. Đo điện trở giữa chân C và
chân E.
Giá trị tiêu chuẩn: 18 ÷ 22 Ω (ở
20°C).
3. Sử dụng dây nối để nối chân C
của rơle xông với cực dương của ắc quy
và nối chân E với cực âm của ắc quy.
Lưu ý: Luôn đảm bảo ngắt các
đường dây được nối với chân B và chân
Hình 4.3: Kiểm tra hệ thống xông
tự động
Hình 4.4: Kiểm tra rơle xông
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
63
G của rơle xông trước khi sử dụng dây nối.
Các chân của đường dây đã tháo ra phải tuyệt đối không được chạm với mát.
Khi nối dây nối, cẩn thận không nối nhầm chân, vì điều này có thể làm hỏng
rơle.
4. Kiểm tra thông mạch giữa chân B và chân G của rơle xông khi nối và ngắt
dây nối với cực dương của ắc quy.
Bảng 4.2: Giá trị điện trở giữa chân B và G của rơle xông
4.2.1.3. Kiểm tra bugi xông
1. Tháo cực của bugi xông.
2. Đo điện trở giữa các chân của
bugi xông và phần thân.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.5 ÷ 1.5 Ω (ở
20°C).
4.2.2. Trình tự tháo và lắp hệ thống xông động cơ
4.2.2.1. Trình tự tháo
Các bước tháo:
1. Tháo cọc dây nối của bugi xông
Dây nối với cực
dƣơng của ắc
quy
Sự thông mạch
giữa chân B và
chân G
Nối Thông mạch (0.01
Ω hoặc thấp hơn).
Ngắt
Không thông mạch
(điện trở không xác
định)
Hình 4.5: Kiểm tra thông mạch giữa
chân B và chân G của rơle xông
Hình 4.6: Kiểm tra bugi xông
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
64
2. Tháo cực của bugi xông
3. Tháo bugi xông ra ngoài.
4.2.2.2. Trình tự lắp
Quá trình tháo ngược lại so với quá trình lắp:
1. Lắp bugi xông
2. Lắp cực của bugi xông vào
3. Lắp cọc dây nối của bugi xông.
Hình 4.7: Trình tự tháo và lắp hệ thống xông
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
65
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm đồ án với đề tài “Nghiên cứu hệ thống điện động cơ, lập
phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống điện trên xe Mitsubishi Triton”. Đề tài
đã được hoàn thành với những nội dung như sau:
Chương 1: Hệ thống cung cấp điện, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 2: Hệ thống khởi động, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 3: Hệ thống đánh lửa, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Chương 4: Hệ thống xông động cơ, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống.
Đề tài đã khái quát chung về hệ thống điện động cơ Mitsubishi Triton. Từ đó đã
xây dựng được các phần kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.
Sau khi thực hiện xong đề tài, em đã có những hiểu biết cơ bản về hệ thống điện
động cơ, thấy được tầm quan trọng của từng chi tiết, bộ phận đối với hệ thống, nắm
được phương pháp kiểm tra các chi tiết của hệ thống điện động cơ
Qua đề tài này đã giúp em rèn luyện phương pháp tự học tập, tự nghiên cứu để
nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là hệ thống điện trên các xe hiện đại. Ngoài ra
còn củng cố cho em kiến thức về tin học: word, power point, phục vụ quá trình công
tác sau này. Qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng
yêu cầu của ngành nghề mình theo đuổi.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong khoa CNKT ôtô Trường Đại
Học Sao Đỏ, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Trần Quang Thanh đã
tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại - hệ thống điện
động cơ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2007).
2. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí, “ Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô
tô”, Nhà xuất bản trẻ.
3. Nguyễn Oanh, “Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại”, Tập 3: Trang bị
điện ô tô – Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2007).
4. Nguyễn Văn Chất, giáo trình “ Trang bị điện ô tô”, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Lê Thanh Phúc, “Thực tập điện ô tô 1”, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ
Chí Minh.
6. Giáo trình “Trang bị điện ô tô”, Trường Đại học Sao Đỏ.
7. Tài liệu đào tạo “Mitsubishi Engine Electrical”.
Một số Website trên mạng:
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
67
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA,
BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ......................................................................................2
1.1. Hệ thống cung cấp điện ......................................................................................... 2
1.1.1. Ắc quy ........................................................................................................2
1.1.1.1. Nhiệm vụ..............................................................................................2
1.1.1.2. Phân loại ..............................................................................................2
1.1.1.3. Cấu tạo.................................................................................................3
1.1.1.4. Chọn và bố trí ắc quy............................................................................5
1.1.1.5. Các thông số cơ bản .............................................................................5
1.1.2. Máy phát điện xoay chiều ...........................................................................5
1.1.2.1. Chức năng của máy phát.......................................................................5
1.1.2.2. Nguyên lý máy phát điện......................................................................7
1.1.2.3. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều ........................................................8
1.1.3. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton.........12
1.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống cung cấp điện động cơ lắp trên xe
Mitsubishi Triton......................................................................................................... 13
1.2.1. Bảo dưỡng trên xe.....................................................................................15
1.2.1.1. Kiểm tra sự sụt áp đầu ra của máy phát...............................................15
1.2.1.2. Kiểm tra dòng ra của máy phát ...........................................................16
1.2.1.3. Kiểm tra điện áp điều chỉnh................................................................18
1.2.1.4. Kiểm tra dạng sóng bằng máy đo sóng ...............................................20
1.2.2. Quy trình tháo và lắp máy phát điện xoay chiều.......................................22
1.2.2.1. Quy trình tháo ....................................................................................22
1.2.2.2. Quy trình lắp ......................................................................................24
1.2.3: Kiểm tra, bảo dưỡng .................................................................................25
1.2.3.1. Kiểm tra rôto ......................................................................................25
1.2.3.2. Kiểm tra stato .....................................................................................26
1.2.3.3. Kiểm tra bộ chỉnh lưu.........................................................................27
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO
DƢỠNG HỆ THỐNG..............................................................................................28
2.1. Hệ thống khởi động.............................................................................................. 28
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
68
2.1.1. Nhiệm vụ, sơ đồ và yêu cầu của hệ thống khởi động.................................28
2.1.2. Cấu tạo hệ thống khởi động ......................................................................29
2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động..............................................32
2.1.4. Sơ đồ hệ thống khởi động của động cơ Mitsubishi Triton .........................33
2.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống khởi động động cơ lắp trên xe Mitsubishi
Triton............................................................................................................................. 34
2.2.1. Bảo dưỡng trên xe.....................................................................................35
2.2.1.1. Kiểm tra rơle khởi động......................................................................35
2.2.1.2. Kiểm tra các dây cáp nối nối vào máy khởi động................................35
2.2.2. Quy trình tháo và lắp máy khởi động ........................................................35
2.2.2.1. Quy trình tháo ....................................................................................35
2.2.2.2. Quy trình lắp ......................................................................................39
2.2.3. Kiểm tra, bảo dưỡng .................................................................................40
2.2.3.1. Kiểm tra, bảo dưỡng cụm rơle hút ......................................................40
2.2.3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng rôto....................................................................41
2.2.3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng stato...................................................................43
2.2.3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng chổi than............................................................43
2.2.3.5. Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động..........................44
2.2.3.6. Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện một chiều .....................................44
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO
DƢỠNG HỆ THỐNG..............................................................................................47
3.1. Hệ thống đánh lửa ................................................................................................ 47
3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa .................................................47
3.1.2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trực tiếp.....................................................47
3.1.2.1. Bô bin.................................................................................................47
3.1.2.2. IC đánh lửa.........................................................................................48
3.1.2.3. Bugi ...................................................................................................49
3.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa trực tiếp ..................................50
3.1.4. Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ..........52
3.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi
Triton............................................................................................................................. 53
3.2.1. Bảo dưỡng trên xe.....................................................................................53
3.2.1.1. Kiểm tra bô bin đánh lửa ....................................................................53
3.2.1.2. Kiểm tra và vệ sinh bugi.....................................................................54
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
69
3.2.1.3. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam........................................................55
3.2.1.4. Kiểm tra cảm biến góc quay trục khuỷu..............................................55
3.2.1.5. Kiểm tra cảm biến kích nổ..................................................................55
3.2.2. Trình tự tháo và lắp các bộ phận của hệ thống đánh lửa ...........................55
3.2.2.1. Trình tự tháo và lắp bô bin đánh lửa ...................................................55
3.2.2.2. Trình tự tháo và lắp cảm biến vị trí trục cam ......................................55
3.2.2.3. Trình tự tháo và lắp cảm biến góc quay trục khuỷu.............................56
3.2.2.4: Trình tự tháo và lắp cảm biến kích nổ.................................................57
CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG XÔNG ĐỘNG CƠ, PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA,
BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG ....................................................................................59
4.1. Hệ thống xông tự động ........................................................................................ 59
4.1.1. Mục đích của hệ thống..............................................................................59
4.1.2. Cấu tạo của bugi xông...............................................................................59
4.1.3. Sơ đồ hệ thống xông tự động của động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton ...60
4.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton
........................................................................................................................................ 61
4.2.1. Bảo dưỡng trên xe.....................................................................................62
4.2.1.1. Kiểm tra hệ thống xông tự động .........................................................62
4.2.1.2. Kiểm tra rơle xông..............................................................................62
4.2.1.3. Kiểm tra bugi xông.............................................................................63
4.2.2. Trình tự tháo và lắp hệ thống xông động cơ ..............................................63
4.2.2.1. Trình tự tháo.......................................................................................63
4.2.2.2. Trình tự lắp.........................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................66
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
70
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Thứ tự Tên hình Trang
Hình 1.1 Cấu tạo bình ắc quy axit 5
Hình 1.2 Cấu tạo khối bản cực 6
Hình 1.3 Cấu tạo chi tiết bản cực 6
Hình 1.4 Các loại máy phát và tiết chế 8
Hình 1.5 Chức năng phát điện của máy phát 8
Hình 1.6 Chức năng chỉnh lưu của máy phát 8
Hình 1.7 Chức năng hiệu chỉnh điện áp của máy phát 9
Hình 1.8 Cuộn dây và nam châm 9
Hình 1.9 Nguyên lý phát điện trong thực tế 9
Hình 1.10 Máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ 10
Hình 1.11 Cấu tạo của rôto 10
Hình 1.12 Cấu tạo chổi than và vòng tiếp điện 11
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Thông tin về máy phát 16
Bảng 1.2 Thông số bảo dưỡng máy phát 16
Bảng 1.3 Một số dụng cụ chuyên dùng trong kiểm tra, bảo dưỡng 16
Bảng 1.4 Dạng sóng tiêu chuẩn 22
Bảng 1.5 Ví dụ về các dạng sóng bất thường 23
Bảng 2.1 Thông số tiêu chuẩn của động cơ điện 36
Bảng 2.2 Thông số bảo dưỡng của động cơ điện 36
Bảng 3.1 Thông tin về bô bin của động cơ 55
Bảng 3.2 Thông số của bugi 55
Bảng 3.3 Thông số bảo dưỡng bugi 55
Bảng 3.4 Dụng cụ chuyên dùng để tháo lắp cảm biến kích nổ 55
Bảng 3.5 Giá trị tiêu chuẩn của bugi theo từng hãng 56
Bảng 4.1 Thông số bảo dưỡng của bugi và rơle xông 63
Bảng 4.2 Giá trị điện trở giữa chân B và G của rơle xông 65
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
71
Hình 1.13 Cấu tạo của stato 11
Hình 1.14 Đấu hình sao và đấu hình tam giác 12
Hình 1.15 Cấu tạo của bộ chỉnh lưu 12
Hình 1.16 Cấu tạo bộ tiết chế vi mạch 13
Hình 1.17 Dạng sóng dòng xoay chiều được chỉnh lưu thông qua các điốt 14
Hình 1.18 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện 15
Hình 1.19 Kiểm tra sự sụt áp đầu ra của máy phát 17
Hình 1.20 Kiểm tra dòng ra máy phát 18
Hình 1.21 Kiểm tra điện áp điều chỉnh 20
Hình 1.22 Kiểm tra dạng sóng bằng máy đo sóng 22
Hình 1.23 Dạng sóng tiêu chuẩn của chân “ B “ máy phát 22
Hình 1.24 Một dạng sóng điện áp của chân “ B “ máy phát 22
Hình 1.25 Tháo máy phát từ động cơ xuống 24
Hình 1.26 Sơ đồ tháo rời các chi tiết máy phát 25
Hình 1.27 Tháo nắp đậy phía trước 25
Hình 1.28 Tháo pully máy phát 26
Hình 1.29 Tháo stato và bộ tiết chế 26
Hình 1.30 Chèn sợi dây thép qua lỗ nằm phía sau giá đỡ 27
Hình 1.31 Chèn dây thép để cổ định đúng vị trí chổi than 27
Hình 1.32 Rút sợi dây thép sau khi cố định chổi than xong 27
Hình 1.33 Kiểm tra thông mạch cho rôto 28
Hình 1.34 Kiểm tra sự nối mát của cuộn dây rôto 28
Hình 1.35 Kiểm tra thông mạch cho stato 28
Hình 1.36 Kiểm tra sự cách mát cho cuộn dây stato 29
Hình 1.37 Kiểm tra cực dương cho bộ chỉnh lưu 29
Hình 1.38 Kiểm tra cực âm cho bộ chỉnh lưu 29
Hình 1.39 Kiểm tra ba điốt 29
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống khởi động tổng quát 30
Hình 3.2 Cấu tạo hệ thống khởi động 31
Hình 2.3 Cấu tạo cụm rơle hút 32
Hình 2.4 Cấu tạo của rôto và ổ bi cầu 32
Hình 2.5 Cấu tạo của stato 32
Hình 2.6 Cấu tạo của chổi than và giá đỡ chổi than 33
Hình 2.7 Cấu tạo bộ truyền giảm tốc 33
Hình 2.8 Cấu tạo của bộ ly hợp khởi động 34
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
72
Hình 2.9 Cấu tạo bánh răng khởi động chủ động và rãnh xoắn 34
Hình 2.10 Nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động 35
Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống khởi động của động cơ Mitsubishi Triton 36
Hình 2.12 Kiểm tra rơle khởi động 37
Hình 2.13 Tháo máy khởi động từ động cơ xuống 37
Hình 2.14 Một số chi tiết chính tháo rời của động cơ lắp trên xe Mitsubishi
Triton
38
Hình 2.15 Tháo bánh răng khởi động 39
Hình 2.16 Sơ đồ kết nối máy khởi động để tháo bánh răng 39
Hình 2.17 Lưu ý khi tháo rời cụm rơle hút 40
Hình 2.18 Tháo rời vỏ và giá đỡ chổi than 40
Hình 2.19 Đẩy bạc chặn về phía ly hợp một chiều 40
Hình 2.20 Tháo phanh hãm ra ngoài 40
Hình 2.21 Lắp bạc chặn và phanh hãm 41
Hình 2.22 Lắp bánh răng khởi động 42
Hình 2.23 Cố định vai chặn bánh răng 42
Hình 2.24 Kiểm tra hở mạch cho cuôn dây 42
Hình 2.25 Kiểm tra sự thông mạch của chân B và chân M 42
Hình 2.26 Kiểm tra sự tiếp xúc của đĩa đồng 43
Hình 2.27 Kiểm tra độ đảo bề mặt của rôto 43
Hình 2.28 Đo đường kính ngoài của cổ góp 43
Hình 2.29 Đo chiều sâu rãnh cắt giữa các phiến góp 44
Hình 2.30 Kiểm tra sự ngắn mạch của rôto 44
Hình 2.31 Kiểm tra sự thông mạch giữa các phiến góp 44
Hình 2.32 Kiểm tra sự thông mạch giữa các cuộn dây stato 45
Hình 2.33 Kiểm tra chạm mát cho cuộn dây stato 45
Hình 2.34 Kiểm tra lò xo giữ chổi than 45
Hình 2.35 Kiểm tra chiều cao chổi than 46
Hình 2.36 Kiểm tra ly hợp một chiều và bánh răng truyền động 46
Hình 2.37 Sơ đồ đấu nối để điều chỉnh khe hở bánh răng 46
Hình 2.38 Kiểm tra khe hở bánh răng 47
Hình 2.39 Cách thêm hoặc bớt tấm đệm giữa cụm rơle hút và giá đỡ phía
trước
47
Hình 2.40 Kiểm tra độ hút của cụm rơle hút 47
Hình 2.41 Kiểm tra độ giữ của cụm rơle hút 47
Hình 2.42 Kiểm tra độ không tải của động cơ điện một chiều 48
Hình 2.43 Kiểm tra độ trả về của cụm rơle hút 48
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
73
Hình 3.1 Hoạt động của bô bin 49
Hình 3.2 Hoạt động của IC đánh lửa 50
Hình 3.3 Cấu tạo của bugi 51
Hình 3.4 Các thành phần của hệ thống đánh lửa trực tiếp 52
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa động cơ 1NZ-FE 53
Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống đánh lửa của động cơ lắp trên xe Mitsubishi
Triton
54
Hình 3.7 Kiểm tra bô bin đánh lửa 56
Hình 3.8 Trình tự tháo và lắp bô bin đánh lửa 57
Hình 3.9 Trình tự tháo và lắp cảm biến vị trí trục cam 58
Hình 3.10 Trình tự tháo và lắp cảm biến góc quay trục khuỷu 59
Hình 3.11 Trình tự tháo và lắp cảm biến kích nổ 59
Hình 3.12 Lưu ý khi tháo cảm biến kích nổ 60
Hình 3.13 Lưu ý khi lắp cảm biến kích nổ 60
Hình 4.1 Cấu tạo của bugi xông 62
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống xông động cơ lắp trên xe Mitsubishi Triton 63
Hình 4.3 Kiểm tra hệ thống xông tự động 64
Hình 4.4 Kiểm tra rơle xông 64
Hình 4.5 Kiểm tra thông mạch giữa chân B và chân G của rơle xông 65
Hình 4.6 Kiểm tra bugi xông 65
Hình 4.7 Trình tự tháo và lắp hệ thống xông 66
Đồ án tốt nghiệp Cao đẳng Ngành CNKT ô tô
74
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EFI Phun nhiên liệu bằng điện tử
ESA Đánh lửa sớm bằng điện tử
ECM Môđun điều khiển động cơ
ECU Bộ điều khiển điện tử
IGT Tín hiệu đánh lửa
IGF Tín hiệu khẳng định
ISC Điều khiển tốc độ chạy không tải
Wg Cuộn dây giữ của cụm rơle hút
Wh Cuộn dây hút của cụm rơle hút
Wst Cuộn dây stato của động cơ điện một chiều
Wroto Cuộn dây rôto của động cơ điện một chiều
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên