Điều gì đã tạo nên giá đắt đỏ của lớp sơn máy bay?

tri.huynh
Bình luận: 0Lượt xem: 1,486

tri.huynh

Tài xế O-H
Đối với các hãng bay, không cách nào truyền bá thương hiệu tốt hơn là chính những chiếc máy bay của mình. Nên đã từng có một thời, mọi thiết kế của các hãng hàng không đều sử dụng các hình ảnh liên quan đến quốc kỳ, vừa biểu tượng cho niềm tự hào vừa thể hiện giá trị của hãng. Đó cũng chính là lý do ra đời khái niệm hãng hàng không quốc gia. Thế nhưng mọi thứ bắt đầu đổi thay khi có sự góp mặt của các hãng hàng không tư nhân, chính sự xuất hiện hãng bay giá rẻ đã thúc đẩy sự cải tiến của các thiết kế trở nên tươi trẻ và sáng tạo hơn để thu hút sự chú ý của thị trường.

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (1).jpg

Tuy nhiên, dù như thế nào đi nữa thì lớp sơn cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe và khiến giá thành của chúng trở nên đắt đỏ. Chẳng hạn như vào tháng 6 năm 2020, Thủ tướng nước Anh Boris Johnson đã gây tranh cãi khi ra quyết định chi 900.000 bảng Anh (khoảng 25 tỷ đồng) tiền thuế để tân trang lại chiếc máy bay phản lực Raf Voyager. Vậy điều gì đã tạo nên cái giá đắt đỏ của lớp sơn máy bay?

Dưới đây là đoạn clip về quá trình sơn công phu của chiếc Airbus A380, hãng hàng không Emirates:
1. Giống như ô tô, màu sắc máy bay như nhau khi xuất xưởng:

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (2).jpg

Thực tế, các máy bay thương mại đều có cùng một màu sắc khi xuất xưởng chính là màu xanh lá cho các máy bay bằng kim loại và màu be cho những chiếc bằng vật liệu tổng hợp (bởi chúng không cần sơn thêm lớp chống ăn mòn). Màu xanh lá của máy bay là do lớp mạ kẽm chống ăn mòn. Sau đó, hãng bay sẽ đưa ra các ý tưởng thiết kế máy bay, thường thì công việc này sẽ do một đơn vị sáng tạo khác bên ngoài đảm nhiệm. Khi đã có bảng thiết kế, hãng bay sẽ phối hợp với xưởng để thực hiện.

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (3).jpg

Đối với những ông lớn trong ngành sản xuất máy bay như Airbus và Boeing sở hữu cơ sở sơn riêng với đội ngũ chuyên nghiệp. Bắt đầu qúa trình sơn với việc xây dựng một bản kế hoạch chi tiết từ loại sơn sử dụng, hoạ tiết máy bay, lượng sơn cần dùng,… Sau đó, máy tính sẽ tạo ra mô hình 3D với những mảnh vải lớn dính bên ngoài vỏ máy bay để có thể sơn đeo đúng với bản thiết kế.

2. Công đoạn sơn máy bay:

Sau đó máy bay sẽ được di chuyển vào trong xưởng sơn. Đầu tiên các chuyên viên sẽ phủ lên thân ngoài một lớp sơn lót không chưa chrome thân thiện với môi trường có nhiệm vụ chính là tăng độ bám dính cho các lớp sơn tiếp theo. Tiếp đến là một lớp sơn nền thường là màu trắng, tuy nhiên cũng có ngoại lề tuỳ thuộc bản phối màu trong thiết kế. Trên lớp này sẽ là lớp sơn trang trí và được tạo hình nhờ các khuôn giấy nến. Cuối cùng là lớp sơn trong suốt có tác dụng khoá chặt và bảo vệ các lớp sơn bên dưới khỏi các loại chất lỏng, tia UV từ mặt trời và chống tình trạng ăn mòn của không khí.

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (4).jpg

Độ dày của các lớp sơn rất quan trọng bởi cứ mỗi lớp sơn được thêm vào thì trọng lượng máy bay cũng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc mức tiêu thị nhiên liệu cũng sẽ cao hơn khi máy bay trở nên nặng hơn, tuổi thọ hoạt động của máy bay sẽ giảm, gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế và môi trường. Đây cũng chính là lý do quy trình sơn máy bay lại là hạng mục rất được chú trọng trong công cuộc đổi mới kỹ thuật. Theo đó, các nhà sản xuất không ngừng cải tiến các vật liệu, công cụ và kỹ thuật phun sơn áp suất thấp ở số lượng cao nhằm giảm lượng sơn cần thiết để sơn máy bay.

3. Chu kỳ sơn máy bay:

Trong suốt cuộc đời hoạt động, máy bay thương mại được sơn lại rất nhiều lần nhằm duy trì các hoạ tiết và ngăn ngừa các vấn đề về ăn mòn từ không khí. Theo giám đốc điều hành công ty sơn máy bay IAC, Nikki Thomas cho biết: “Đối với các hãng hàng không lớn sở hữu hàng trăm chiếc máy bay như United jhay Southwest chẳng hạn, họ sẽ xây dựng một kế hoạch lịch trình thời gian sơn lại máy bay đều đặn, thường là sáu năm hoặc hơn.” Các công ty sơn máy bay như IAC cũng nhận hợp đồng của các xưởng sản xuất máy bay khi loại sơn của họ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thường lý do để tân trang lại máy bay là khi máy bay thay đổi chủ sở hữu hay tái xây dựng lại thương hiệu, hãng bay bị sáp nhập và mua lại,…

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (5).jpg

Thomas cũng chia sẻ rằng trong trường hợp tân trang những chiếc máy bay đã hoạt động, điều cần làm đầu tiên là loại bỏ các lớp sơn cũ bằng cách chà nhám hoặc cạo sạch lớp đó đi. Sau đó các chuyên viên sẽ dùng hoá chất để làm sạch lớp vỏ trước khi tiến hành sơn lại. Tuỳ vào tình trạng máy bay, các chuyên viên sẽ xem xét và lựa chọn phương pháp loại bỏ phù hợp nhất.

4. Thời gian và chi phí cho việc sơn máy bay:

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (6).jpg

Để sơn một chiếc máy bay cần thời gian từ 1 đến 2 tuần và chi phí có thể rất cao. Điều này còn tuỳ thuộc vào kích cỡ máy bay và độ phức tạp của thiết kế. Chẳng hạn để sơn một chiếc máy bay thương mại thông thường giá cả có thể lên đến 150.000 - 300.000 USD, trong khi chi phí sơn chiếc máy bay nhỏ chỉ từ 50.000 USD. Tuy nhiên chiếc máy bay phản lực RAF Voyager của thủ tướng Anh được ước tính là có giá hơn 1 triệu USD. Còn chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Alaska Airlines với hoạ tiết theo bộ phim hoạt hình "Toy Story" của Disney - Pixar lại mất đến 21 ngày để hoàn thành bởi do thiết kế phức tạp đòi hỏi các nghệ sĩ phải vẽ tay lớp trang trí cuối cùng thay vì phun sơn như thông thường.

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (7).jpg

Bên cạnh đó, còn có một kỹ thuật rẻ, nhanh hơn mà một số xưởng dùng chính là dán đề can cỡ lớn. Những miếng đề can này sẽ được in và dán đúng vị trí trên máy bay. Dù vậy nhưng không phải nơi nào cũng chuộng cách làm này.

Ngoài ra có sự khác biệt đáng kế giữa từng loại sơn khác nhau, một số không chỉ đắt hơn mà còn khó bám dính hơn đòi hỏi các chuyên viên phải qua một lớp đào tạo riêng để có thể sử dụng. Chẳng hạn như loại sơn có màu ngọc trai có thành phần gồm các hạt mica.

dieu-gi-da-tao-nen-gia-dat-do-cua-lop-son-may-bay (8).jpg

Theo giám đốc trung tâm sơn máy bay Airbus tại Toulouse, Pháp ông Jean- Francois Paul cho biết lớp sơn trang trí của chiếc máy bay Virgin Atlantic A350 có dùng một loại sơn đặc biệt chứa các hạt nhôm nhỏ với những màu sắc đặc biệt để tạo hiệu ứng lấp lánh. Mặc dù thoáng nhìn thiết kế máy bay này trông khá đơn giản nhưng với cách bố trí sắc thái màu sắc đỏ khác nhau tạo nên một sự công phu và tinh tế khiến cho chiếc máy bay trông đẹp và độc nhất.

Theo Tinhte
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên