Về cấp chất lượng của dầu nhớt thì người ta thường xem 3 chỉ tiêu sau: API, JASO, và SAE.
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API bắt đầu từ SA, SB, SC, SE, SF, SG, ... cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc) (hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ).
Đối với ôtô, API phân ra làm 2 loại là: loại dùng cho máy xăng hay máy dầu. Đối với máy chạy bằng xăng thì có ký hiệu SA,SB, SC,..., hoặc SM. Còn đối với máy chạy bằng dầu thì có ký hiệu: CA, CB, CC, CD, ...
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.
SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là "Độ nhớt". Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
Đơn cấp (thường chỉ có SAE 40, SAE 50 (Shell Advance 4T SAE 40 (cái này tớ không có bán )): độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi trời lạnh, dầu sẽ hơi đặc và giảm khả năng bơm bôi trơn, máy mới khởi động có cảm giác hơi “nặng”.
Đa cấp (ký hiệu SAE 10w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn...
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...
Nói chung, xe mới thì nên dùng SAE 10w-40 , SAE 15w-40 còn xe cũ thì các bác sử dụng SAE 20w-50 cho em.
Khi đi thay nhớt các bác chú ý cho em 3 yếu tố trên này là OK hết.
(Source: tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Tiêu chí đánh giá
1. Độ nhớt, cấp chất lượng
2. Số Km có thể đi
3. Giá thành của sản phẩm
Bảng xếp hạng
Đứng thứ nhất là anh chàng Castrol Power1 Racing thuộc dòng Fully Synthetic (loại này tớ đang xài)
Hiệu quả
1. Cấp chất lượng API SJ, JASO MA, SAE 10w-40. Dầu tổng hợp hoàn toàn (Fully Synthetic)
2. Chạy được khoảng 2000km (theo mấy chú bán hàng thì khoảng 3000km)
3. Giá cực kỳ phù hợp 90k/chai (tương đương 45.000 vnd / 1000 km)
2. Chú Mobil1 thuộc dòng Fully Synthetic.
Tớ vote cho chú Mobil1 bởi những lý do sau:
1. Cấp chất lượng API SJ, JASO MA, SAE 10W-40. Đây là loại hoàn toàn tổng hợp
2. Số Km chạy xe cũng khá dài (theo lời mấy tay bán hàng Mobil là 10k Km), nhưng tớ thì chỉ 5k Km là nên thay rồi
3. Giá thích hợp 245.000 vnd/chai chạy được 5k Km. Vậy mỗi 1000 Km giá 49.000 (trong khi đó các loại nhớt có tên tuổi khác ít nhất cũng 52.000 dong/chai).
3. Anh chàng Shell Advance Scooter:
1. API SL (xém đụng nóc SM là nóc mừ), SAE 10w-40, JASO MA. Chuyên dùng cho xe tay ga
2. Chạy khoảng 1000 Km là thay.
3. Tuy nhiên, sản phẩm lại có điểm yếu là giá thành hơi cao (69.000), ước gì giá bán chỉ còn 49.000 nhỉ
4. Đứng thứ tư trong bảng "top ten" là anh chàng Caltex Havoline, F3
1. Cấp chất lượng: API SL, JASO MA, SAE 20w-50. Cũng thuộc loại Fully Sunthetic
2. Havoline có thể đi tối đa được 3000km, nhưng mình thì chỉ dám đi 2000km thôi
3. Giá thành vào khoảng 75.000 vnd/chai. Tuy nhiên điểm yếu của sản phẩm này là độ nhớt SAE 20w-50, cho nên nó cũng phần nào ảnh hưởng đến vị trí của nó trong bảng xếp hạng
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API bắt đầu từ SA, SB, SC, SE, SF, SG, ... cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc) (hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ).
Đối với ôtô, API phân ra làm 2 loại là: loại dùng cho máy xăng hay máy dầu. Đối với máy chạy bằng xăng thì có ký hiệu SA,SB, SC,..., hoặc SM. Còn đối với máy chạy bằng dầu thì có ký hiệu: CA, CB, CC, CD, ...
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.
SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là "Độ nhớt". Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
Đơn cấp (thường chỉ có SAE 40, SAE 50 (Shell Advance 4T SAE 40 (cái này tớ không có bán )): độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi trời lạnh, dầu sẽ hơi đặc và giảm khả năng bơm bôi trơn, máy mới khởi động có cảm giác hơi “nặng”.
Đa cấp (ký hiệu SAE 10w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn...
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...
Nói chung, xe mới thì nên dùng SAE 10w-40 , SAE 15w-40 còn xe cũ thì các bác sử dụng SAE 20w-50 cho em.
Khi đi thay nhớt các bác chú ý cho em 3 yếu tố trên này là OK hết.
(Source: tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
Tiêu chí đánh giá
1. Độ nhớt, cấp chất lượng
2. Số Km có thể đi
3. Giá thành của sản phẩm
Bảng xếp hạng
Đứng thứ nhất là anh chàng Castrol Power1 Racing thuộc dòng Fully Synthetic (loại này tớ đang xài)
Hiệu quả
1. Cấp chất lượng API SJ, JASO MA, SAE 10w-40. Dầu tổng hợp hoàn toàn (Fully Synthetic)
2. Chạy được khoảng 2000km (theo mấy chú bán hàng thì khoảng 3000km)
3. Giá cực kỳ phù hợp 90k/chai (tương đương 45.000 vnd / 1000 km)
2. Chú Mobil1 thuộc dòng Fully Synthetic.
Tớ vote cho chú Mobil1 bởi những lý do sau:
1. Cấp chất lượng API SJ, JASO MA, SAE 10W-40. Đây là loại hoàn toàn tổng hợp
2. Số Km chạy xe cũng khá dài (theo lời mấy tay bán hàng Mobil là 10k Km), nhưng tớ thì chỉ 5k Km là nên thay rồi
3. Giá thích hợp 245.000 vnd/chai chạy được 5k Km. Vậy mỗi 1000 Km giá 49.000 (trong khi đó các loại nhớt có tên tuổi khác ít nhất cũng 52.000 dong/chai).
3. Anh chàng Shell Advance Scooter:
1. API SL (xém đụng nóc SM là nóc mừ), SAE 10w-40, JASO MA. Chuyên dùng cho xe tay ga
2. Chạy khoảng 1000 Km là thay.
3. Tuy nhiên, sản phẩm lại có điểm yếu là giá thành hơi cao (69.000), ước gì giá bán chỉ còn 49.000 nhỉ
4. Đứng thứ tư trong bảng "top ten" là anh chàng Caltex Havoline, F3
1. Cấp chất lượng: API SL, JASO MA, SAE 20w-50. Cũng thuộc loại Fully Sunthetic
2. Havoline có thể đi tối đa được 3000km, nhưng mình thì chỉ dám đi 2000km thôi
3. Giá thành vào khoảng 75.000 vnd/chai. Tuy nhiên điểm yếu của sản phẩm này là độ nhớt SAE 20w-50, cho nên nó cũng phần nào ảnh hưởng đến vị trí của nó trong bảng xếp hạng