Công dụng, cấu tạo và phân loại hệ thống treo

Giang_Nguyen
Bình luận: 14Lượt xem: 27,116

Giang_Nguyen

Tài xế O-H
Để một chiếc xe có thể chuyển động êm ái và đem lại sự thoải mái cho người sử dụng xe thì đó là nhiệm vụ của hệ thống treo.
Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cấu tạo và phân loại hệ thống treo.

hệ thống treo.jpg

1.Công dụng, cấu tạo hệ thống treo trên ô tô
* Công dụng: Hệ thống treo tạo điều kiện cho bánh xe dao động theo phương thẳng đứng với thân xe một cách êm dịu. Giảm cái cảm giác "cưỡi ngựa" khi đi trên ô tô. Do đó cần có độ cứng thích hợp để xe chuyển động êm dịu và có khả năng có thể dập tắt nhanh dao động đặc biệt là những dao động có biên độ dao động lớn. Tính năng hệ thống treo của mỗi loại xe bao giờ cũng là kết quả dung hoà giữa hai lựa chọn: độ an toàn và độ êm dịu.

* Cấu tạo hệ thống treo gồm: Bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ phận giảm chấn

Bộ phận đàn hồi:
Tạo điều kiện cho bánh xe dao động, có tác dụng đưa tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp với người sử dụng, đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe.
- Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
- Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
- Thanh xoắn (Xe con)
- Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus giường nằm)
- Cao su (Ít gặp)

nhíp xe.jpg

Hình ảnh về bộ nhíp trong thực tế

thành xoắn.jpg

Hình ảnh thanh xắn trên xe Ford Ranger

Bộ phận giảm chấn:
Có tác dụng dập tắt dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo cho bánh xe bám đường tốt hơn, tăng tính êm dịu và ổn định của xe.
- Giảm chấn thủy lực (Đa số các xe hiện nay đều sử dụng loại này)
- Ma sát cơ (Các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp)

giam chan.png

Ống giảm chấn thủy lực

Bộ phận dẫn hướng:
Có tác dụng xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với khung vỏ xe. Tiếp nhận và truyền lực, momen giữa bánh xe với khung vỏ xe.

2. Phân loại hệ thống treo:
Có thể chia ra làm 3 loại: Hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập và hệ thống treo cân bằng.

* Hệ thống treo phụ thuộc:
Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc khá đơn giản, cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu nối liền 2 bánh này lại, các chi tiết hệ thống treo sẽ nối dầm cầu với thân xe.

treo phụ thuộc.jpg

+ Ưu điểm hệ thống treo phụ thuộc:
• Cấu tạo hệ thống khá đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo trì bảo dưỡng.
• Hệ thống treo phụ thuộc có độ cứng vững để chịu được tải nặng thích hợp cho các dòng xe tải hoặc bán tải.
• Khi xe vào cua thì thân xe cũng ít bị nghiêng giúp người ngồi cảm giác ổn định, chắc chắn hơn.
• Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng nhờ thế lốp xe ít bị bào mòn.
• Về cơ bản hệ thống treo phụ thuộc thích hợp cho các dòng xe tải chở hàng nặng hoặc có thể lắp cho trục bánh sau ở các dòng xe phổ thông, xe con.

+ Nhược điểm hệ thống treo phụ thuộc:
• Phần khối lượng không được treo lớn và hệ thống treo phụ thuộc có đặc thù cứng nhắc không có độ linh hoạt cho mỗi bánh nên độ êm của xe rất kém.
• Giữa bánh xe phải và trái mỗi khi chuyển động có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thông qua hệ thống dầm cầu nên chúng dễ bị ảnh hưởng dao động và rung lắc qua lại lẫn nhau.
• Khi vào đoạn đường cua xe dễ bị trượt bánh nếu đi với tốc độ cao nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt. Điều này có thể dễ nhận thấy nhất trên các dòng xe bán tải hay có hiện tượng văng đít như Toyota Hilux hay Ford Ranger.

* Hệ thống treo độc lập
Cấu tạo hệ thống treo độc lập là mỗi bánh xe được lắp trên một tay đỡ riêng gắn vào thân xe tạo ra sự linh hoạt chủ động cho mỗi bánh. Vì vậy, bánh xe bên trái và bên phải chuyển động độc lập với nhau. Loại này thường sử dụng trên xe con.

treo độc lâpj.jpg

Hệ thống treo độc lập liên kết đa điểm

+ Ưu điểm hệ thống treo độc lập:
• Khối lượng không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu cũng tốt hơn.
• Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các lò xo mềm.
• Do không có dầm cầu liền nối thân, cố định 2 bánh xe nên có thể bố trí sàn xe và động cơ thấp nhằm hạ thấp trọng tâm, giúp xe vận hành ổn định ở tốc độ cao.

+ Nhược điểm hệ thống treo độc lập:
• Cấu tạo khá phức tạp, việc bảo trì - bảo dưỡng cũng nhiều khó khăn.
• Khoảng cách và định vị của bánh xe bị thay đổi cùng với chuyển động lên xuống của bánh xe, nên nhiều xe có trang bị thêm thanh ổn định để giảm hiện tượng xoay đứng khi xe quay vòng và tăng độ êm ái cho chiếc xe.

Ở những xe du lịch tầm trung ngày nay thường sử dụng hệ thống treo MacPherson.

he thong treo doc lap kieu mcpherson.jpg

Hình ảnh hệ thống treo MacPherson
* Hệ thông treo cân bằng
Loại này thường sử dụng trên xe tải trọng lớn, được bố trí giữa 2 cầu chủ động liên tiếp làm tăng khả năng chịu tải trọng cho xe.

treo cân bằng.jpg

Hình ảnh hệ thống treo cân bằng
Trên đây là một số kiến thức về hệ thống treo trên ô tô. Hy vọng các thông tin này hữu ích cho các bác.

Xem thêm: Khái quát về hệ thống treo trên ô tô
 

nhokboy157

Tài xế O-H
Bài viết bác khá ổn. Bác đã nêu đc cấu tạo ưu nhược điểm của từng loại hệ thống treo và ứng dụng.
Bác nếu cấu tạo rõ nữa thì tuyệt vời
 

tungfffff

Tài xế O-H
Để một chiếc xe có thể chuyển động êm ái và đem lại sự thoải mái cho người sử dụng xe thì đó là nhiệm vụ của hệ thống treo.
Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cấu tạo và phân loại hệ thống treo.


1.Công dụng, cấu tạo hệ thống treo trên ô tô
* Công dụng: Hệ thống treo tạo điều kiện cho bánh xe dao động theo phương thẳng đứng với thân xe một cách êm dịu. Giảm cái cảm giác "cưỡi ngựa" khi đi trên ô tô. Do đó cần có độ cứng thích hợp để xe chuyển động êm dịu và có khả năng có thể dập tắt nhanh dao động đặc biệt là những dao động có biên độ dao động lớn. Tính năng hệ thống treo của mỗi loại xe bao giờ cũng là kết quả dung hoà giữa hai lựa chọn: độ an toàn và độ êm dịu.

* Cấu tạo hệ thống treo gồm: Bộ phận đàn hồi, bộ phận dẫn hướng và bộ phận giảm chấn

Bộ phận đàn hồi:
Tạo điều kiện cho bánh xe dao động, có tác dụng đưa tần số dao động của xe phù hợp với vùng tần số thích hợp với người sử dụng, đảm bảo độ êm dịu khi xe chuyển động và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe.
- Nhíp (Chủ yếu trên các xe tải)
- Lò xo (Chủ yếu trên xe con)
- Thanh xoắn (Xe con)
- Khí nén (Xe con hạng sang như Merc S class, BMW 7... xe bus giường nằm)
- Cao su (Ít gặp)

View attachment 83146
Hình ảnh về bộ nhíp trong thực tế

View attachment 83152
Hình ảnh thanh xắn trên xe Ford Ranger

Bộ phận giảm chấn:
Có tác dụng dập tắt dao động của bánh xe và thân xe để đảm bảo cho bánh xe bám đường tốt hơn, tăng tính êm dịu và ổn định của xe.
- Giảm chấn thủy lực (Đa số các xe hiện nay đều sử dụng loại này)
- Ma sát cơ (Các lá nhíp trên hệ thống treo cũng đóng 1 phần vai trò giảm chấn nhờ ma sát giữa các lá nhíp)

View attachment 83147
Ống giảm chấn thủy lực

Bộ phận dẫn hướng:
Có tác dụng xác định tính chất chuyển động của bánh xe đối với khung vỏ xe. Tiếp nhận và truyền lực, momen giữa bánh xe với khung vỏ xe.

2. Phân loại hệ thống treo:
Có thể chia ra làm 3 loại: Hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập và hệ thống treo cân bằng.

* Hệ thống treo phụ thuộc:
Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc khá đơn giản, cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu nối liền 2 bánh này lại, các chi tiết hệ thống treo sẽ nối dầm cầu với thân xe.


+ Ưu điểm hệ thống treo phụ thuộc:
• Cấu tạo hệ thống khá đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo trì bảo dưỡng.
• Hệ thống treo phụ thuộc có độ cứng vững để chịu được tải nặng thích hợp cho các dòng xe tải hoặc bán tải.
• Khi xe vào cua thì thân xe cũng ít bị nghiêng giúp người ngồi cảm giác ổn định, chắc chắn hơn.
• Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng nhờ thế lốp xe ít bị bào mòn.
• Về cơ bản hệ thống treo phụ thuộc thích hợp cho các dòng xe tải chở hàng nặng hoặc có thể lắp cho trục bánh sau ở các dòng xe phổ thông, xe con.

+ Nhược điểm hệ thống treo phụ thuộc:
• Phần khối lượng không được treo lớn và hệ thống treo phụ thuộc có đặc thù cứng nhắc không có độ linh hoạt cho mỗi bánh nên độ êm của xe rất kém.
• Giữa bánh xe phải và trái mỗi khi chuyển động có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thông qua hệ thống dầm cầu nên chúng dễ bị ảnh hưởng dao động và rung lắc qua lại lẫn nhau.
• Khi vào đoạn đường cua xe dễ bị trượt bánh nếu đi với tốc độ cao nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt. Điều này có thể dễ nhận thấy nhất trên các dòng xe bán tải hay có hiện tượng văng đít như Toyota Hilux hay Ford Ranger.

* Hệ thống treo độc lập
Cấu tạo hệ thống treo độc lập là mỗi bánh xe được lắp trên một tay đỡ riêng gắn vào thân xe tạo ra sự linh hoạt chủ động cho mỗi bánh. Vì vậy, bánh xe bên trái và bên phải chuyển động độc lập với nhau. Loại này thường sử dụng trên xe con.

View attachment 83149
Hệ thống treo độc lập liên kết đa điểm

+ Ưu điểm hệ thống treo độc lập:
• Khối lượng không được treo nhỏ nên khả năng bám đường của bánh xe cao, tính êm dịu cũng tốt hơn.
• Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các lò xo mềm.
• Do không có dầm cầu liền nối thân, cố định 2 bánh xe nên có thể bố trí sàn xe và động cơ thấp nhằm hạ thấp trọng tâm, giúp xe vận hành ổn định ở tốc độ cao.

+ Nhược điểm hệ thống treo độc lập:
• Cấu tạo khá phức tạp, việc bảo trì - bảo dưỡng cũng nhiều khó khăn.
• Khoảng cách và định vị của bánh xe bị thay đổi cùng với chuyển động lên xuống của bánh xe, nên nhiều xe có trang bị thêm thanh ổn định để giảm hiện tượng xoay đứng khi xe quay vòng và tăng độ êm ái cho chiếc xe.

Ở những xe du lịch tầm trung ngày nay thường sử dụng hệ thống treo MacPherson.

View attachment 83150
Hình ảnh hệ thống treo MacPherson
* Hệ thông treo cân bằng
Loại này thường sử dụng trên xe tải trọng lớn, được bố trí giữa 2 cầu chủ động liên tiếp làm tăng khả năng chịu tải trọng cho xe.

View attachment 83151
Hình ảnh hệ thống treo cân bằng
Trên đây là một số kiến thức về hệ thống treo trên ô tô. Hy vọng các thông tin này hữu ích cho các bác.

Xem thêm: Khái quát về hệ thống treo trên ô tô
thực sự thì cái hệ thống treo này khá phức tạp và khó hiểu cho sinh viên, bác có thể nói thêm về bộ phận dẫn hướng và bộ phận đàn hồi dạng thanh xoắn được không?
 

Airsama

Tài xế O-H
e không tìm được tài liệu nào nói về độ cong của nhíp nhỉ... vì các thợ ở các garage ngoài rất hay sử dụng sai loại nhíp ( sai độ cong) dẫn đến việc nhíp rất dễ gãy vì cấn nhau.
các bác cho e ý kiến ạ!
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên