Cơ sở lý thuyết và nguyên nhân về hiện tượng òa ga

enestobeer
Bình luận: 75Lượt xem: 40,408

enestobeer

Tài xế O-H
Chào các cụ ! Dạo này em thấy trên diễn đàn có nhiều cụ hỏi và thắc mắc về vấn đề liên quan đến "òa ga". Em cũng xin "tâm sự" với các cụ một ít kiến thức "thực tế trên lý thuyết" mà đã được học ạ.

Theo em nghĩ thì để khắc phục được lỗi này thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất vấn đề về hiện tượng này khi đó việc xử lý cũng như khi cần sự tư vấn của các thành viên khác dễ dàng hơn. Em thì có một mớ lý thuyết thôi chứ kinh nghiệm thì chỉ là "nít zanh" thôi. Có gì sai sót mong các cụ bỏ qua cho, hay có ném thì ném nhè nhẹ thôi nhé.
òa ga.png


1. Bản chất:
Hiện tượng òa ga là hiện tượng mà khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế động động cơ chạy không tải (thường nằm trong dải tốc độ: 800 - 1000 v/ph) và khi vượt quá dải tốc độ này thì làm tiêu tốn nhiên liệu, tạo cảm giác khó chịu cho người lái khi di chuyển trong điều kiện đường xá đông đúc, thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc độ và nếu vòng tua máy lên quá cao có thể dẫn tới việc mất kiểm soát và có thể gây ra hậu quả tai nạn nghiêm trọng.

Tốc độ vòng tua của động cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về kết cấu, thông số kỹ thuật của từng dòng xe, hãng xe yêu cầu. Nhưng thường thì vẫn nằm trong dãi tốc độ vòng tua nói trên. Và khi mà tốc độ vòng tua chế độ không tải vượt quá gia trị cho phép ở trên thì gọi là hiện tượng "òa ga", và khi vượt quá giá trị tốc độ 1,500 v/ph thì quá cao. Cần phải xử lý kịp thời.

2. Nguyên nhân

Hiện tượng "òa ga" xảy ra khi xảy ra trường hợp hỗn hợp hòa khí nhiên liệu "xăng - không khí" cung cấp cho động cơ quá nhiều mà không thể kiểm soát được.

Từ bản chất nguyên nhân như vậy, thì theo kinh nghiệm thực tế phân tích được 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng như trên: van không tải, bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.

2.1 Van không tải (van điều khiển chế độ không tải)


Van này có nhiệm vụ điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ. Khi van không tải bị bẩn, kẹt hoặc chết, chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo, xe dễ chết máy hoặc òa ga.

2.2 Bướm ga



Là cơ cấu điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi hỗn hợp nhiên liệu vào vào động cơ, đảm bảo được hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Do thời gian sử dụng lâu, cũng như do sự can thiệp của việc sửa chữa dẫn đến bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn. Khi đó, không khí đồng thời đi qua đường gió phụ và đường gió chính dẫn tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy. Cũng có trường hợp bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu.

2.3 Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)




Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga (VTA). Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó tại thời điểm chạy không tải khi điện áp VTA này ở dưới giá trị chuẩn.

Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc chết dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

3. Thêm

Đối với những xe cũ còn sử dụng chế hòa khí như Kia Pride CD-5, Mitsubishi Jolie,… "òa ga" thường là do trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng người thợ tiến hành lắp sai các đường ống phụ (các đường ống phụ hoạt động ở các chế độ: khởi động nguội, sấy nóng, không tải, bù ga,…)

Đối với các dòng xe phun xăng điện tử, phần họng hút – vị trí có lắp các cảm biến như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp,… đã không còn những đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí do việc cung cấp nhiên liệu đã được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ thông qua tín hiệu từ các cảm biến. Tuy nhiên, xe có hệ thống phun xăng điện tử lại có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng òa ga hơn.

Với những dòng xe hiện đại ngày nay, khi mà sử dụng công nghệ phun xăng điện tử thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "òa ga" phụ thuộc nhiều yếu tố khác, phức tạp hơn. Nhà cháu chỉ biết "ngu ngơ", chủ nhật rảnh quá không biết làm gì, nên cũng "tâm sự" đôi nét. Mong các cụ đọc mà chướng mắt thì đừng có chửi nhé, ném gạch thì ném cục nào nhỏ nhỏ thôi ạ :D
 

non-stop

Tài xế O-H
Chào các cụ ! Dạo này em thấy trên diễn đàn có nhiều cụ hỏi và thắc mắc về vấn đề liên quan đến "òa ga". Em cũng xin "tâm sự" với các cụ một ít kiến thức "thực tế trên lý thuyết" mà đã được học ạ.

Theo em nghĩ thì để khắc phục được lỗi này thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất vấn đề về hiện tượng này khi đó việc xử lý cũng như khi cần sự tư vấn của các thành viên khác dễ dàng hơn. Em thì có một mớ lý thuyết thôi chứ kinh nghiệm thì chỉ là "nít zanh" thôi. Có gì sai sót mong các cụ bỏ qua cho, hay có ném thì ném nhè nhẹ thôi nhé.

1. Bản chất:


Hiện tượng òa ga là hiện tượng mà khi tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế động động cơ chạy không tải (thường nằm trong dải tốc độ: 800 - 1000 v/ph) và khi vượt quá dải tốc độ này thì
làm tiêu tốn nhiên liệu, tạo cảm giác khó chịu cho người lái khi di chuyển trong điều kiện đường xá đông đúc, thường xuyên phải rà phanh để hãm tốc độ và nếu vòng tua máy lên quá cao có thể dẫn tới việc mất kiểm soát và có thể gây ra hậu quả tai nạn nghiêm trọng.

Tốc độ vòng tua của động cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về kết cấu, thông số kỹ thuật của từng dòng xe, hãng xe yêu cầu. Nhưng thường thì vẫn nằm trong dãi tốc độ vòng tua nói trên. Và khi mà tốc độ vòng tua chế độ không tải vượt quá gia trị cho phép ở trên thì gọi là hiện tượng "òa ga", và khi vượt quá giá trị tốc độ 1,500 v/ph thì quá cao. Cần phải xử lý kịp thời.

2. Nguyên nhân

Hiện tượng "òa ga" xảy ra khi xảy ra trường hợp hỗn hợp hòa khí nhiên liệu "xăng - không khí" cung cấp cho động cơ quá nhiều mà không thể kiểm soát được.

Từ bản chất nguyên nhân như vậy, thì theo kinh nghiệm thực tế phân tích được 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng như trên: van không tải, bướm ga và cảm biến vị trí bướm ga.

2.1 Van không tải (van điều khiển chế độ không tải)



Van này có nhiệm vụ điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ. Khi van không tải bị bẩn, kẹt hoặc chết, chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo, xe dễ chết máy hoặc òa ga.

2.2 Bướm ga





Là cơ cấu điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi hỗn hợp nhiên liệu vào vào động cơ, đảm bảo được hỗn hợp nhiên liệu phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Do thời gian sử dụng lâu, cũng như do sự can thiệp của việc sửa chữa dẫn đến bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đã đóng hoàn toàn. Khi đó, không khí đồng thời đi qua đường gió phụ và đường gió chính dẫn tăng lượng xăng cung cấp làm tăng vòng tua máy. Cũng có trường hợp bướm ga đóng không kín do bụi bẩn hoặc kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bản đạp chân ga yếu.

2.3 Cảm biến vị trí bướm ga (TPS)





Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Cảm biến này biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở bướm ga (VTA). Ngoài ra, một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL riêng biệt. Các bộ phận khác xác định nó tại thời điểm chạy không tải khi điện áp VTA này ở dưới giá trị chuẩn.

Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc chết dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

3. Thêm

Đối với những xe cũ còn sử dụng chế hòa khí như Kia Pride CD-5, Mitsubishi Jolie,… "òa ga" thường là do trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng người thợ tiến hành lắp sai các đường ống phụ (các đường ống phụ hoạt động ở các chế độ: khởi động nguội, sấy nóng, không tải, bù ga,…)

Đối với các dòng xe phun xăng điện tử, phần họng hút – vị trí có lắp các cảm biến như cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp,… đã không còn những đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí do việc cung cấp nhiên liệu đã được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ thông qua tín hiệu từ các cảm biến. Tuy nhiên, xe có hệ thống phun xăng điện tử lại có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng òa ga hơn.

Với những dòng xe hiện đại ngày nay, khi mà sử dụng công nghệ phun xăng điện tử thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "òa ga" phụ thuộc nhiều yếu tố khác, phức tạp hơn. Nhà cháu chỉ biết "ngu ngơ", chủ nhật rảnh quá không biết làm gì, nên cũng "tâm sự" đôi nét. Mong các cụ đọc mà chướng mắt thì đừng có chửi nhé, ném gạch thì ném cục nào nhỏ nhỏ thôi ạ :D
Lạy cụ Beer !
Đây là một chủ đề em cũng rất quan tâm từ trước tới giờ nên hôm nay mượn topic cụ để bàn luận rộng hơn về vấn đề MẤT gaxenti ( Cao, thấp và mất ổn định ở chế độ không tải)
Hiện tượng :
Vòng tua động cơ cao hơn, thấp hơn hoặc lúc cao lúc thấp ( không ổn định) ở mức tiêu chuẩn ( 700-900 Rpm)
Nguyên nhân :
van không tải, bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga. ( đây là cơ cấu chấp hành)
Theo em nó còn nguyên nhân : Hộp điều khiển ECU, hở ở cổ hút sau vị trí của cảm biến lưu lượng khí nạp
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mất gaxenti
-Trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa kỹ thuật viên quên không cắm đường ống hơi
- Khi vệ sinh bướm ga không theo qui trình
( mình thường làm rút chìa khóa -> Tháo cọc âm -> Bảo dưỡng bướm ga)
- Khi bảo dưỡng xong cắm rắc không chặt ( tiếp xúc kém)
( Hiện tượng này hay gặp ở dòng xe Deawoo, Chevlet)
- Hỏng cảm biến, hỏng hộp
Cách xử lý hiện tượng trên các dòng xe thông dụng sau khi kiểm tra đường khí nạp vào cổ hút, và các rắc cắm
T
oyota : Khi tháo cọc âm ắc qui ra hay bị mất Gaxenti hoặc mất chân ga
Gaxenti thấp ở Model Vios, Altis, Mất chân ga ở xe Parado
với dòng Toyota này thì chỉ cần rút chìa khóa, tháo cọc bình và dùng lọc xịt chế kéo bướm ga ra và xịt vào họng hút rồi nổ lại là được
Deawoo-Chevlet, Kia-Hyundai...: Laceti, Aveo...khi Rpm vượt quá giới hạn cho phép
cách 1 : không dùng máy ( có thể áp dùng hầu như các dòng xe dùng ga dây)
Khới động ở số cao: chạy ép ga sao cho vòng tua kéo xuống càng thấp càng tốt ( nhưng không được đề chết máy). áp dụng khi lên dốc thì dễ làm hơn, có thế làm theo cách để máy nổ dùng Rp7 xit vào họng hút để vòng tua xuống thấp không để chết máy hoặc rút chìa khóa tháo cọc bình, tháo cả rắc hộp để vài phút sau lắp lại
Cách 2 : Dùng máy Reset ( cái này chắc các Cụ có máy nhà cung cấp đã trang bị rồi lên em không bàn tới nữa)
Mong các Cụ có kinh nghiệm về vấn đề này vào bàn luận thêm và phân tích nguyên lý kỹ hơn
 

khanhbp

Tài xế O-H
Đề tài bác nêu ra rất thú vj, các nguyên nhân bác đã phân tích đầy đủ. Mình thảo luận thêm, hiện tượng này hay gặp sau khi vệ sinh cụm bướm ga, vậy để xác định nguyên nhân là do hư hỏng linh kiện hay do van không tải là cơ cấu chấp hành, sau khi ta vệ sinh đã làm sai lệch vị trí chuẩn, nên khi ta lắp vào ECU không hiểu vị trí mới nên đã điều khiển sai. Để khắc phục thì ta phải thiết lập lại (Reset) để cho ECU hiểu vị trí đúng của van không tải. Tùy theo mỗi hãng xe mà có qui trình cụ thể riêng, có thể bằng thủ công hoặc bằng máy chẩn đoán.
 

enestobeer

Tài xế O-H
Lạy cụ Beer !
Đây là một chủ đề em cũng rất quan tâm từ trước tới giờ nên hôm nay mượn topic cụ để bàn luận rộng hơn về vấn đề MẤT gaxenti ( Cao, thấp và mất ổn định ở chế độ không tải)
Hiện tượng :
Vòng tua động cơ cao hơn, thấp hơn hoặc lúc cao lúc thấp ( không ổn định) ở mức tiêu chuẩn ( 700-900 Rpm)
Nguyên nhân :
van không tải, bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga. ( đây là cơ cấu chấp hành)
Theo em nó còn nguyên nhân : Hộp điều khiển ECU, hở ở cổ hút sau vị trí của cảm biến lưu lượng khí nạp
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mất gaxenti
-Trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa kỹ thuật viên quên không cắm đường ống hơi
- Khi vệ sinh bướm ga không theo qui trình
( mình thường làm rút chìa khóa -> Tháo cọc âm -> Bảo dưỡng bướm ga)
- Khi bảo dưỡng xong cắm rắc không chặt ( tiếp xúc kém)
( Hiện tượng này hay gặp ở dòng xe Deawoo, Chevlet)
- Hỏng cảm biến, hỏng hộp
Cách xử lý hiện tượng trên các dòng xe thông dụng sau khi kiểm tra đường khí nạp vào cổ hút, và các rắc cắm
T
oyota : Khi tháo cọc âm ắc qui ra hay bị mất Gaxenti hoặc mất chân ga
Gaxenti thấp ở Model Vios, Altis, Mất chân ga ở xe Parado
với dòng Toyota này thì chỉ cần rút chìa khóa, tháo cọc bình và dùng lọc xịt chế kéo bướm ga ra và xịt vào họng hút rồi nổ lại là được
Deawoo-Chevlet, Kia-Hyundai...: Laceti, Aveo...khi Rpm vượt quá giới hạn cho phép
cách 1 : không dùng máy ( có thể áp dùng hầu như các dòng xe dùng ga dây)
Khới động ở số cao: chạy ép ga sao cho vòng tua kéo xuống càng thấp càng tốt ( nhưng không được đề chết máy). áp dụng khi lên dốc thì dễ làm hơn, có thế làm theo cách để máy nổ dùng Rp7 xit vào họng hút để vòng tua xuống thấp không để chết máy hoặc rút chìa khóa tháo cọc bình, tháo cả rắc hộp để vài phút sau lắp lại
Cách 2 : Dùng máy Reset ( cái này chắc các Cụ có máy nhà cung cấp đã trang bị rồi lên em không bàn tới nữa)
Mong các Cụ có kinh nghiệm về vấn đề này vào bàn luận thêm và phân tích nguyên lý kỹ hơn

Em nạy cụ Sờ Tóp Nôn !

Cám ơn cụ đã chia sẻ kinh nghiệm quý giá của cụ, bài em đưa ra vẫn biết còn quá sơ sài vì đây em chỉ phân tích 3 nguyên nhân chính cơ bản (3 cơ cấu chấp hành) chủ yếu trên những dòng xe đời cũ và tầm trung, còn hiện nay với các dòng xe "hại điện" được ứng dụng những công nghệ hiện đại thì chắc có lẽ phải nhờ đến các cụ chuyên gia trực tiếp sữa chữa mới nói ra hết được "tâm tư" của chứng bệnh này.

Bài viết của cụ mà có thêm hình ảnh mình họa nữa thì hay quá :D
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Quá hay.
Bình thường chỉ là pan & bệnh. Gặp gì xử lý đó. Nhưng tư duy của cụ lớn hơn. Đó là chọn lọc và tổng hợp. Đi trước 1 bước.
Em bổ sung: Bước đầu kiểm tra những thứ cụ nói mà không ra thì cái cuối là cái hộp ECU.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Quá hay.
Bình thường chỉ là pan & bệnh. Gặp gì xử lý đó. Nhưng tư duy của cụ lớn hơn. Đó là chọn lọc và tổng hợp. Đi trước 1 bước.
Em bổ sung: Bước đầu kiểm tra những thứ cụ nói mà không ra thì cái cuối là cái hộp ECU.
Liệu có vội vàng quá chăng! Tôi thấy run lắm. Theo tôi thì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng. Ví dụ: "quán tính"!!!!
 

24.july

Tài xế O-H
Quá hay.
Bình thường chỉ là pan & bệnh. Gặp gì xử lý đó. Nhưng tư duy của cụ lớn hơn. Đó là chọn lọc và tổng hợp. Đi trước 1 bước.
Em bổ sung: Bước đầu kiểm tra những thứ cụ nói mà không ra thì cái cuối là cái hộp ECU.
Mình nghĩ giống bác cái bánh xe. Khi kết luận hộp lỗi. Hộp điều khiển thông qua thông số của cảm biến gửi tới. Nếu gửi đúng thì ECU điều khiển sai đc đâu.
Bổ sung thêm: Cảm biến nhiệt độ cũng làm mất galenti.
 

thanhco1983

Tài xế O-H
Liệu có vội vàng quá chăng! Tôi thấy run lắm. Theo tôi thì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng. Ví dụ: "quán tính"!!!!
"Quán tính" nó đang là cái gì cụ nhỉ?
Tất nhiên nó còn cơ số thứ ảnh hưởng đến em nó. Trên đây là những thứ cơ bản nhất.
"Quán tính"?!! E tò mò, tuy nhiên biết rằng cụ đã chém là có lý do.
- Bàn đạp ga có quán tính không nhỉ?
- Tín hiệu đi và hồi có quán tính không nhỉ?
- Cụ mà không nói rõ ra là anh em đất Quảng lên tận nơi hỏi thăm cụ
 

non-stop

Tài xế O-H
Em nạy cụ Sờ Tóp Nôn !

Cám ơn cụ đã chia sẻ kinh nghiệm quý giá của cụ, bài em đưa ra vẫn biết còn quá sơ sài vì đây em chỉ phân tích 3 nguyên nhân chính cơ bản (3 cơ cấu chấp hành) chủ yếu trên những dòng xe đời cũ và tầm trung, còn hiện nay với các dòng xe "hại điện" được ứng dụng những công nghệ hiện đại thì chắc có lẽ phải nhờ đến các cụ chuyên gia trực tiếp sữa chữa mới nói ra hết được "tâm tư" của chứng bệnh này.
Bài viết của cụ mà có thêm hình ảnh mình họa nữa thì hay quá :D
Những hình ảnh về các cảm biến đó thì nó thông dụng quá rồi với lại trong bài viết của Cụ cũng có mà, Các bác bên OBD share cho mấy video vào topic cho nó sinh động thì tốt nhỉ, trong quá trình làm reset bằng máy thì không mấy Kỹ thuật viên ghi lại hình ảnh ngoài mấy bác bán thiết bị chẩn đoán. Những dòng hay bị như : Nissan, deawoo-chevlet, Honda, Kia ( em hay gặp Morning bị thôi)...
Tất cả các trường xử lý bằng tay em đưa lên đã được kiểm chứng thực tế thành công rồi chứ không còn là nghe nói lại nữa lên các bác cứ tự tin mà thực hiện
Mong các Bác, các Cụ còn mẹo nào bằng tay, bằng máy chia sẻ cho anh em cùng học hỏi
 

enestobeer

Tài xế O-H
Những hình ảnh về các cảm biến đó thì nó thông dụng quá rồi với lại trong bài viết của Cụ cũng có mà, Các bác bên OBD share cho mấy video vào topic cho nó sinh động thì tốt nhỉ, trong quá trình làm reset bằng máy thì không mấy Kỹ thuật viên ghi lại hình ảnh ngoài mấy bác bán thiết bị chẩn đoán. Những dòng hay bị như : Nissan, deawoo-chevlet, Honda, Kia ( em hay gặp Morning bị thôi)...
Tất cả các trường xử lý bằng tay em đưa lên đã được kiểm chứng thực tế thành công rồi chứ không còn là nghe nói lại nữa lên các bác cứ tự tin mà thực hiện
Mong các Bác, các Cụ còn mẹo nào bằng tay, bằng máy chia sẻ cho anh em cùng học hỏi

Cụ @luyen_hybrid đâu roài nhể, mong cụ có bài test vụ này bằng máy chẩn đoán cho anh em mở mang tầm mắt :D
 

manhdung1982

Tài xế O-H
Chào các cụ.e gặp 1 con matiz2 bị òa ga lúc cao lúc thấp .e thay van k tải và cb chan ga nhung vẫn k dc.về sau e phát hiện lỏng đầu âm acqui .e xiết chặt là hết bịnh.e ngu2 k hiểu nguyên nhân,mời các cụ chém ạ.!
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
"Quán tính" nó đang là cái gì cụ nhỉ?
Tất nhiên nó còn cơ số thứ ảnh hưởng đến em nó. Trên đây là những thứ cơ bản nhất.
"Quán tính"?!! E tò mò, tuy nhiên biết rằng cụ đã chém là có lý do.
- Bàn đạp ga có quán tính không nhỉ?
- Tín hiệu đi và hồi có quán tính không nhỉ?
- Cụ mà không nói rõ ra là anh em đất Quảng lên tận nơi hỏi thăm cụ
Quán tính là độ trễ ấy mà, chứ không phải là "quán của nhà bà Tính đâu". Đội Quảng thì thật khiếp, tôi kinh nhất là chả mực Hạ long ném vào mồm, lại chan thêm nước mắm giã tỏi ớt nữa. Dính quả ấy cứ gọi là nước mắt nước mũi, nước mồm cứ gọi là dàn giụa
 

garasl

Tài xế O-H
Em nghĩ ECU cũng dùng phần mềm nên vá lỗi là chuyện thường. Không hiểu sao mấy con NUBIRA chưa có update ???? Cụ nào biết không ạ ???
bác cho em hỏi ECU nó update như thế nào vậy ạ. e chỉ biết là ECU nó chạy theo chương trình tiêu chuẩn thui chứ. nhờ bác giúp em mở mang đầu óc với
 

Ford Service

Tài xế O-H
bài viết của cụ khá hay, em thích kiểu phân tích có "đầu tư" thế này: nội dung rõ, bố cục, và hình ảnh minh họa. mong các cụ nên viết theo kiểu này nhé
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên