Cách xây dựng chiến lược ngắn hạn cụ thể cho anh em garage ô tô

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 7Lượt xem: 18,244

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Vì có quá nhiều người inbox nên Đàm xin viết vài dòng này để gửi các bác. Đây là cách em đã làm kế hoạch phát triển cho các Garage bạn bè và đang mang lại hiệu quả tốt, em xin chia sẻ lại với anh em để anh em tự xây dựng tự triển khai. Anh em nào vướng mắc thì đừng ngần ngại nhắn tin hoặc viết mail cho Đàm để Đàm được hỗ trợ thêm . Với mỗi mô hình Garage khác nhau, mức độ mới cũ khác nhau anh em tự tuỳ biến. Những thứ này của em chỉ là kinh nghiệm và cóp nhặt không phải là chuẩn mực nên cái nào phù hợp thì các bác dùng, không phù hợp các bác bỏ quá cho ạ !

Xây dựng chiến lược ngắn hạn cho gara ô tô.png

1. Mục đích của Garage mình là gì?
(Cái này các bác viết rõ ra ví dụ Mục đích để sửa chữa, để bảo dưỡng nhanh, để chăm sóc xe, để làm rửa xe …)

2. Mục tiêu của Garage trong 1 năm?
(Mục tiêu phải cho thấy rõ các con số, có khả năng thực hiện được và không chung chung Ví dụ : Mỗi năm sẽ đặt mục tiêu là 200 xe, mang lại doanh số trung bình là 400 triệu - Các con số này phải căn Theo khả năng thực tế và mong muốn chinh phục để đạt được)

3. Chiến lược ngắn hạn cụ thể
(Là các cách làm cụ thể để chinh phục các mục tiêu bên trên)

Trong chiến lược kinh doanh có rất nhiều các công cụ phân tích chiến lược loằng ngoằng rắc rối như ma trận BCG, 3C, ANSOFF, PLC… ( anh em Google mà tìm). nhưng ở khuôn khổ anh em kỹ thuật thuần em xin được lấy cái ví dụ cụ thể như này để anh em dễ hình dung
Ví dụ : Để có được 200 xe một năm thì mỗi tháng phải đặt tiêu chí 20 xe (Có tháng ít, tháng nhiều nhưng chung quy tính trung bình) . Và để đạt được 20 xe mỗi tháng ta phải :

Bước 1. Giữ khách hàng cũ (Mỗi garage đều có khách hàng cũ để giữ được khách hàng cũ ta cần kịch bản chăm sóc khách hàng cũ bài bản và có các chương trình khuyến mại cụ thể. Lượng khách hàng cũ chính là nền tảng và cơ sở để mình bắt đầu một chiến lược mới)

Bước 2: Phân tích lại toàn bộ các sản phẩm dịch vụ cụ thể
- Garage đang kinh doanh kèm theo những sản phẩm gì? Doanh số ra sao? Lợi nhuận như thế nào? Chiếm tỉ trọng bao nhiêu % mục tiêu tài chính bên trên?
- Garage đang có thể mạnh về dịch vụ nào? Dịch vụ nào thường xuyên và mang lại nhiều doanh thu? nhiều lợi nhuận nhất? Chiếm tỉ trọng bao nhiêu %?
Từ sản phẩm và dịch vụ đã phân tích này chúng ta cần lên 1 Target cụ thể để biết rõ mỗi tháng ta cần bán bao nhiêu sản phẩm? Bao nhiêu dịch vụ ? Thu về bao nhiêu tiền để tiến về mục tiêu cụ thể bên trên.

Bước 3: Tìm kiếm khách hàng mới (Gia tăng khách hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Anh em garage hiện tại thường chú trọng kỹ thuật ít tập trung vào việc này dẫn đến khách hàng mới mỗi ngày một hiếm). Để tìm khách hàng mới ta cần :
- Tìm kiếm khách hàng thông qua việc quảng cáo marketing (Online, hoặc Offline)
- Tìm kiếm khách hàng thông qua các chương trình khuyến mại
- Tìm kiếm khách hàng thông các hội lái xe, hội doanh nhân, hội otofun… bằng cách tham gia cùng họ (Hội này mới là hội khách hàng của mình)

Bước 4: Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp (Đội ngũ này đủ để đáp ứng số lượng khách hàng và số lượng đầu việc cho mục tiêu bên trên)
Rất nhiều anh em có nhiều lúc xe đông vào lại không có thợ, mà khi tuyển thợ vào rồi lại không có xe. Nên cứ loanh quanh bài toán con gà và quả trứng. Nhiệm vụ của một ông chủ garage không phải là một người thợ giỏi mà là người có khả năng tìm kiếm khách hàng và quản lý đội ngũ. Nếu không làm được 2 điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành. Ở yếu tô đội ngũ cần cụ thể như sau:
- Nhân sự cần có tính cam kết, gắn kết và dù vài người vẫn nên chia cụ thể để tròn vai, tròn việc, tròn chức năng
- Sơ đồ chức năng : là sơ đồ thể hiện cấu trúc (về chức năng công việc) trong garage, sơ đồ thể hiện đầy đủ mọi chức năng của garage cũng như thứ tự ưu tiên và sự phối hợp, liên kết giữa các vị trí trong dự garage
- Sơ đồ tổ chức nhân sự ứng sơ đồ chức năng trên : thể hiện rõ vị trí mọi nhân sự trong garage, thể hiện chức vụ và cấp bậc nhân sự trong garage
- Đào tạo & giúp mỗi nhân sự hiểu rõ vị trí của mình trong sơ đồ trên

Bước 5: Xây dựng một số quy trình tiếp nhận cơ bản một cách cụ thể, đào tạo thật kỹ càng các quy trình này
- Quy trình tiếp nhận xe
- Quy trình bàn giao xe
- Quy trình sửa chữa / Bảo dưỡng
- …
Lưu ý : Mỗi quy trình nên có 5 công đoạn. : Tiếp nhận / Xử lý, điều phối/ Sửa chữa, sản xuất/ bàn giao/ lưu trữ cải tiến

Bước 6: Công thức vận hành (Để đạt đươc mục tiêu cần công thức vận hành thật mượt mà)
- Để xây dựng được công thức vận hành cần bám vào thực tế, bám vào đích và bám vào mục tiêu
- Ai /Việc gì/ ở đâu/ như thế nào/bao lâu/quy trình dịch vụ gì? chỉ sô KPI, Okr ….
- Công thức phối hợp và giao tiếp giữa các vị trí, các bộ phận

4. Chuẩn bị một số nguồn lực phù hợp với thực tế hiện tại
- Nguồn lực về nhà xưởng (Cần có để đáp ứng với số lượng xe và đầu việc ứng với mục tiêu bên trên) Có nhiều trường hợp lập ra kế hoạch lớn nhưng quy mô nhà xưởng không đáp ứng được để hoàn thiện mục tiêu cũng bỏ đi
- Nguồn lực về nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện, phụ trợ : Để đảm bảo doanh số như trong mục tiêu thì chúng ta cần phải tồn kho những món gì? của nhà cung cấp nào? Công nợ ra sao?
- Nguồn lực về tài chính : Riêng chỗ này cần bám vào thực tế sản phẩm và dịch vụ của chúng ta , lên Target cụ thể và từ đó tìm ra các thông số : Chi phí đầu tư? Chi phí cố định ? Công thức khấu hao? Chi phí vận hành hàng tháng? Điểm hoà vốn? Và mức doanh thu kì vọng? Bản đồ thu chi? Cẩm nang tài chính, Xuất nhập tồn …
- Nguồn lực về trang thiết bị …

5. Kế hoạch hành động cụ thể
Kế hoạch cụ thể đơn giản chỉ là 1 cái bảng excel gồm chia thành các cột và các dòng thể hiện rõ : Mã công việc/ Tên công việc / Chi tiết công việc/Người phối hợp thực hiện/ Thời gian bắt đầu/thời gian hoàn thành dự kiến/ vài thông số khác .
Làm sao cho bảng kế hoạch này chính là từng mảnh ghép cụ thể để hoàn thiện bức tranh chiến lược bên trên

6. Vận hành và kiểm soát rủi ro
- Hướng theo mục đích, Bám lấy mục tiêu, lựa chọn chiến lược phù hợp và làm theo kế hoạch cụ thể đã đề ra.
- Kiểm soát tiến độ công việc, kiếm soát tài chính, kiểm soát hiệu quả nguồn lực và kiểm soát được quy trình dịch vụ của mình.
- Đếm ngược các chỉ tiêu (Ví dụ mỗi tháng 20 xe thì mỗi ngày xe vào cứ đếm ngược trừ ra để lấy động lực)
Chúc anh em thành công với sự lựa chọn của mình ạ
<3

Nguồn: Cụ @Nguyễn Thanh Đàm
 

tinducoto

Tài xế O-H
làm cái này quả thực nghe rất hay nhưng mà cái khó là phải có vốn mới được,rồi thợ phải tốt là hai,xây dựng nhà xưởng xong làm dduocj 1 tý họi lại đòi đất thé nó mới khổ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên