nguyenducha
Thành viên O-H
Các loại đặc tính của động cơ
Người ta dùng các đặc tính để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ, làm việc trong các điều kiện khác nhau. Đặc tính của động cơ là hàm số thể hiện sự biến thiên của một trong các chỉ tiêu công tác chủ yếu của động cơ, thay đổi theo chỉ tiêu công tác khác hoặc thay đổi theo nhân tố nào đó gây ảnh hưởng tới chu trình công tác của động cơ.
Các đặc tính được sử dụng nhiều nhất trong động cơ đốt trong là những đặc tính sau:
1. Đặc tính tốc độ gồm đặc tính ngoài và đặc tính bộ phận.
2. Đặc tính chân vịt.
3. Đặc tính tổng hợp.
4. Đặc tính điều tốc.
5. Đặc tính không tải.
6. Đặc tính tải.
7. Đặc tính điều chỉnh.
Trên thực chất các đặc tính chân vịt, tổng hợp, điều tốc và không tải đều là những trường hợp đặc biệt của đặc tính tốc độ.
Đặc tính tốc độ
Các hàm số thể hiện biến thiên của công suất, Mômen quay (hoặc áp suất có ích trung bình), suất tiêu hao nhiên liệu hoặc các chỉ tiêu công tác khác của động cơ thay đổi theo số vòng quay được gọi là đặc tính tốc độ. Viết tắt Y(Ne, Me,, Pe....)= f(n)
Đặc tính tốc độ biểu thị công suất cực đại của động cơ ứng với từng chế độ tốc độ được gọi là đặc tính ngoài.
Do công suất cực đại của động cơ còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cực đại cung cấp cho mỗi chu trình, vì vậy đặc tính ngoài của động cơ cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh đó. Trong động cơ Diesel có các loại đặc tính ngoài sau đây (hình 3-1).
1. Đặc tính ngoài tuyệt đối (đường 1) là đặc tính tốc độ trong đó công suất của động cơ ở mỗi số vòng quay đều đạt tới trị số giới hạn lớn nhất.
2. Đặc tính giới hạn bơm cao áp (đường 2) là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được kéo tới chốt hạn chế trên bơm cao áp.
Khi thiết kế, thông thường bơm cao áp đều có một phần thể tích dự trữ, nghĩa là bơm cao áp có thể cung cấp một lượng nhiên liệu nhiều hơn so với yêu cầu của mỗi chu trình. Vì vậy trong động cơ Diesel bắt buộc phải đặt một chốt hạn chế trên bơm cao áp nhằm hạn chế lượng nhiên liệu cực đại cung cấp cho động cơ trong mỗi chu trình.
3. Đặc tính ngoài theo công suất thiết kế là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được giữ ở vị trí ứng với công suất thiết kế Nen và số vòng quay thiết kế nn (đường 3). Đặc tính ngoài thiết kế là đặc tính chính của động cơ, các thông số kinh tế kỹ thuật chính của động cơ trên đường đặc tính này đều được nhà máy chế tạo đảm bảo.
4. Đặc tính ngoài sử dụng thường gọi tắt là đặc tính ngoài (đường 4) là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được giữ ở vị trí ứng với công suất sử dụng Ned và số vòng quay sử dụng nd. Trên thực tế thường dùng đặc tính sử dụng để lựa chọn động cơ cho các thiết bị động lực.
5. Đặc tính nhả khói đen là đặc tính tốc độ, trong đó ứng với mỗi số vòng quay của động cơ, cơ cấu điều khiển bơm cao áp nằm ở vị trí bắt đầu có khói đen trong khí thải (đường 5).
Tất cả các đường đặc tính tốc độ khác, khi giữ nguyên không đổi vị trí của cơ cấu điều khiển bơm cao áp ở các vị trí đảm bảo cho công suất của động cơ thấp hơn so với công suất của các đường đặc tính ngoài kể trên, được gọi là đặc tính bộ phận (các đường 6).
Thông thường phải dùng biện pháp thực nghiệm để xác định các loại đặc tính tốc độ của động cơ thực tế.
Muốn phân tích các đường đặc tính tốc độ, được xây dựng bằng các số liệu thực nghiệm cần phải lập các biểu thức thể hiện mối liên hệ giữa các thông số công tác với số vòng quay của động cơ.
Người ta dùng các đặc tính để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của động cơ, làm việc trong các điều kiện khác nhau. Đặc tính của động cơ là hàm số thể hiện sự biến thiên của một trong các chỉ tiêu công tác chủ yếu của động cơ, thay đổi theo chỉ tiêu công tác khác hoặc thay đổi theo nhân tố nào đó gây ảnh hưởng tới chu trình công tác của động cơ.
Các đặc tính được sử dụng nhiều nhất trong động cơ đốt trong là những đặc tính sau:
1. Đặc tính tốc độ gồm đặc tính ngoài và đặc tính bộ phận.
2. Đặc tính chân vịt.
3. Đặc tính tổng hợp.
4. Đặc tính điều tốc.
5. Đặc tính không tải.
6. Đặc tính tải.
7. Đặc tính điều chỉnh.
Trên thực chất các đặc tính chân vịt, tổng hợp, điều tốc và không tải đều là những trường hợp đặc biệt của đặc tính tốc độ.
Đặc tính tốc độ
Các hàm số thể hiện biến thiên của công suất, Mômen quay (hoặc áp suất có ích trung bình), suất tiêu hao nhiên liệu hoặc các chỉ tiêu công tác khác của động cơ thay đổi theo số vòng quay được gọi là đặc tính tốc độ. Viết tắt Y(Ne, Me,, Pe....)= f(n)
Đặc tính tốc độ biểu thị công suất cực đại của động cơ ứng với từng chế độ tốc độ được gọi là đặc tính ngoài.
Do công suất cực đại của động cơ còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cực đại cung cấp cho mỗi chu trình, vì vậy đặc tính ngoài của động cơ cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh đó. Trong động cơ Diesel có các loại đặc tính ngoài sau đây (hình 3-1).
1. Đặc tính ngoài tuyệt đối (đường 1) là đặc tính tốc độ trong đó công suất của động cơ ở mỗi số vòng quay đều đạt tới trị số giới hạn lớn nhất.
2. Đặc tính giới hạn bơm cao áp (đường 2) là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được kéo tới chốt hạn chế trên bơm cao áp.
Khi thiết kế, thông thường bơm cao áp đều có một phần thể tích dự trữ, nghĩa là bơm cao áp có thể cung cấp một lượng nhiên liệu nhiều hơn so với yêu cầu của mỗi chu trình. Vì vậy trong động cơ Diesel bắt buộc phải đặt một chốt hạn chế trên bơm cao áp nhằm hạn chế lượng nhiên liệu cực đại cung cấp cho động cơ trong mỗi chu trình.
3. Đặc tính ngoài theo công suất thiết kế là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được giữ ở vị trí ứng với công suất thiết kế Nen và số vòng quay thiết kế nn (đường 3). Đặc tính ngoài thiết kế là đặc tính chính của động cơ, các thông số kinh tế kỹ thuật chính của động cơ trên đường đặc tính này đều được nhà máy chế tạo đảm bảo.
4. Đặc tính ngoài sử dụng thường gọi tắt là đặc tính ngoài (đường 4) là đặc tính tốc độ trong đó cơ cấu điều khiển được giữ ở vị trí ứng với công suất sử dụng Ned và số vòng quay sử dụng nd. Trên thực tế thường dùng đặc tính sử dụng để lựa chọn động cơ cho các thiết bị động lực.
5. Đặc tính nhả khói đen là đặc tính tốc độ, trong đó ứng với mỗi số vòng quay của động cơ, cơ cấu điều khiển bơm cao áp nằm ở vị trí bắt đầu có khói đen trong khí thải (đường 5).
Tất cả các đường đặc tính tốc độ khác, khi giữ nguyên không đổi vị trí của cơ cấu điều khiển bơm cao áp ở các vị trí đảm bảo cho công suất của động cơ thấp hơn so với công suất của các đường đặc tính ngoài kể trên, được gọi là đặc tính bộ phận (các đường 6).
Thông thường phải dùng biện pháp thực nghiệm để xác định các loại đặc tính tốc độ của động cơ thực tế.
Muốn phân tích các đường đặc tính tốc độ, được xây dựng bằng các số liệu thực nghiệm cần phải lập các biểu thức thể hiện mối liên hệ giữa các thông số công tác với số vòng quay của động cơ.