Các chế độ làm việc của bộ chế hoà khí

khoadongluc
Bình luận: 27Lượt xem: 52,394

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
- Trên thực tế, để cho bộ chế hoà khí có thể đáp ứng mọi chế độ làm việc của động cơ và tiết kiệm được nhiên liệu thì cấu tạo của nó phức tạp hơn rất nhiều. Bố chế hoà khí phải đảm bảo được các chế độ làm việc cơ bản sau đây của động cơ: chế độ không tải, chế độ khởi động, chế độ tải trung bình, chế độ toàn tải, chế độ mở bướm ga đột ngột, ngoài ra nó còn phải có các hệ thống đảm bảo tính tiết kiệm nhiên liệu và tránh ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, một bộ chế hoà khí thường có rất nhiều đường xăng, cùng với các cơ cấu, hệ thống điều chỉnh lượng xăng để phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
* Chế độ khởi động :
- Khi khởi động động cơ ở trạng thái nguội, điều kiện tạo hỗn hợp khí cháy khó khăn hơn nhiều. Thứ nhất là vì lúc này, trục khuỷu động cơ quay với tốc độ rất chậm (Ú 100 v/ph) bởi vậy độ chân không trong họng khuyếch tán rất nhỏ. Nguyên nhân thứ hai là ở nhiệt độ thấp khả năng bay hơi của nhiên liệu kém đi rất nhiều. Do vậy, khi khởi động động cơ, cần phải có hỗn hợp đậm đặc. Để tạo được hỗn hợp đậm đặc trong điều kiện khởi động, bộ chế hoà khí được trang bị thêm một bướm khí nằm ở phía trên cùng của ống hút.
Khi khởi động, các bướm ga và bướm khí đều đóng và vì vậy mà độ chân không trong bộ chế hoà khí lúc này rất lớn mặc dù số vòng quay của động cơ là rất nhỏ. Xăng được hút qua cả đường xăng chính và đường xăng không tải, trong khi đó không khí chỉ được đi qua gíclơ khí của đường không tải và qua một van nhỏ trên bướm khí. Nhờ đó mà hỗn hợp khí cháy cấp vào các xi lanh là rất đậm đặc.

che-do-khoi-dong-cua-bo-che-hoa-khi.jpg
Khi ô tô khởi động nguội > Tạo hỗn hợp khí cháy khó hơn nhiều do RPM động cơ đang rất chậm nên độ chân không họng khuếch tán nhỏ, còn nữa đó là do nhiệt độ thấp nên nhiên liệu bay hơi kém > Khi khởi động, nhiên liệu phải đậm đặc > Ta trang bị thêm một van hút ở phía trên bướm gió.

Khi khởi động, các bướm ga & gió đều đóng > Độ chân không trong Carburator là rất lớn > Xăng được hút qua cả đường xăng chính & đường không tải & qua thêm 1 van nhỏ nằm trên bướm khí > Hỗn hợp cháy siêu đậm đặc.

* Chế độ không tải
- Ở chế độ này, chỉ cần cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để duy trì cho động cơ hoạt động ổn định với số vòng quay thấp nhất. Lúc này, bướm ga gần như đóng hoàn toàn cho nên ở phía trên bướm ga độ chân không hầu như không còn nữa và vì vậy đường xăng chính không hoạt động. Ngược lại, phía dưới bướm ga độ chân không lại rất lớn và tại đây người ta bố trí lỗ phun của đường xăng không tải.

che-do-khong-tai-bo-che-hoa-khi.jpg


Ở chế độ này, chỉ cần cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để duy trì cho động cơ hoạt động ổn định với số vòng quay thấp nhất.

Bướm ga gần như đóng hoàn toàn > Độ chân không phía trên bướm ga hầu như không còn nữa > Đường xăng chính không hoạt động.

Nhưng phía dưới bướm ga lại có độ chân không vô cùng lớn. Tận dụng điểm này, ta bố trí một đường xăng phụ đi vòng về phía dưới của bướm ga. Ta gọi đó là đường xăng không tải.

Khi động cơ hoạt động, và bướm ga hoàn toàn đóng > Độ chân không phía sau bướm ga là rất lớn > Xăng sẽ được hút từ Glicơ xăng qua đường xăng không tải & hòa trộn với không khí ngay tại đây > Hỗn hợp được phun ra ở phía sau bướm ga.


* Chế độ tải trung bình
ở chế độ này bướm ga mở vừa phải và chỉ có đường xăng chính làm việc. Đường xăng chính bao gồm một giclơ xăng, một giclơ khí và đường dẫn xăng. Giclơ là một ống tiết lưu có tiết diện lưu thông được tính toán chính xác để khống chế lưu lượng chất lỏng đi qua nó. Khi động cơ hoạt động ở chế độ tải trung bình, bướm ga mở vừa phải, xăng bị hút qua giclơ chính theo đường dẫn rồi phun vào họng khuyếch tán.

che-do-tai-trung-binh-bo-che-hoa-khi.jpg
Chế độ này, bướm ga chỉ mở vừa phải & chỉ có đường xăng chính làm việc.

Đường xăng chính bao gồm 1 Glicơ xăng, Glicơ khí & đường dẫn xăng. Glicơ là 1 ống tiết lưu có công dụng khống chế xăng đi qua nó.

Khi động cơ hoạt động ở tải trung bình, bướm ga mở vừa phải > Xăng bị hút qua Glicơ chính theo đường dẫn rồi phun vào họng khuếch tán.

Để hỗn hợp không quá đậm đặc. Ta thiết kế thêm Glicơ khí > Ở trạng thái này, hệ số dư lượng không khí là để đảm bảo tính tiết kiệm nhiên liệu.


* Chế độ toàn tải:
- Đường xăng chính được thiết kế theo chế độ tiết kiệm nhiên liệu, nó luôn luôn cấp hỗn hợp loãng cho động cơ. Do vậy, khi cần phát huy hết công suất của động cơ thì cần phải có đường xăng bổ xung để tạo hỗn hợp cháy đủ đậm đặc đáp ứng cho yêu cầu tải ở chế độ này. Đường xăng bổ xung này (còn được gọi là đường xăng làm giàu hỗn hợp cháy) bao gồm một van thường được đóng chặt bởi lò xo, một giclơ và một đường dẫn tới hoà vào đường xăng chính.

che-do-toan-tai-bo-che-hoa-khi.jpg


Khi cần phát huy hết công suất của động cơ thì cần phải có đường xăng bổ xung để tạo hỗn hợp cháy đủ đậm đặc đáp ứng cho yêu cầu tải ở chế độ này > Đường xăng bổ xung (Đường làm đậm hỗn hợp cháy).

Đường xăng này được đóng bởi lò xo, và có thêm một Glicơ & đường dẫn vào đường xăng chính.

Khi động cơ hoạt động toàn tải > Thông qua 1 cơ cấu đòn bẩy (bằng thủy lực hoặc điện tử) bướm ga đẩy lò xo đi xuống > Giúp đường xăng bổ sung hoạt động > Cho xăng đi qua đường dẫn xăng này vào đường xăng chính làm đậm thêm hỗn hợp khí cháy.

* Chế độ mở bướm ga đột ngột:
- Khi bướm ga mở đột ngột, lượng không khí đi qua họng khuyếch tán cũng đột ngột tăng theo, nhưng lượng xăng cấp qua đường xăng chính lại tăng chậm hơn, do quán tính của chất lỏng cũng như sức cản thuỷ lực trong đường dẫn. Vì vậy hỗn hợp khí cháy trở nên rất loãng và làm tụt hẳn công suất của động cơ, thậm chí có thể gây dừng máy. Để tránh hiện tượng này và đảm bảo cho động cơ có thể tăng công suất kịp theo tốc độ mở của bướm ga, bộ chế hoà khí được trang bị một bơm gia tốc.

che-do-tang-toc-dot-ngot-bo-che-hoa-khi.jpg


Khi bướm ga mở đột ngột > Lượng không khí tăng lên bất thường > Lượng nhiên liệu chưa đáp ứng kịp (Do quán tính thủy lực) > Hỗn hợp khí cháy nhạt đi rất nhiều > Có thể tắt máy > Để hạn chế hiện tượng này > Ta thiết kế cơ cấu tăng tốc đột ngột.

Cấu tạo cơ cấu này gồm 1 xylanh chính bố trí trong buồng phao. Piston được nối vơi bàn đạp ga. Phần dưới có van 1 chiều chỉ để nhiên liệu vào Xylanh tăng tốc đột ngột.

Bình thường, dưới tác dụng của lò xo nên Piston bị kéo lên trên > Cơ cấu mở bướm ga đột ngột không hoạt động.

Khi người lái đạp đột ngột bàn đạp ga > Dưới lực bàn đạp > Thắng lực lò xo và nén Piston đi xuống dưới (Tăng áp suất phía dưới Piston) > Làm van 1 chiều đóng lại ngăn không cho xăng về buồng phao > Xăng dồn qua van đẩy qua Glicơ rồi phun vào họng khuếch tán.

Lúc này, lò xo dẫn động sẽ bung ra & tiếp tục nén Piston đi xuống thêm 1 – 2s nữa > Để cung cấp đủ lượng xăng bổ xung.

Nếu bướm ga mở từ từ > Lực lò xo đẩy Piston xuống từ từ > Áp suất phía dưới Piston không đủ đóng van 1 chiều > Vẫn cho phép xăng trở về buồng phao
 

vantheo1k3

Tài xế O-H
Nó có 2 họng : họng sơ cấp và họng thứ cấp. Ở chế dộ bình thường thì chỉ có họng sơ cấp được mở đưa không khí từ bầu lọc vào họng hút .Khi xe chạy ở chế độ toàn tải hoặc tăng tốc thì họng thứ cấp sẽ tự động mở ra cấp thêm không khí vào họng hút dể phù hợp với chế độ làm việc của động cơ
 

nguyentuan_me

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi : vì sao cái bướm ga ở bộ chế 2 họng lại đóng mở không cùng lúc vậy ?
Tùy loại bạn à, có loại 2 họng đóng mở (song song) cùng lúc như ural, có loại đóng mở nối tiếp. Chế hòa khí 2 họng đóng mở nối tiếp thì có nhiều chế độ hoạt động hơn, do đó nó đáp ứng được với sự thay đổi tải, tốc độ của động cơ tốt hơn, nhưng phức tạp hơn nhiều...
 

cuongoto1k6

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi là ở chế độ khởi động thì người lái tác động bàn đạp ga như thế nào ạ?
theo mình biết, ở chế độ khởi động, khi t bật khóa điện, máy đề làm việc, trục khuỷu quay thì lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ phải đậm, như các bác đã nói ở trên. thời gian chế độ này rât ngắn, và sẽ chuyển ngay sang chế độ tăng tốc, bướm ga hầu như đóng hoàn toàn.
 

trankhackhoai

Tài xế O-H
theo mình biết, ở chế độ khởi động, khi t bật khóa điện, máy đề làm việc, trục khuỷu quay thì lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ phải đậm, như các bác đã nói ở trên. thời gian chế độ này rât ngắn, và sẽ chuyển ngay sang chế độ tăng tốc, bướm ga hầu như đóng hoàn toàn.
chế độ khởi động thì cần một lượng nl lớn phải ko ạ, vậy thì đóng kín bướm ga thì nl chỉ đi ra lối ko tải và chạy chậm thôi hả bác
 

nguyen1712anh

Tài xế O-H
nhiên liệu đậm, tức là ít gió nhiều xăng, không khí cũng đi qua Jiclo hòa trộn với nl luôn qua đường không tải và cc vào trong buồng đốt
chế độ khởi động thì cần một lượng nl lớn phải ko ạ, vậy thì đóng kín bướm ga thì nl chỉ đi ra lối ko tải và chạy chậm thôi hả bác
Cụ hểu nhầm rồi,theo minh piết thì,khi khởi động thì bướm gió đóng gần kín. Còn bướm ga điều chỉnh lượng hòa khí vô buồng đốt. Tỉ lệ rất đậm. Từ 8-10/1.
 

tungnguyen_tny9x

Tài xế O-H
các bác cho em hỏi : vì sao cái bướm ga ở bộ chế 2 họng lại đóng mở không cùng lúc vậy ?
Tại vì một cái sẽ mở ở chế độ tải nhỏ và trung bình. cái còn lại sẽ mở ở chế độ tải lớn( 2 cái cùng mở) .Mục đích là để điều chỉnh phù hợp hơn lượng hòa khí trong các chế độ là việc bác ạ.
[MERGETIME="1417094250"][/MERGETIME]
các bác cho em hỏi là ở chế độ khởi động thì người lái tác động bàn đạp ga như thế nào ạ?
Theo e biết thì khi khởi động người lái sẽ kéo le gió( tức đóng kín bướm gió) .nếu ĐC khó nổ thì có thể nhấp nhả nhấp nhả bàn đạp ga để chế độ tăng tốc làm việc. mục đích làm giàu hòa khí để cho ĐC dễ nổ hơn
[MERGETIME="1417094273"][/MERGETIME]
các bác cho em hỏi là ở chế độ khởi động thì người lái tác động bàn đạp ga như thế nào ạ?
Theo e biết thì khi khởi động người lái sẽ kéo le gió( tức đóng kín bướm gió) .nếu ĐC khó nổ thì có thể nhấp nhả nhấp nhả bàn đạp ga để chế độ tăng tốc làm việc. mục đích làm giàu hòa khí để cho ĐC dễ nổ hơn
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Nó có 2 họng : họng sơ cấp và họng thứ cấp. Ở chế dộ bình thường thì chỉ có họng sơ cấp được mở đưa không khí từ bầu lọc vào họng hút .Khi xe chạy ở chế độ toàn tải hoặc tăng tốc thì họng thứ cấp sẽ tự động mở ra cấp thêm không khí vào họng hút dể phù hợp với chế độ làm việc của động cơ
Không phải loại nào cũng vậy đâu, có loại 2 họng chạy cùng lúc luôn bác nhé
 

thuha13034

Tài xế O-H
cái chế có 2 họng và 2 bướm vì khi khởi động thì họng gió đóng họng xăng mở còn khi khởi động đc rồi thì họng gió với họng xăng thay đổi góc mở tùy thuộc chế độ làm việc của ga
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
cái chế có 2 họng và 2 bướm vì khi khởi động thì họng gió đóng họng xăng mở còn khi khởi động đc rồi thì họng gió với họng xăng thay đổi góc mở tùy thuộc chế độ làm việc của ga
Chém bậy rồi. Máy nóng mà đóng họng gió thì đố nổ được luôn
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên