Các bước xác định mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên ô tô

Nguyễn Xuân Giang
Bình luận: 24Lượt xem: 14,083

Nguyễn Xuân Giang

Giữ xe
Nhân viên
Có rất nhiều bạn sinh viên SẮP hoặc ĐÃ RA TRƯỜNG nhưng vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình là gì và cũng không biết bản thân mình hợp với nghề gì? Chính vì vậy, khi các bạn đi phỏng vấn thường sẽ có chung một câu trả lời rất chung chung là "Em muốn tìm MỘT CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH liên quan đến chuyên ngành ô tô" khi được các nhà tuyển dụng đặt câu hỏi là "Mục tiêu nghề nghiệp của em là gì?"
Và với câu trả lời đó thì bạn đã mất "Rất nhiều điểm" trong mắt nhà tuyển dụng.
Để một phần nào đó giúp các bạn về vấn đề này, hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn MỘT SỐ BƯỚC để có thể tự mình xác định được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của mình.
xác định mục tiêu nghề nghiệp.jpg
Trước khi đi vào xác định mục tiêu, mình sẽ bàn về VAI TRÒ của việc xác định mục tiêu trước:
Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp có nghĩa là xác định rõ mình sẽ làm nghề gì? Và sẽ trở thành ai trong tương lai.
Việc xác định mục tiêu vô cùng quan trọng. Mục tiêu là đích đến của chúng ta, và từ mục tiêu đó thì chúng ta mới đi tìm con đường để đến mục tiêu đó.
Khi bạn xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình là sẽ trở thành một quản đốc - giỏi về kỹ thuật, một kỹ sư chế tạo, hay trở thành một giám đốc dịch vụ hay một best saler, một giám đốc kinh doanh ở một hãng ô tô nào đó hay trở thành một ông chủ garage....thì lúc đó bạn sẽ biết bản thân cần làm gì tiếp theo để đến đích đó. Còn nếu không có mục tiêu để đến, thì giống như "một con thuyền lênh đênh trên biển mà không biết mình sẽ cập bến đỗ nào".
dinh-huong-nghe-nghiep-trong-tuong-lai-cung-san-giao-dich-tuyen-sinh-truc-tuyen-1.jpg
Vậy để xác định được mục tiêu thì chúng ta cần phải làm gì?
Mục tiêu chỉ có thể xác định được chính xác khi bạn biết rõ 3 yếu tốt sau: SỞ THÍCH của bản thân, ĐIỂM MẠNH của bản thân là gì và NHU CẦU THỊ TRƯỜNG cần gì, thì khi đó mới có thể xác định được.
- Ví dụ: Bạn thích đi ra ngoài gặp gỡ trò chuyện với người khác, thích ăn mặc đẹp, bạn cảm thấy mình "khá hiểu" suy nghĩ của người khác....đôi khi là mình tán gái rất giỏi...thì những sở thích đó rất phù hợp để bạn đi theo khối nghề dịch vụ như sales, cố vấn dịch vụ….
- Mặt khác nếu bạn là một người thích "tẩn mẩn, tỉ mỉ” nghiên cứu một cái gì đó trong nhiều giờ liền mà không thấy chán, bạn thích mọi thứ phải hoàn hảo và giao tiếp thì lại không tốt lắm...thì bạn lại phù hợp hơn với nghề làm kỹ thuật hoặc nghiên cứu chế tạo. NHƯNG nếu nhu cầu thị trường lại cần rất ít Kỹ sư chế tạo thì lúc đó bạn cần xem xét lại lựa chọn của mình.
Bản chất, chúng ta cũng là một sản phẩm của thị trường. Ở đây là “sản phẩm lao động” nên để lựa chọn đúng mục tiêu nghề nghiệp cũng cần phải xem xét đến yếu tố cung- cầu của thị trường.
=> Chính vì vậy, việc xác định được sở thích, điểm mạnh yếu của bản thân và nhu cầu thị trường lao động là rất quan trọng.
Nhưng! Để xác định được những điều đó thì đòi hỏi bạn phải TRẢI NGHIỆM nhiều thì mới xác định chuẩn được.
dinh-huong-nghe-nghiep cho sinh vien oto.jpg
Trải nghiệm ở đây có nghĩa là gì?
Có nghĩa là bạn phải đưa bản thân mình làm THỬ nhiều việc, đi nhiều nơi, gặp nhiều người… Từ lúc còn là sinh viên năm nhất, năm 2, năm 3, năm 4 bạn đã phải đi ra ngoài xin làm thêm, đi gara, đi làm sinh viên tình nguyện, làm công tác đoàn đội, làm cộng tác viên ở các công ty…..Để! Sau một quá trình trải nghiệm ngoài việc hỏi hỏi được nhiều kỹ năng (Thứ mà chúng ta hay nói đến) thì bạn sẽ tự khắc nhận ra được sở thích của mình là gì? Và việc gì là việc mình làm tốt nhất và lấy đó làm ĐIỂM MẠNH của mình để phát huy và có được CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ NGÀNH từ đó xác định được thị trường lao động.
Sau khi bạn nhận ra được SỞ THÍCH, ĐIỂM MẠNH của bản thân mình là gì rồi thì bước tiếp theo là bạn ẤN ĐỊNH MỤC TIÊU. Lúc này, việc còn lại là bạn ấn định rằng mình sẽ đi theo nghề nào? Và “ƯỚC MỞ” mình sẽ trở thành ai trong “ĐỈNH CAO NGHỀ NGHIỆP” đó. Muc tiêu nghề nghiệp của bản thân, bạn nên PHÁT HUY những SỞ THÍCH và ĐIỂM MẠNH của mình.

TÓM LẠI, Các bước để xác định mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Bước 1:
Từ thời còn sinh viên (Càng sớm càng tốt), xoắn tay áo lên, xông pha ra ngoài, tìm việc gì đó mà làm. Việc gì cũng được (liên quan đến ngành mình học càng tốt) đừng sợ khó, đừng sợ khổ. Điều quan trọng nhất, là việc đó mình làm có vui hay không? Mình có thấy được học hỏi gì hay không? Nếu có thì làm, làm và làm, đừng sợ người ta bóc lột, cũng đừng quá quan trọng quá về đồng lương. NHƯNG! Đừng quên một điều rằng, việc học vẫn quan trọng nhất. Làm nhưng không được để “đúp” môn.
Bước 2: Đến khoảng năm 4, sau một quá trình trải nghiệm và đã biết biết mình thích gì và điểm mạnh của mình là gì rồi, thì hãy liệt kê ra một vài đầu việc mà mình nghĩ (Mình nghĩ thôi nha) là phù hợp với mình để nghiên cứu. Nếu bạn đang phân vân giữa 2 sự lựa chọn là làm Saler hay cố vấn dịch vụ chẳng hạn, thì lúc này là lúc thích hợp để bạn tìm câu trả lời.
Bạn hãy seach google hoặc tìm anh chị nào đó đang làm những công việc trên để hỏi rõ hơn về “MÔ TẢ CÔNG VIỆC” của những việc đó, để mình nắm rõ “NHỮNG ĐẦU CÔNG VIỆC” mà với từng nghề đó đòi hỏi mình phải làm tốt. Xem xét thêm yếu tố cung cầu lao động. Từ đó, bạn sẽ biết rõ hơn mình nên đi theo hướng nào.
Bước 3: Sau khi xác định được hướng đi nghề nghiệp thì hãy xin vào các garage chuyên nghiệp, các hãng ô tô, các công ty kinh doanh trong ngành hay bất cứ đâu có công việc mà bạn đang cần học để xin làm cộng tác viên, nhân viên part time để tiếp xúc sâu hơn với nghề. Học hỏi kinh nghiệm dần để ra trường là bạn có thể trở thành nhân viên chính thức luôn mà không cần phải đi xin nữa.
Tóm gọn lại là nó cũng chỉ có 3 bước cơ bản như vậy thôi, nhưng bước số 1 VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Bạn nào thực hiện càng sớm thì càng tốt. Đừng dành thời gian cả 5 năm đại học chỉ để HỌC – NGỦ - CHƠI – HỌC - NGỦ - CHƠI…Nó láng phí lắm, ra đời bạn sẽ phải trả giá rất đắt cho những điều đó. Thực trạng giáo dục Việt Nam chưa thể giảng dạy tốt, nhưng ngược lại xã hội Việt Nam thì có rất nhiều việc để bạn có thể làm từ thời sinh viên, chính những điều đó sẽ khiến bạn KHÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN KHÁC CỦA MÌNH.
À quên! Còn một điều nữa là đối với những bạn nào thấy trong mình có “MÁU KHỞI NGHIỆP”, muốn xây dựng riêng cho mình một cơ đồ thì càng đòi hỏi bạn phải học và làm rất nhiều thứ. Đặc biệc là bạn nên vào những công ty nhỏ, những công ty khởi nghiệp, ở đó bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Còn học những cái gì và học như thế nào thì có lẽ phải đợi một thời gian nữa mình mới chia sẻ được.
Vậy thôi nhá. Mình mong là thông qua bài viết này thì sẽ có nhiều bạn tìm được hướng đi cho mình và tìm ra được câu trả lời ở đâu bài mình đã nêu.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết của mình. Bài viết chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân, nếu thấy hay thì đổ xăng cho mình nhé.
 

ngo kien

Tài xế O-H
Cảm ơn những chia sẻ và định hướng của anh. Sinh viên ít được định hướng quá nên chưa hiểu hết về ngành này.
 

Quang_Trieu

Tài xế O-H
Bài viết ngắn gọn nhưng đúc kết được rất nhiều điều,thực sự cần thiết cho một sinh viên năm cuối như e, cảm ơn bác ạ
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên