Bỏ đi hộp số, Koenigsegg Regera đạt 400km/h chỉ với 20s

trivan98
Bình luận: 1Lượt xem: 1,437

trivan98

Tài xế O-H
Tại triển lãm Geneva Motor Show 2017 thì Koenigsegg vừa ra mắt Regera với hệ thống truyền động khá đặc biệt. Regera không sử dụng hộp số, mà chỉ sử dụng hệ thống Koenogsegg Direct Drive - nghĩa là truyền động trực tiếp với một tỷ số truyền duy nhất. Điều này đã gây băn khoăn cho những bạn có quan tâm tới những chiếc siêu xe vì chúng ta đã quen với việc xe sử dụng hộp số, và càng ngày thì hộp số càng có nhiều cấp số.




Chắc chắn là kiểu truyền động trực tiếp như vậy sẽ tối ưu được trọng lượng của xe, giúp chiếc xe giảm được kha khá so với việc mang theo nguyên cụm hộp số. Ngoài hộp số thì còn có mâm ép, bố ép, bộ ly hợp. Những chi tiết này đã được lược bỏ hoàn toàn trên Regera. Regera có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 2.8s, chậm hơn 0.3s nếu so với Buggati Chiron. Tuy nhiên Regera đạt 400 km//h chỉ vỏn vẹn trong vòng 20 giây.

Và quay lại chủ đề chính đó là nó không sử dụng hộp số. Không phải là hộp số vô cấp CVT, không phải ly hợp kép, không có 9 bước số. Chỉ có một tỷ số truyền duy nhất được sử dụng. Để hiểu rõ lý do, trước tiên chúng ta sẽ phải biết đôi chút về động cơ của Koenigsegg Regera, vì động cơ lai xăng-điện của nó là lý do khiến việc bỏ đi hộp số là cần thiết:

- Regera sử dụng động cơ xăng V8 5.0L tăng áo kép có công suất 1100 mã lực và momen xoắn tối đa 1250Nm.
- Một trục bánh xe được gắn với một động cơ điện công suất 160kW và momen xoắn tối đa 300Nm.
- Hai động cơ điện xoay trục 180kW tạo ra momen xoắn tối đa 260Nm cho mỗi bánh xe.
- Một hệ thống pin được làm mát bằng dung dịch, đủ cung cấp năng lượng cho xe đi được quãng đường tối đa 50km.



Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại và tạo nên chiếc Regera có công suất 1.100kW (tức là 1.1 Mega Watt điện năng). Giờ đến phần khó hiểu nè:

- Bạn hãy hình dung bạn chạy một chiếc Honda Dream từ Quận 5 ra Quận 1 chỉ với số 1. Số 1 sẽ giúp các bạn depart xe rất nhanh, nhưng khi đạt được tốc độ thì chỉ sử dụng duy nhất số 1 khiến máy bị gầm, và xe không thể đạt được tốc độ cao.
- Giờ từ quận 1 về quận 5, nếu bạn depart xe từ số 4. Bạn sẽ gặp tình trạng xe depart rất chậm, máy rống lên. Nhưng khi "có trớn" thì xe chạy đi được nhanh hơn là sử dụng chỉ có số 1.

Chính vì lý do đó mà tất cả các loại xe đều phải sử dụng hộp số với các bước số khác nhau để sử dụng trong từng trường hợp. Khi depart thì số thấp, càng có vận tốc cao thì càng đi số cao. Và mỗi số đi kèm với bước số khác nhau.

Làm thế nào Regera giải quyết vấn đề thuộc về vật lý mà trước giờ vẫn chỉ có một phương án sử dụng? Họ đã thực hiện điều đó bằng cách kết hợp giữa động cơ xăng truyền thống với động cơ điện. Và nhờ một khớp nối thuỷ lực nối giữa hai loại động cơ này, giúp mỗi loại động cơ thực hiện vai trò của mình trong các chu kỳ tăng tốc - tốc độ cao.

Regera cũng như những chiếc xe khác, có 3 giai đoạn vận hành: chạy không tải, tăng tốc từ 0-48km/h, và từ 48km/h đến 400km/h.

Giai đoạn chạy không tải:

Ở giai đoạn chạy không tải, xe đứng yên, động cơ xăng đốt nhiên liệu để chạy ga cầm chừng. Động cơ điện chỉ được sử dụng khi hệ thống tính toán thấy cần cung cấp thêm momen xoắn cho trục khuỷu, hoặc cần để khởi động động cơ xăng. Ngoài ra thì động cơ xăng còn được sử dụng để sạc hệ thống pin nhiên liệu 620V - 9.27kWh.

Khi người lái chọn chế độ "Drive", chiếc xe sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là giai đoạn tăng tốc đầu tiên từ 0-48km/h.

Giai đoạn tăng tốc 0-48km/h:

Ở giai đoạn này toàn bộ hệ thống bắt đầu hoạt động. Khi xe ở chế độ "Drive", hai động cơ điện ở bánh sau sẽ cung cấp momen xoắn cho hai bánh sau, giúp chiếc xe tăng tốc. Hai động cơ điện bánh sau được điều khiển bởi một hệ thống vi sai điện tử, giúp tránh tình trạng trượt và giúp cân bằng khi vào cua.

Ở giai đoạn này thì động cơ xăng không can dự vào, các khớp nối thuỷ lực vẫn mở. Vì có một ưu tiên đó là momen xoắn khi depart do động cơ điện cung cấp luôn luôn lớn hơn động cơ xăng, chính vì thế ở giai đoạn này động cơ xăng chưa cần ra tay. Tuy nhiên khớp nối thuỷ lực sẽ đóng từ từ khi xe bắt đầu gần tới 48km/h.

Giai đoạn từ 48km/h đến 400km/h:

Đây là giai đoạn mà khớp nối thuỷ lực sẽ ép vào và giúp động cơ xăng truyền momen xoắn hoàn toàn vào trục khuỷu của xe. Ở dải tốc độ từ 0-48km/h, khớp thuỷ lực cho phép trượt và hiện tượng trượt này giúp động cơ xăng tác động đồng tốc từ từ với tốc độ quay của trục khuỷu.

Không có kết nối trực tiếp giữa trục khuỷu và trục của động cơ xăng bên trong khớp nối thuỷ lực. Tuỳ theo dải tốc độ mà hệ thống thuỷ lực sẽ tăng sức ép lên hai đầu trục khuỷu và trục động cơ. Có thể hình dung hệ thống này gần như là một bộ ly hợp. Khớp thuỷ lực đóng hoàn toàn khi xe đạt tốc độ 48 km/h.



Điều này có nghĩa là tốc độ tối đa của Koenigsegg Regera đạt được khi động cơ đạt redline 8.250rpm, tương đương với 400km/h. Tỷ số truyền cuối được tính toán và con số đó là 2.85.

Nhắc lại lý do chính Koenigsegg chọn phương án sử dụng Direct Drive là do trọng lượng. Loại bỏ hộp số truyền thống và thêm vào đó hệ thống Koenigsegg Direct Drive, Regera giảm được tới 88kg trọng lượng. Ngoài ra do không sử dụng các bánh răng như hộp số truyền thống, chiếc xe cũng giảm được hao phí công suất do ma sát và nhiệt. So với hộp số sàn hoặc vô cấp CVT, Regera giảm đến 50% tổn thất hiệu năng khi sử dụng ở tốc độ cao. Con số 50% này là rất rất lớn.

Và có lẽ đây sẽ là tương lai của những chiếc siêu xe kết hợp xăng điện. Với tiêu chuẩn Euro 6 ngặt nghèo thì động cơ xăng kết hợp động cơ điện chính là giải pháp duy nhất của các hãng siêu xe.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Tại triển lãm Geneva Motor Show 2017 thì Koenigsegg vừa ra mắt Regera với hệ thống truyền động khá đặc biệt. Regera không sử dụng hộp số, mà chỉ sử dụng hệ thống Koenogsegg Direct Drive - nghĩa là truyền động trực tiếp với một tỷ số truyền duy nhất. Điều này đã gây băn khoăn cho những bạn có quan tâm tới những chiếc siêu xe vì chúng ta đã quen với việc xe sử dụng hộp số, và càng ngày thì hộp số càng có nhiều cấp số.




Chắc chắn là kiểu truyền động trực tiếp như vậy sẽ tối ưu được trọng lượng của xe, giúp chiếc xe giảm được kha khá so với việc mang theo nguyên cụm hộp số. Ngoài hộp số thì còn có mâm ép, bố ép, bộ ly hợp. Những chi tiết này đã được lược bỏ hoàn toàn trên Regera. Regera có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 2.8s, chậm hơn 0.3s nếu so với Buggati Chiron. Tuy nhiên Regera đạt 400 km//h chỉ vỏn vẹn trong vòng 20 giây.

Và quay lại chủ đề chính đó là nó không sử dụng hộp số. Không phải là hộp số vô cấp CVT, không phải ly hợp kép, không có 9 bước số. Chỉ có một tỷ số truyền duy nhất được sử dụng. Để hiểu rõ lý do, trước tiên chúng ta sẽ phải biết đôi chút về động cơ của Koenigsegg Regera, vì động cơ lai xăng-điện của nó là lý do khiến việc bỏ đi hộp số là cần thiết:

- Regera sử dụng động cơ xăng V8 5.0L tăng áo kép có công suất 1100 mã lực và momen xoắn tối đa 1250Nm.
- Một trục bánh xe được gắn với một động cơ điện công suất 160kW và momen xoắn tối đa 300Nm.
- Hai động cơ điện xoay trục 180kW tạo ra momen xoắn tối đa 260Nm cho mỗi bánh xe.
- Một hệ thống pin được làm mát bằng dung dịch, đủ cung cấp năng lượng cho xe đi được quãng đường tối đa 50km.



Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại và tạo nên chiếc Regera có công suất 1.100kW (tức là 1.1 Mega Watt điện năng). Giờ đến phần khó hiểu nè:

- Bạn hãy hình dung bạn chạy một chiếc Honda Dream từ Quận 5 ra Quận 1 chỉ với số 1. Số 1 sẽ giúp các bạn depart xe rất nhanh, nhưng khi đạt được tốc độ thì chỉ sử dụng duy nhất số 1 khiến máy bị gầm, và xe không thể đạt được tốc độ cao.
- Giờ từ quận 1 về quận 5, nếu bạn depart xe từ số 4. Bạn sẽ gặp tình trạng xe depart rất chậm, máy rống lên. Nhưng khi "có trớn" thì xe chạy đi được nhanh hơn là sử dụng chỉ có số 1.

Chính vì lý do đó mà tất cả các loại xe đều phải sử dụng hộp số với các bước số khác nhau để sử dụng trong từng trường hợp. Khi depart thì số thấp, càng có vận tốc cao thì càng đi số cao. Và mỗi số đi kèm với bước số khác nhau.

Làm thế nào Regera giải quyết vấn đề thuộc về vật lý mà trước giờ vẫn chỉ có một phương án sử dụng? Họ đã thực hiện điều đó bằng cách kết hợp giữa động cơ xăng truyền thống với động cơ điện. Và nhờ một khớp nối thuỷ lực nối giữa hai loại động cơ này, giúp mỗi loại động cơ thực hiện vai trò của mình trong các chu kỳ tăng tốc - tốc độ cao.

Regera cũng như những chiếc xe khác, có 3 giai đoạn vận hành: chạy không tải, tăng tốc từ 0-48km/h, và từ 48km/h đến 400km/h.

Giai đoạn chạy không tải:

Ở giai đoạn chạy không tải, xe đứng yên, động cơ xăng đốt nhiên liệu để chạy ga cầm chừng. Động cơ điện chỉ được sử dụng khi hệ thống tính toán thấy cần cung cấp thêm momen xoắn cho trục khuỷu, hoặc cần để khởi động động cơ xăng. Ngoài ra thì động cơ xăng còn được sử dụng để sạc hệ thống pin nhiên liệu 620V - 9.27kWh.

Khi người lái chọn chế độ "Drive", chiếc xe sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là giai đoạn tăng tốc đầu tiên từ 0-48km/h.

Giai đoạn tăng tốc 0-48km/h:

Ở giai đoạn này toàn bộ hệ thống bắt đầu hoạt động. Khi xe ở chế độ "Drive", hai động cơ điện ở bánh sau sẽ cung cấp momen xoắn cho hai bánh sau, giúp chiếc xe tăng tốc. Hai động cơ điện bánh sau được điều khiển bởi một hệ thống vi sai điện tử, giúp tránh tình trạng trượt và giúp cân bằng khi vào cua.

Ở giai đoạn này thì động cơ xăng không can dự vào, các khớp nối thuỷ lực vẫn mở. Vì có một ưu tiên đó là momen xoắn khi depart do động cơ điện cung cấp luôn luôn lớn hơn động cơ xăng, chính vì thế ở giai đoạn này động cơ xăng chưa cần ra tay. Tuy nhiên khớp nối thuỷ lực sẽ đóng từ từ khi xe bắt đầu gần tới 48km/h.

Giai đoạn từ 48km/h đến 400km/h:

Đây là giai đoạn mà khớp nối thuỷ lực sẽ ép vào và giúp động cơ xăng truyền momen xoắn hoàn toàn vào trục khuỷu của xe. Ở dải tốc độ từ 0-48km/h, khớp thuỷ lực cho phép trượt và hiện tượng trượt này giúp động cơ xăng tác động đồng tốc từ từ với tốc độ quay của trục khuỷu.

Không có kết nối trực tiếp giữa trục khuỷu và trục của động cơ xăng bên trong khớp nối thuỷ lực. Tuỳ theo dải tốc độ mà hệ thống thuỷ lực sẽ tăng sức ép lên hai đầu trục khuỷu và trục động cơ. Có thể hình dung hệ thống này gần như là một bộ ly hợp. Khớp thuỷ lực đóng hoàn toàn khi xe đạt tốc độ 48 km/h.



Điều này có nghĩa là tốc độ tối đa của Koenigsegg Regera đạt được khi động cơ đạt redline 8.250rpm, tương đương với 400km/h. Tỷ số truyền cuối được tính toán và con số đó là 2.85.

Nhắc lại lý do chính Koenigsegg chọn phương án sử dụng Direct Drive là do trọng lượng. Loại bỏ hộp số truyền thống và thêm vào đó hệ thống Koenigsegg Direct Drive, Regera giảm được tới 88kg trọng lượng. Ngoài ra do không sử dụng các bánh răng như hộp số truyền thống, chiếc xe cũng giảm được hao phí công suất do ma sát và nhiệt. So với hộp số sàn hoặc vô cấp CVT, Regera giảm đến 50% tổn thất hiệu năng khi sử dụng ở tốc độ cao. Con số 50% này là rất rất lớn.

Và có lẽ đây sẽ là tương lai của những chiếc siêu xe kết hợp xăng điện. Với tiêu chuẩn Euro 6 ngặt nghèo thì động cơ xăng kết hợp động cơ điện chính là giải pháp duy nhất của các hãng siêu xe.
Vậy bản chất là vô cấp chứ không phải không có hộp số, đây là cách chơi chữ. Chả có cái xe nào chạy bằng bánh xe mà bỏ được hộp số cả
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên