Bảo Dưỡng Kỹ Thuật Và Sửa Chữa Máy Xây Dựng

khoadongluc
Bình luận: 0Lượt xem: 7,244

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
BẢO QUẢN MÁY

**********************

I.KHÁI NIỆM CHUNG

- Bảo quản tốt máy sẽ tránh được tác hại của môi trường xung quanh và tránh được tải trọng cơ học tác dụng đến chúng trong thời gian không làm việc .Thời kỳ này liên quan đến việc sử dụng máy theo mùa hay các điều kiện sản xuất khác
- Phải tổ chức bảo quản máy nếu thời gian không sử dụng máy quá 10 ngày
- Có 2 dạng bảo quản :
+ Bảo quản ngắn hạn :nếu máy không làm việc từ 10 ngày đến 2 tháng
+ Bảo quản dài hạn : nếu máy không làm việc quá 2 tháng
- Các phương pháp bảo quản
+ Bảo quản trong kho kín : tức là người ta đưa máy vào trong gara , kho hoặc nhà chuyên dùngcho mục đích bảo quản , phuương pháp này áp dụng cho máy phức tạp và đắt tiền
+ Bảo quản ngoài trời :chủ yếu áp dụng cho bảo quán ngắn hạn xe máy tại các bãi lộ thiên hoặc có mái che
+Bảo quản hỗn hợp : là kết hợp cả 2 phương pháp trên Khi đo các máy cái vẫn để ngoài trời nhưng các bộ phận dễ bị phá huỷ thì được tháo ra bảo quản riêng trong kho
- Trong 3 phương pháp thì phương pháp bảo quản trong kho kín là tốt nhất,khi đó các máy được để trong kho kín ,sẽ ít chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh

II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NƠI BẢO QUẢN

1.Nơi bảo quản phải được bố trí ngay trên phạm vi sử dụng của cơ quan thi công ,không được bố trí gần khu vực nhà ở ( không nhỏ hơn 50m ) và gần kho xăng dầu mỡ (không nhỏ hơn 150m )
2.Tại nơi bảo quản phải có hàng rào bảo vệ , bề mặt phẳng và độ dốc 2 – 3o, nền phải đổ bêtông hoặc bêtông nhựa ,nền phải chịu được sức nặng củ xe máy khi di chuyển và bảo quản không bị lún.Diện tích bãi bảo quản xe máy được tính theo số máy bảo quản , kích thứơc bao .Khoảng cách giữa 2 xe máy (8m) và các hàng xe máy ( 6m )
3.Kho bảo quản các bộ phận máy tháo ra từ máy cái chia ra các loại riêng như kho acqui, kho chi tiết làm bằng cao su và vải

III. TỔ CHỨC BẢO QUẢN XE MÁY

1.Thời gian bảo quản ngắn hạn (khoảng từ 10 ngày đến 2 tháng )

Bảo quản máy do công nhân chuyên trách thực hiện với sự tham gia của người lái máy và phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp gần nhất sắp làm
Khi bảo quản máy phải tiến hành làm vệ sinh máy , sau đó tháo các chi tiết hay cụm máy cần bảo quản riêng trong kho
2.Thời gian bảo quản dài hạn (không quá 10 ngày )

Phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (BD 2 ) và trình tự tương tự như với bảo quản ngắn hạn nhưng phải thêm 1 số công việc sau :
-Bơm nhiên liệu, vòi phun của hệ thống nhiên liệu phải ngâm trong dầu mazut hoặc dầu bảo vệ .
-Lò xo của ccơ cấu kéo căng băng tải , dây đai hay xích cần nới lỏng va bôi mỡ chống gi.
-Tay gạt , bàn đạp của cơ cấu điều khiển phải đưa về vi trí hãm
-Mui và cửa buồng lái phải đóng và khoá lại . Tất cả dụng cụ đồ nghề kèm theo máy phải kiểm tra và cất vào kho.
-Các chi tiết và cụm máy tháo ra khỏi máy phải xếp lên gia đỡ và hòm tại các kho .
-Các chi tiết làm bằng cao su hoặc vải cần bảo quản trong kho thoáng gió .
-Lốp xe phải được đặt đứng trên giá và phải xoay hay thay đổi điểm đặt theo định kỳ , có thể là 2 – 3 tháng 1 lần .
-Trong quá trình bảo quản , phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu sử dụng .
-Cáp thép và xích khi đem bảo quản phải bôi mỡ chống gỉ và cuộn lại đặt trên giá . Việc kiểm tra máy trong kho cần tiến hành 2 tháng 1 lần , cồn bảo quản ngoài trời cần phải kiểm tra hàng tháng .kết quả kiểm tra phải ghi lại ở lý lịch máy .

VẬN CHUYỂN MÁY XÂY DỰNG

**********************

-Vận chuyển máy xây dựng là quá trình , công đoạn di chuyển máy xây dựng từ kho bãi đến công trường hay từ địa điểm thi công đền nơi bảo dưỡng ,sửa chữa.
-Khi tổ chức vận chuyển , ta cần co những người có kinh nghiệm , am hiểu về từng loại máy móc . Từ đó , kết hợp với các đặc điểm về cơ sở hạ tầng (đường xá , cầu cống ..) , khoảng cách vận chuyển , các đặc điểm về cấu tạo , khối lượng kích thước của máy ta có thể quyết định phương thức và phương tiện vận chuyển tối ưu nhát .
-Cần lưu y đối với những nơi chưa co đường xá ta cần san bằng mặt trước khi vận chuyển và phải đảm bảo độ dốc không quá 0,15o và độ nghiêng của đường không quá 0,05 – 0,06 vì với các máy có khối lượnh lón , khi độ dốc vượt quá yêu cầu sẽ xuất hiện 1 lực theo phương mặt nghiêng dễ gây xê dịch máy trong thời gian vận chuyển , dễ gây tai nạn
-Khi vận chuyển máy xây dựng bằng đường bộ , đường sắt đường thuỷ hay đường hàng không ta cũng phải cần tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt các qui định . Đặc biệt với đường bộ , khi qua những nơi đông người cần cẩn thận , cần tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ giao thông , vạch ra các tuyến vận chuyển để tránh gây ra nguy hiểm .
I. VẬN CHUYỂN BẰNG CÁCH TỰ HÀNH

-Đối tượng sử dụng :chỉ được vận chuyển máy băng cách tự hành với máy còn tốt , trọng lượng nhỏ .
+ Máy được lắp ráp trên ô tô , máy kéo bánh lốp phải co vận tốc di chuyển lớn hơn 16 Km/h . Đó là các loại cần trục ô tô, máy khoan trục và các loại máy khác đặt trên ô tô , máy cạp tự hành, máy đào 1 gầu , m áy đ ào nhi ều g àu, m áy b ốc x ếp , c ần tr ục c ó c ơ c ấu di chuy ển b ánh l ốp , ô tô san .
+ Máy có cơ cấu di chuyển bằng xích : Đối với các loại máy có cơ cấu di chuyển bằng xích ta không nên vận chuyển bằng cách tự hành mà nên dùng rơmoc chuyên dùng để vận chuyển .Với các quãng đường ngắn thì có thể vận chuyển bằng cách tự hành .
+ Các điểm cần chú ý : trước khi vận chuyển , các bộ phận quay của máy đào , cần trục …phải đưa về vị trí vận chuyển và cố định bằng chốt , thanh và các cơ cấu khác . Cần , cột tháp phải hạ xuống vị trí thấp nhất và tựa lên giá đỡ . Cố định các móc treo , puli ở vị trí vận chuyển .Chân chốt , lưỡi ủi phải được nâng lên và cố định ở vị trí này .
- Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm : Trong một phạm vi nào đó , ta thấy phương pháp vận chuyển này khá cơ động , ít tốn kém .
+ Nhược điểm : Chỉ áp dụng cho các loại máy co khối lượng nhỏ , trên các khoảng vận chuyển ngắn
II. VẬN CHUYỂN BẰNG CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

- Phạm vi sử dụng : Đối với các loại máy móc ta đều có thể vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển . Tuy nhiên , ta chỉ nên áp dụng cho các loại máy có khối lượng và kích thước lớn hay vận chuyển trên những quãng đường xa .
- Các điểm cần chú ý
+ Khi vận chuyển cần có sự đống ý của cơ quan có trách nhiệm như cục cảnh sát giao thông , cục quản lý đường bộ . Bộ giao thông vận tải
+ Nếu tải trọng của xe nhỏ hơn tải trọng của máy thì phải tháo máy ra từng bộ phận . Khi đặt máy lên thùng xe phải đặt sao cho trục của máy trùng với trục thùng xe . Phải chèn dọc , chèn ngang để giảm tối thiểu sự xê dịch trong quá trình vận chuyển .
+ Vận tốc vận chuyển phụ thuộc vào tình trạng đường xá và không vượt quá 15 – 25 Km/h
+ Vận chuyển máy bằng đường sắt phải tuân theo các quy định chung
- Ưu nhược điểm
+ Ưu điểm : Tốc độ vận chuyển nhanh
Áp dụng được cho các loại máy cồng kềnh , khối lượng lớn .
Phù hợp với việc vân chuyển trên những đường xa
+ Nhược điểm : Tốn kém về tiền của và sức lao động
Tính cơ động không cao .

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT

****************************

I. ĐỊNH NGHĨA:

Là biện pháp tổ chức & kĩ thuật để duy trì tính năng kĩ thuật của dụng cụ , máy móc , thiết bị sản xuất công nghiệp , giao thông vận tải , quốc phòng ……bảo đảm độ tin cậy , độ bền & khả năng sẵn sàng hoạt động
Bảo dưỡng kĩ thuật : bao gồm xem xét , kiểm tra , phòng ngừa hỏng hóc , sữa chữa hằng ngày , trực tiếp bảo đảm khả năng làm việc ( điều chỉnh , nạp ,trang bị thêm , bôi trơn ….) & những việc khác để khi thực hiện không cần tháo những cụm chi tiết & tổ hợp máy
II. NHIỆM VỤ

Công tác vệ sinh công nghiệp là biện pháp bắt buộc của bảo dưỡng kĩ thuật máy xây dựng , phải tiến hành một cách có hệ thống & tiến hành thường kỳ trước tất cả các biện pháp khác của bảo dưỡng kĩ thuật
Công tác siết chặt là phục hồi độ chặt cần thiết của các mối ghép . Trong quá trình sử dụng , độ tin cậy của các mối ghép này bị giảm dưới tác dụng của lực rung động
Khi thực hiện công tác kiểm tra hiệu chỉnh chúng ta sẽ phục hồi các khe hở cần thiết trong các mối ghép
Công tác bôi trơn nhằm mục đích giảm cường độ mài mòn của chi tiét máy ở các mối ghép bằng cách tạo ra giữa các bề mặt tiếp xúc của lớp vật liệu bôi trơn , tăng sự làm việc ổn định của liên kết .Qua đó làm giảm ma sát ở mối ghép hoặc đảm bảo sự làm việc ổn định trong trường hợp ma sát thủy động , kéo dài tuổi thọ của chi tiết & các cụm chi tiết
III. PHÂN LOẠI

+ Bảo dưỡng kĩ thuật trong sử dụng
+ Bảo dưỡng kĩ thuật khi chờ đợi
+ Bảo dưỡng kĩ thuật khi bảo quản
+ Bảo dưỡng kĩ thuật trong vận chuyển
+ Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa
Đối với máy xây dựng đang sử dụng , phải tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật theo ca & bảo dưỡng kĩ thuật định kỳ
1. BẢO DƯỠNG CA

Bảo dưỡng ca : được thực hiện cho mỗi ca làm viêc của máy
Bảo dưỡng ca bao gồm : các công việc như lau chùi bên ngoài máy , kiểm tra & siết chặt các mối ghép bu lông , khắc phục rò rỉ dầu , nhiên liệu & nước làm mát độnh cơ , kiểm tra sự làm việc đối với các cơ cấu hay hệ thống của máy
Bảo dưỡng ca do thợ lái đảm nhận & được tiến hành sau ca làm việc ở tại hiện trường thi công
2. BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
- Bảo dưỡng định kỳ được tiến hành sau một số giờ hoặc quảng đường (km) làm việc nhất định đối với từng loại máy
- Tùy theo đặc điểm , khối lượng công việc , thời gian thực hiện mà người ta chia ra : bảo dưỡng cấp 1 (bd1) , bảo dưỡng cấp 2 (bd2) , bảo dưỡng cấp 3 (bd3)
3. BẢO DƯỠNG CẤP 1

Trong bảo dưỡng này bao gồm tất cả các công viẹc của bảo dưỡng ca , có thêm một số công việc khác như : thay dầu bôi trơn ở các te , bôi trơn các điểm hay vị trí theo qui định , kiểm tra & điều chỉnh cơ cấu hay hệ thống máy
Bảo dưỡng định kỳ cấp 1 do thợ lái máy đảm nhận có sự tham gia của đội trưởng hay nhóm trưởng hoặc một nhóm thợ có kinh nghiệm ở tại bãi tập kết máy của đội thi công
4. BẢO DƯỠNG CẤP 2

Trong bảo dưỡng này , bao gồm tất cả các công đoạn của bảo dưỡng định kỳ cấp 1 có bổ sung thêm khâu kiểm tra , điều chỉnh các cơ cấu & hệ thống hoặc cụm máy cùng với việc sử dụng các thiết bị hay dụng cụ chuẩn đoán kỹ thuật
Bảo dưỡng định kỳ cấp 2 do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng cùng với sự tham gia của nhóm thợ chuyên môn hóa . Các công việc kiểm tra hay điều chỉnh phức tạp , đặc biệt đối với nhiên liệu , hệ thống điện hoặc cơ cấu thủy lực , có thể tiến hành bằng cách tháo các cơ cấu hay hệ thống này ra khỏi máy & thay bằng các cơ cấu hay hệ thống đã được sữa chữa trước ( có sẵn trong kho ) , còn các cụm tháo ra sẽ được đưa đi sữa chữa dung để thay thế cho các máy sau
5. BẢO DƯỠNG CẤP 3

Trong bảo dưỡng này , bao gồm tất cả các công việc của bảo dưỡng định kỳ cấp 2 (bd2) nhưng được tiến hành kiểm tra cẩn thận hơn mà không cần tháo máy với mục đích xác định rõ khả năng sử dụng tiếp theo của nó hoặc cần sữa chữa
Bảo duỡng định kỳ cấp 3 do thợ bảo dưỡng tiến hành trong gara hay xưởng cùng với nhóm thợ có trình độ chuyên môn cao như bảo dưỡng định kỳ cấp 2

Mọi công việc bôi trơn , điều chỉnh , kiểm tra , vệ sinh máy đều phải tiến hành theo trình tự bắt buộc . Công việc điều chỉnh , siết chặt & sữa chữa vặt , thực hiện cụ thể theo sự cần thiết khi kiểm tra các cơ cấu cụm máy

Nội dung & điều kiện bảo dưỡng được qui định do điều kiện sử dụng trung bình . Trong những điều kiện khác với điều kiện ấy ( vùng đồi núi , nóng ẩm …) thì định kỳ từng cấp bảo dưỡng & nội dung bảo dưỡng phải được cụ thể hóa thêm song vẫn là bội số của nhau
SỬA CHỮA MÁY XÂY DỰNG

********************************
I. ĐỊNH NGHĨA

Sửa chữa là một công việc rất cần thiết & quan trọng nhằm phục hồi khả năng làm việc của từng chi tiết ,cơ cấu , hệ thống hay toàn bộ máy , đã bị giảm đi trong quá trình làm việc do mài mòn hoặc hư hỏng
II. PHÂN LOẠI

Tùy theo mức độ phức tạp & tình trạng thực tế của cơ cấu hay máy mà nội dung mức độ sửa chữa có khác nhau . Sửa chữa máy xây dựng chia làm hai loại : sửa chữa nhỏ & sửa chữa lớn
III. SỬA CHỮA NHỎ

Sửa chữa nhỏ hay sửa chữa thường xuyên có tác dụng phục hồi hay khắc phục các hư hỏng bằng cách thay thế hoặc sửa chữa một số chi tiết hay bộ phận của máy & thực hiện tất cả các công việc điều chỉnh
Sửa chữa nhỏ thường được tiến hành ở các xưởng bảo dưỡng , sửa chữa nhằm khắc phục những hư hỏng nhỏ . Sửa chữa nhỏ được thực hiện bằng cách tháo , lắp , ráp , hàn , nguội …& thay thế các chi tiết hư hỏng bằng các chi tiết mới ( không phải là chi tiết cơ sở )
Cũng có trường hợp sửa chữa nhỏ bằng cách thay thế tăng thành để giảm thời gian máy phải nằm chờ sửa chữa
IV. SỬA CHỮA LỚN

Sửa chữa lớn hay đại tu có tác dụng phục hồi lại khả năng làm việc của toàn máy (động cơ , hệ thống truyền lực ,cơ cấu điều khiển ) .Sau khi sửa chữa lớn hay đại tu , mọi cơ cấu hay hệ thống máy đều được chạy thử , chạy rà , điều chỉnh & sơn mới lại
QUI TRÌNH SỬA CHỮA LỚN

Qui trình sửa chữa lớn đối với máy xây dựng bao gồm các công đoạn sau :
- Rửa ngoài máy
- Tháo máy thành cụm & tháo cụm thành chi tiết
- Rửa chi tiết
- Kiểm tra & phân loại chi tiết
- Sửa chữa hay phục hồi các chi tiết bị hư hỏng
- Lắp ráp cụm & lắp ráp máy
- Chạy thử ,điều chỉnh & sơn máy
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỬA CHỮA

Có hai hình thức sửa chữa : sửa chữa đơn chiếc & sửa chữa lắp lẫn

1. SỬA CHỮA ĐƠN CHIẾC

Trong sửa chữa đơn chiếc tất cả các chi tiết cơ cấu hay hệ thống của máy sau khi sửa chữa
xong phải lắp ráp vào chính chiếc máy mà lúc đầu chúng được tháo ra
Hình thức sửa chữa đơn chiếc tất cả các chi tiết được áp dụng rộng rãi & thích hợp cho trường hợp máy đưa vào sửa chữa có rất nhiều chủng loại hay đa dạng mà số lượng của từng chủng loại thì rất ít
Nhược điểm cơ bản của hình thức sửa chữa đơn chiếc là thời gian sửa chữa kéo dài , do thời gian kể từ khi kết thúc bước tháo đến lúc bắt đầu bước lắp ráp quá lâu , vì phải chờ để phục hồi hoặc sửa chữa các chi tiết máy bị hư hỏng
2.SỬA CHỮA LẮP DẦN

Trong sửa chữa lắp dần ,máy đưa vào sửa chữa được tháo rời thành từng chi tiết ,cơ cấu & hệ thống hay tổng thành khác của máy cùng loại đã được sửa chữa trước được lấy từ kho phụ tùng mới được chế tạo
Hình thức sửa chữa được áp dụng rộng rãi & thích hợp cho trường hợp máy đưa vào sửa chữa rất ít chủng loại nhưng số lượng lại rất lớn
Ưu điểm cơ bản của hình thức sửa chữa lắp dần là thời gian sửa chữa giảm có thể tổ chức quá trình công nghệ sửa chữa với trình độ tiên tiến , mức độ cơ giới hóa cao , chất lượng sửa chữa tốt , giá thành hạ

AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG

*************************************

-An toàn lao động có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ tính mạng con người,máy móc,tiến độ thi công và năng suất lao động.
-Trong thi công cơ giới,con người không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng thi công như đất,đá,vật nặng…nên ít xảy ra tai nạn.Tuy nhiên các loại máy móc sử dụng trong thi công thường có tính cháy nổ cao,khi va chạm cơ học sẽ gây ra tai nạn lớn có thể gây thiệt hại với số lượng lớn về con người và tài sản.Do đó vấn đề an toàn lao động phải luôn được đề cao.

I. CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.

-Tất cả các máy móc bất kể cũ hay mới trước khi được đưa vào sử dụng phải được kiểm tra kĩ lưỡng tình trạng kĩ thuật của máy đặc biệt là với các cơ cấu an toàn như phanh,cơ cấu tự hãm…
-Chỉ cho phép công nhân được đào tạo qua trường lớp,có chuyên môn,có tinh thần trách nhiệm sử dụng máy móc.
-Công nhân lái máy và phụ lái phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động theo qui định cho từng nghề,từng máy.
-Các bộ phận chuyển động của máy phải được che chắn cẩn thận ở những vị trí dễ gây tai nạn.
-Thưỡng xuyên kiểm tra,bảo dưỡng máy để tránh trường hợp hỏng hóc trong quá trình thi công.
-Phải lái máy và tiến hành thao tác theo đúng tuyến thi công,trình tự thi công công trình và các qui định về kỹ thuật an toàn do các kĩ sư thi công và an toàn lao động đề ra.
-Trong thời gian nghỉ cần loại trừ khả năng tự hoạt động của máy,cần khóa,hãm các bộ phận cần thiết.Để máy ở nơi an toàn,kê,chèn các bánh máy để máy không bị trôi và ngiêng đổ.
-Các máy cố định cần được lắp đặc chắc chắn,tin cậy trên bệ máy và mặt bằng nơi máy đứng.Chỗ máy đứng phải khô ráo,sạch sẽ,không trơn ướt gây tai nạn lao động.
-Các máy khi di chuyển,làm việc ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu,sương mù, thiếu ánh sáng thì bên cạnh hệ thống chiếu sáng,các máy phải luôn bậc hệ thống chiếu sáng riêng để đảm bảo ánh sáng thi công,vừa là tín hiệu để các xe không va chạm vào nhau.
-Khi di chuyển máy đi xa cần tuân thủ các quy định an toàn về di chuyển máy.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÍ,PHỤ TRÁCH MÁY.

-Để đảm bảo an toàn,tất cả xe máy và phương tiện vận chuyển đem sử dụng phải tốt và được kiểm tra kĩ tình trạng kĩ thuật trướckhi đem sử dụng.
-Khi thiết kế công nghệ thi công phải chuẩn bị nơi làm việc sao cho đảm bảo an toàn khi làm việc,phải đảm bảo sao cho công nhân không bị đe dọa nguy hiểm bởi các bộ phận của máy,của vật liệu.
*Các nơi nguy hiểm trên công trường,nhà máy phải có biển báo phòng ngừa.
*Chỗ ngồi của người lái hoặc chỗ làm việc phải thuận tiện,ổn định,dế quan sát,đủ ánh sáng,không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng…
*Nghiêm cấm mọi hành vi làm việc cẩu thả chạy theo năng suất.
-Trước khi đưa máy vào làm việc cần xác định sơ đồ di chuyển,nơi đỗ,vị trí và phương pháp nối đất với máy điện,quy định phương pháp thông báo bằng tín hiệu giữa người lái và người báo tín hiệu
*Ý nghĩa của các tín hiệu trong khi làm việc của máy phải được thông báo cho tất cả mọi người liên quan.
*Đối với các máy di chuyển,làm việc gần các hố móng,mương rãnh… phải nằm trong giới hạn khoảng cách cho phép.
-Chỉ tiến hành bảo dưỡng,sữa chữa khi động cơ đã dừng hẳn,giải phóng áp lực từ hệ thống khí nén, thủy lực và các trường hợp do hướng dẫn của nhà máy chế tạo qui định.
*Khi bảo dưỡng máy được dẫn động bằng điện,cần áp dụng những biện pháp an toàn về điện.
*Những cụm máy có khả năng tự duy chuyển trọng lượng bản thân,khi bảo quản phải được chèn hoặc đặt trên giá đỡ.
*Không dùng lửa ở khu vực nạp nhiên liệu cũng như sử dụng xe bị chảy dầu,nhiên liệu.
*Việc tháo và lắp máy phải tiến hành có sự chỉ huy của ngưoif có trách nhiệm và phải tuân theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo.
*Khu vực tháo lắp phải được ngăn hay làm dấu hiệu an toàn kèm theo bảng phòng ngừa.
*Trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng máy xây dựng phải thực hiện đầy đủ những điều quy định trong”Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn trong sủ dụng và sữa chữa máy”.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên