7 bước thi công thạch cao hoàn chỉnh

K
Bình luận: 0Lượt xem: 1,277

khuonghvs

Tài xế O-H
Do những điểm vượt trội như: Trọng lượng nhẹ, bền chắc không hại môi trường,dễ uốn cong có thể trang trí mọi kiểu cách thi công thạch cao nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao.

Xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt khung vách ngăn thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.

Bước 1:

Tùy theo bề dày thiết kế của vách có thể chọn các loại thanh phù hợp. Lắp đặt thanh ngang (VTV52,VTV64,VTV76,VTV92 hoặc VTV102) theo phương vách trên sàn nhà và trần nhà.

Bước 2:

Chèn các thanh đứng VTV51,VTV63,VTV75,VTV90 hoặc VTV100 vào các thanh ngang VTV52,VTV64,VTV76,VTV92 hoặc VTV102 theo phương thẳng đứng,khoảng cách giữa các thanh đứng là 600 mm (hoặc 406 mm hay 305 mm) tùy theo loại tấm và bề dày vách . Bắn vítdù liên kết chúng lại với nhau,hoặc dùng kềm bấm vách ngăn.



Bước 3:

Bắt thanh U trên và dưới phải thẳng hàng, độ sai lệch cho phép 2mm. Khi định vị thanh U trên, phải định vị bằng thiết bị Laze hoặc sử dụng quả dọi. Độ hở của thanh C cho phép tối đa trên và dưới ≤5mm và phải bắt đủ 4 vít cho mỗi thanh 2 đầu trên và dưới.

Bước 4:

Sử dụng thanh C 2.6m & C 3m đúng vị trí, nếu vướng đà thì sử dụng thanh C 2.6m, nếu không bị vướng thì dùng thanh C3m. Không đươc cắt thanh C3m sử dụng tại vị trí 2.6m để tránh hao vật tư . Các thanh lên khung phải thẳng, nếu bị cong, vênh phải thay thế bằng các thanh khác.


Nếu vị trí thanh C bị vướng hệ thống ống phía trên thì cắt cạnh bị vướng, tăng cường các thanh xương ngang để chịu lực .

Bước 5:

Trong thi công vách ngăn (vách cong hoặc vách thẳng), tấm thạch cao luôn được lắp cách sàn tối thiểu 10mm để tránh ẩm và lắp từ trần trở xuống.

Bắt tấm thạch cao 1 lớp phía ngoài, bắt theo khung, vít bắt tấm khoảng cách chiều đứng là 200mm đối với hàng vít cạnh tấm, 300mm đối với hàng vít phía trong, khoảng cách vít theo chiều ngang phụ thuộc khẩu độ của thanh chính (thanh C) có thể tận dụng các tấm lở để bắt cho lớp 1 (Vách thi công 2 lớp mỗi bên).

Lớp 1 phải khoét lỗ vị trí ổ điện (nếu vách thi công 2 lớp mỗi bên), hoặc chỉ đánh dấu vị trí ổ điện nếu vách chỉ thi công 1 lớp.

Bước 6:

Đối với những phòng đòi hỏi phải thi công cả trần chìm và vách, thì phải thi công trần trước rồi sau đó mới đến phần vách. Tuy nhiên, nếu vách ngăn đòi hỏi cách âm bằng bông thủy tinh thì phần vách phải thi công trước phần trần.

Bước 7:

Xử lý các mối nối góc lõm bằng băng lưới và bột xử lý. Trát các lỗ vít bằng bột xử lý. Cuối cúng có thể trang trí cho vách. Nếu vách ngăn dài trên 15m thì cứ mỗi 15m nên tạo thêm một đường giăng nối để tránh hiện tượng vách bị nứt.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên