Vị trí và tình trạng của ô tô lúc đỗ ở bến bãi rất quan trọng, vì lúc đó chúng ta không thể hoàn toàn coi sóc chúng mặc dù đã lắp còi báo động để giảm thiểu nguy cơ trộm cắp.
Sau đây là một số lời khuyên có thể thực hiện để bảo vệ sự an toàn cho phương tiện của chúng ta lúc đỗ ở bến, bãi.
1. Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe với nhau, lái xe đúng vào giữa vị trí được phép đỗ cho xe cưng, nếu không có vạch ngăn cách vị trí đỗ cho từng xe thì hãy giữ khoảng cách an toàn bằng cách ước chừng chiều rộng cửa khi mở ra để tạo không gian đủ cho bên phải, bên trái, trước và sau để khi người khác mở cửa ô tô bên cạnh hoặc trước sau vẫn không xảy ra va chạm, người điều khiển hoặc khách ngồi trong xe có thể lên xuống dễ dàng.
2. Nếu đỗ xe ở nơi chật hẹp thì hãy gấp kính chiếu hậu lại để tránh va chạm với xe đi qua.
3. Tốt hơn nếu lắp miếng đệm bảo vệ đầu cánh cửa để chống xây xước nhẹ với xe khác khi vào bến đỗ.
4. Nếu đỗ xe ở ngoài trời vào ban ngày thì không đỗ gần vật liệu dễ cháy vì nếu hệ thống tản nhiệt và đánh lửa ô tô tiếp xúc với thời tiết quá nóng có thể gây hoả hoạn bất ngờ.
5. Nếu đỗ xe dưới tầng hầm, hãy lưu ý vị trí đỗ xe, đánh dấu chúng bằng những đặc điểm xung quanh nếu không có biển báo hay vị trí đỗ được đánh số.
6. Kiểm tra mọi cánh cửa ô tô đã được khóa cẩn thận hay chưa, dù ô tô được trang bị remote điều khiển và chuông báo động thì cũng chưa chắc đã đảm bảo an toàn cho xe. Sẽ không sai nếu bạn kiểm tra từng cửa một. Và hãy tạo thói quen kiểm tra chìa khoá khi ra khỏi xe, điều này tránh khả năng quên chìa khoá ở trong xe. Đừng để lại ô tô các đồ đạc có giá trị để lôi kéo sự chú ý của kẻ trộm.
7. Hãy đảm bảo đã tắt tất cả các đèn ô tô, nếu quên tắt các phần mềm khác thì khả năng lớn là hệ thống điện của ô tô sẽ kém khi chúng ta dùng đến nó vào lần sau.
8. Trong sách chỉ dẫn khởi động có sử dụng phanh tay. Thế nhưng cách này không được khuyên dùng nếu ô tô dừng trong thời gian lâu (một vài ngày đỗ xe tại chỗ) vì bộ dây phanh thường bị dính vì thay đổi thời tiết, độ ẩm, mưa… Sử dụng phanh tay đôi khi không an toàn, đặc biệt là phanh tay lâu không dùng đến hay bảo trì.
9. Khi đưa ô tô ra khỏi bến đỗ, hãy bật đèn xi nhan trước theo hướng mà chúng ta sẽ đi để phương tiện khác có thể nhìn thấy hướng phù hợp để tránh.
10. Đối với người điều khiển xe có trang bị hệ thống truyền động, hãy chắc chắn rằng vị trí số trước khi nhấn pedan hơi để không nhầm giữa tiến và lùi.
Ắc quy sẽ hết điện nếu xe không được sử dụng thường xuyên và ắc quy không được động cơ sạc trong thời gian dài. Một số thiết bị điện trên xe có thể được kích hoạt khi xe không hoạt động như hệ thống chống trộm, các thiết bị có bộ nhớ…
Các thiết bị này vẫn tiêu thụ điện ngay cả khi đã rút chìa khoá điện. Ngoài ra, chủ xe, nhất là nữ giới, thường có các thói quen sử dụng làm giảm tuổi thọ ắc quy như: mở máy lạnh khi không nổ máy; nghe nhạc, xem phim trên xe khi không nổ máy; quên tắt đèn pha, đèn xinhan, đèn trần khi ra khỏi xe; quên đóng kín cửa, rút chìa khoá điện khi ra khỏi xe; thiếu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy, để bảo quản bình ắc quy, chúng ta nên:
1. Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch ắc quy: đảm bảo mức dung dịch nằm giữa mức dưới và mức trên (được đánh dấu trên vỏ bình). Đối với các loại bình không cần bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng các mắt báo.
2. Thường xuyên kiểm tra tình trạng vỏ bình ắcquy xem có bị vỡ hay rò rỉ không. Kiểm tra tình trạng các điện cực.
3. Ắc Quy phải được giữ chắc chắn trong khoang động cơ. Tránh tình trạng lắp lỏng lẻo làm ắc quy rơi ra trong quá trình xe chạy.
4. Không nên lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện dạng không chính hãng. Điều này làm tăng tải thiết kế trên hệ thống sạc và acquy, dẫn đến giảm tuổi thọ ắc quy.
5. Tuyệt đối tránh gây đoản mạch ắc quy.
6. Nên kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy theo lịch bảo dưỡng và thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
7. Nếu bạn cần nối bình ắc quy với máy nạp, tháo cả hai đầu cáp ra để tránh gây nguy hiểm cho hệ thống điện trên xe bạn. Luôn luôn tháo cực âm (–) trước tiên và lặp lại sau cùng.
Hầu hết mọi người liên kết radar (viết tắt của radio detection and ranging: phát hiện và phạm vi vô tuyến) với công nghệ hàng không. Tuy nhiên, công nghệ cảm biến điện từ này giờ đây cũng không thể thiếu đối với các nhà sản xuất ô tô, những người đã sử dụng nó trong 20 năm qua. Nó được sử dụng để đo tốc độ và khoảng cách.
Những công nghệ radar hoạt động như thế nào? Chế độ mô tả nó như sau: “Sóng vô tuyến được phát ra, quét các vật thể xung quanh. Tiếng vọng của một vật thể được phân tích và phản hồi lại nếu cần ”.Khi nói đến công nghệ radar trên ô tô, cũng cần phải phân biệt giữa hai loại:
1.Đầu tiên, có các radar tầm ngắn. Chúng hoạt động với góc khẩu độ cao và phạm vi thấp (lên đến khoảng 100 mét). Cảm biến radar loại này được lắp dưới dạng radar góc ở phần đầu cuối của các tấm cản. Chúng cần thiết cho cảnh báo chuyển làn, hỗ trợ chuyển làn và hỗ trợ giao lộ.
2.Mặt khác, cảm biến radar tầm xa và toàn dải, bao phủ khoảng cách xa hơn (lên đến khoảng 250 mét) và cung cấp thông tin theo yêu cầu của chức năng phanh khẩn cấp và / hoặc điều khiển hành trình thích ứng (ACC).
Công nghệ này giúp cho các phép đo khoảng cách rất chính xác có thể thực hiện được và “những ảnh hưởng như mưa hoặc sương mù hầu như không ảnh hưởng gì,”.
Công nghệ radar ít thích hợp hơn cho việc phân loại đối tượng (mưa khồng phải đối tượng vật thể). Tùy thuộc vào thiết kế, có nhiều hạn chế khác nhau trong đánh giá của công nghệ về việc các đối tượng có thể được điều khiển bên dưới hay bên trên.
Ví dụ, hãy tưởng tượng hệ thống đang phải đối mặt với việc quyết định xem nó đang xem xét điểm kết thúc của tắc đường hay một giàn biển báo. Trong những tình huống như vậy, camera sẽ xác nhận xem có nên kích hoạt phanh khẩn cấp hay không.