Sơn ô tô những điều chưa biết

khoadongluc
Bình luận: 7Lượt xem: 5,122

khoadongluc

Nothing Is Impossible
Nhân viên
Sơn là công đoạn cuối cùng có tính quyết định tới hình thức của chiếc xe đang sửa chữa. Khác với quy trình sơn tĩnh điện thường được thiết lập trên dây chuyền sản xuất xe mới, trong dịch vụ sửa chữa người ta thường trang bị hệ thống sơn sấy quy mô nhỏ, có tính linh hoạt cao.

Những va quệt lặt vặt không còn là mối bận tâm của những ai sở hữu một chiếc xe đời mới. Dịch vụ chất lượng cao sẽ lo chu toàn những vết móp méo, xước xát, còn hóa đơn thì đã có hãng bảo hiểm lo. Với trình độ sơn - gò - hàn hiện nay của các service chính hãng, thật khó mà phân biệt được chiếc xe còn "zin" với "con bệnh" vừa rời "thẩm mỹ viện".
Trang bị chính cho một dây chuyền sơn sấy sửa chữa thông dụng chính hãng là một ca-bin sơn cho phép lọc sạch tuần hoàn kết hợp sấy và hút ẩm không khí, trong đó có các thiết bị chiếu sáng và chiếu nhiệt, làm mát... Ngoài ra, bộ công cụ kèm theo trong dây chuyền gồm: cân điện tử dùng để pha sơn, dàn khuấy sơn tự động cùng các hộp đựng sơn có nắp ép tích hợp cùng bộ cánh khuấy, máy tính có cài phần mềm công thức sơn và một tủ thẻ mã màu do chính hãng sản xuất sơn cung cấp.

Quy trình sơn sửa ôtô có 6 công đoạn được thực hiện. Đầu tiên là tra mã màu. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành so màu chiếc xe cần sửa với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích (với những đời xe sơn nhiều tông sẽ có cả bộ thẻ màu cho từng bộ phận xe). Cũng trong bước này, chuyên viên pha sơn cần xác định diện tích bề mặt cần sơn để tính ra lượng sơn đủ dùng. Việc xác định này dựa theo ba-rem định lượng sơn do hãng sơn cung cấp, cho từng module như thân, vỏ, khung, sườn các loại xe. Ví dụ sơn toàn bộ chiếc sedan Mondeo V6 cần 4 kg sơn, còn nếu sơn riêng 4 cánh cửa sẽ dùng hết 0,3 kg.
Đối với những mảng sơn nhỏ không chiếm hết một module định lượng, kỹ thuật viên sẽ tự xác định khối lượng sơn cần thiết theo kinh nghiệm, sai số không đáng kể. Ở công đoạn này, chuyên gia pha sơn cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những phẩm chất thực của màu sơn xe trên từng module như độ bạc nhiệt (nắp khoang hành lý, nắp ca-pô, mui xe...), bạc gió (mũi xe, cản trước, lưng gương,...), độ xuống màu chung theo thời gian sử dụng để gia giảm công thức lúc pha sơn, tạo mảng màu mới trùng hoàn toàn với thân xe cũ.

Bước tiếp theo cần làm là tính công thức và lượng sơn cần pha trên máy tính. Kỹ thuật viên nhập tên xe, mã số màu và tổng khối lượng sơn cần pha vào bảng tra trên máy tính. Phần mềm chuyên dụng do hãng sản xuất cung cấp kèm theo dây chuyền sơn lập tức tính ra tỷ lệ các màu sơn thành phần để pha ra màu sơn xe. Căn cứ khối lượng tổng mà kỹ thuật viên nhập vào, khối lượng từng màu sơn thành phần cũng được xác định chính xác tới 1/10 gam. Sau lệnh in, kỹ thuật viên sơn sấy sẽ có trong tay trang giấy chỉ dẫn công thức pha màu sơn với khối lượng sơn cần cho chiếc xe đang sửa chữa. Với những dòng xe đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường thì công thức pha sơn thường có sẵn ngay trong tủ đựng thẻ mã màu vì chúng được sử dụng thường xuyên, thậm chí chuyên gia pha sơn có thể nhớ hết màu thành phần và tỷ lệ pha.
Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện bước pha sơn và gia giảm màu theo chỉ dẫn của máy tính. Các thông tin về các màu sơn thành phần chia làm 3 cột: tên miêu tả màu sơn, mã số màu và khối lượng cần dùng. Căn cứ trang in chỉ dẫn, kỹ thuật viên chọn các hộp sơn thành phần theo mã số ghi trên vỏ rồi đưa chúng lên dàn khuấy tự động để xử lý váng và đông kết. Tiếp theo, sẽ đặt một hộp rỗng sạch lên cân điện tử và lần lượt rót vào đó các màu sơn thành phần theo đúng khối lượng ghi trong chỉ dẫn. Cuối cùng, hộp sơn vừa pha được đưa lên máy khuấy thật kỹ, chuyên gia pha sơn sẽ kiểm tra màu đã pha và gia giảm thành phần đôi chút cho màu pha mới trùng hợp với độ bạc của màu xe cũ.

Trước khi sơn, cần làm khô, sạch phần vỏ xe định sơn, đồng thời che chắn các chi tiết xung quanh vùng sơn nếu chúng khác màu, dán băng keo che các nẹp mạ, mặt kính (với những chi tiết khó che chắn có thể quét phủ lên chúng một lớp mỡ loãng thật mỏng). Thông gió phòng sơn, lọc không khí sau đó đặt lại các chế độ sấy, hút ẩm, chiếu sáng và chiếu nhiệt. Nhiệt độ chuẩn thông thường khi sơn là 30 độ C, còn khi sấy là 70 độ C.
Sau khi các thông số về nhiệt, độ ẩm, ánh sáng đạt yêu cầu, đưa xe vào ca-bin và tiến hành sơn lót. Nếu lớp sơn này đã được thực hiện ngay sau công đoạn bả ma-tít thì đánh ráp lại cho mịn, sấy khô và phun nước màu thứ nhất. Trong quá trình người thợ phun các nước sơn, thiết bị hút gió trong ca-bin được kích hoạt để bụi sơn không bay lơ lửng làm vẩn đục không khí hoặc bám vào các chi tiết khác. Thời gian thực hiện thao tác sơn phụ thuộc vào diện tích bề mặt cần che phủ, nhưng tổng thời gian từ lúc xe chạy vào ca-bin, qua giai đoạn sơn cho đến khi sấy xong ở nhiệt độ 70 độ C thường mất khoảng 8 tiếng đồng hồ (bằng một ca làm việc).

Cuối cùng là công đoạn hòa màu và đánh bóng. Sau khi được đưa ra khỏi ca-bin sơn sấy, xe cần được đánh bóng toàn bộ để hòa màu giữa 2 lớp sơn cũ và mới. Dù kỹ thuật và kinh nghiệm pha sơn của chuyên gia điêu luyện đến cỡ nào thì vết sơn mới cũng hơi bị chênh so với bề mặt sơn cũ trên toàn xe, nếu bỏ qua bước đánh bóng hòa màu này. Kỹ thuật viên sẽ bôi xi bóng lên toàn xe và đánh kỹ, đặc biệt ở vùng mới sơn và khu vực tiếp giáp. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.

Tại thị trường dịch vụ Việt Nam hiện nay, không có nhiều quy trình sơn sấy sửa chữa chính quy và hiện đại như mô tả trên. Tuy nhiên, chất lượng công việc còn phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, kinh nghiệm và sự linh hoạt của các kỹ thuật viên. Do vậy, các trung tâm dịch vụ nên chú trọng việc kết hợp với nhà cung cấp sơn và thiết bị để đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thợ lành nghề.

Nguyễn Thanh (th)
 

vuaoto

Tài xế O-H
Gio cong nghe son oto viet nam dang phat trien rat manh. xe muon dep thi phai co san pham son tọt hay tham khao son RM cong nghe cua Duc, dat nuoc co nen cong nghe oto manh nhat the gioi.
 

vuaoto

Tài xế O-H
cac ban co nhu cau ve son sua chua oto lien he voi toi mai van cọng 0974082998 hoac 0904885301 cung cap son den tu cong hoa lien bang duc .chat luong hang dau the giơi. giá cả hop ly. phuc vu nhanh nhat chu dao.. nhiet tinh
 

thinhthao

Tài xế O-H
Phục hồi vết lõm trên vỏ xe bằng đá

Phục hồi vết lõm trên vỏ xe bằng đá
Một mẹo nhỏ giúp bạn có thể dễ dàng khắc phục những chỗ móp méo trên vỏ xe ôtô đồng thời giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền tương đối cũng như thời gian mang xe đi sửa.

Khi di chuyển trong thành phố trên các đường phố đông đúc, việc va chạm là vô cùng khó tránh khỏi. Kết quả là trên vỏ xe xuất hiện một cơ số chỗ lõm hoặc móp méo khiến ai cũng phải tức mắt khó chịu.

Với một chỗ móp nhỏ, nếu đem ra xưởng sửa chữa chi phí tối thiểu cũng phải 500.000 đến 700.000 đồng còn nếu có bảo hiểm thì cũng phải tốn ít nhất là 2 ngày.

Dùng đá khô và khăn bông mềm chườm lên chỗ móp từ 10 đến 20 phút. Ảnh Otosaigon

Tuy nhiên, với mẹo nhỏ sau, việc khắc phục chỗ móp sẽ chỉ tiêu tốn chưa tới 30 phút và 100.000 đồng.

Bước 1: Mua 1 cục đá khô (mua đá to hay nhỏ tuỳ thuộc vào kích thước chỗ móp) và khăn bông mềm để lau.

Bước 2: Khoanh chỗ móp đánh dấu bằng bút sáp để chườm đúng chỗ (vì khi chườm đọng hơi nước rất khó nhìn).

Bước 3: Đeo găng tay bông để bảo vệ ngón tay khỏi đá khô (Đá khô lạnh hơn nước đá thường rất nhiều).

Bước 4: Dùng khăn bông bọc đá khô rồi chườm liên tục lên chỗ móp từ 10 đến 20 phút. Sau đó bỏ khăn ra và quan sát (nhìn nghiêng), nếu chỗ móp vẫn còn lờ mờ thì tiếp tục chườm thêm.

Bước 5: Lấy khăn sạch lau lại.

Đá khô (hay còn gọi là đá khói) là Cacbondioxit (Co2) dạng rắn được dùng trong bảo quản thực phẩm, thuỷ hải sản, dược phẩm trong y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc ...

Loại đá này cũng được dùng vào việc trang trí sân khấu tiệc cưới, ca nhạc, thời trang ... khi cần tạo khói trắng (Vì đá không mùi và không gây độc hại). Ngoài ra nó còn được dùng trong các ngành nghiên cứu khoa học cần nhiệt độ thấp để bảo quản: Lưu trữ mô, tế bào sống...

Mua nước đá này ở các nơi tổ chức đám cưới, tại các đại lý với mức giá khoảng 45.000 đồng /cục 12cm3.

Bảo quản: Sản phẩm được đựng trong thùng xốp cách nhiệt, để ở nơi nhiệt độ thấp, Khô ráo thoáng khí.

Lưu ý:

- Không tiếp xúc trực tiếp với Co2 dạng rắn.

- Không để Co2 trong bình kín vì dễ làm tăng áp xuất, gây nổ.

- Có dạng rắn dễ thăng hoa thành khí không màu, không mùi, ở nồng độ cao có thể gây ngạt thở.


(THEO AUTOPRO.COM.VN)
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên