Hệ thống chiếu sáng Ô TÔ

T
Bình luận: 22Lượt xem: 35,017

thethaoso112

Tài xế O-H
Đèn sử dụng trên xe được phân loại theo các mục đích: chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn đầu được dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, các đèn xi nhan để báo cho các xe khác cũng như ¬người đi bộ và các đèn hậu ở đuôi xe để thông báo vị trí của xe. Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và loại xe.

0. Hệ thống đèn đầu:

Đây là hệ thống cơ bản và quan trọng nhất trên xe, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao thông. Đèn đầu phải có cường độ sáng lớn nhưng không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. Đèn đầu có hai chế độ: chiếu xa từ 180 – 250m và chiếu sáng gần từ 50 – 75m. Đèn đầu là một trong những thiết bị tiêu thụ công suất lớn trên ô tô, ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W, ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W .

1. Hệ thống đèn hậu

Để nhận biết kích thước trước và sau xe.

2. Đèn sương mù

Đèn sương mù phía trước (Fog lamps):

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước.

Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard):

Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped beam). Một đèn báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động

3. Hệ thống đèn xi nhan và báo nguy

Giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe khác tránh, như khi động cơ chết máy giữa đường.

4. Hệ thống cảnh báo đèn phía sau
Người lái không thể nhận ra được các đèn hậu, đèn phanh bị cháy. Hệ thống cảnh báo đèn phía sau thông báo cho người lái biết các bóng đèn hậu hoặc đèn phanh bị cháy nhờ một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ táp lô. Hệ thống này được điều khiển bởi cảm biến báo hư ¬hỏng đèn và thường được lắp trong khoang hành lý. Relay báo hư hỏng đèn xác định tình trạng đèn bị cháy bằng cách so sánh các điện áp khi đèn hoạt động bình thường hoặc khi bị hở mạch.

5. Hệ thống DRL (Đèn chạy ban ngày - Daytime Runing Light

Ở hệ thống này, chỉ có đèn đầu hoặc cả các đèn đầu và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở ban ngày, do đó các xe khác có thể nhìn thấy.

Ở một số nước vì lý do an toàn luật qui định bắt buộc phải có hệ thống này trên xe. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như ¬ban đêm. Để nâng cao tuổi thọ của đèn, mạch điện được thiết kế sao cho cường độ sáng của đèn giảm đi khi hệ thống DRL hoạt động.


Sơ lược về hệ thống chiếu sáng trên ô tô
1. Tác dụng, yêu cầu kỹ thuật, phân loại các loại hệ thống chiếu sáng

1.1 Tác dụng

  • Giúp lái xe quan sát kỹ và an toàn khi đi đêm,và nhìn rõ hơn trong bóng tối
1.2 Yêu cầu kỹ thuật
  • An toàn cho người điều khiển và người tham gia giao thông
  • Sáng nhưng không chói
1.3 Phân loại
  • Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.
  • Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ.
1.4 Một số đèn chiếu sáng quan trọng trên ô tô
  • Đèn kích thước trước và sau ô tô (Side & Rear lamps)
  • Đèn pha (Head lamps - Main driving lamps)
  • Đèn sương mù (Fog lamps)
  • Đèn báo trên tableau
2. Bóng đèn

2.1 Bóng đèn đốt bằng dây tóc

  • Dây tóc vonfram được đốt nóng do điện áp và dòng điện để phát sáng trong môi trường chân không, nhiệt độ vào khoảng 23000C
  • Vonfram: W
  • Là một nguyên tố kim loại nặng
  • Số nguyên tử: 74
  • Khối lượng nguyên tử: 2.85.
  • Màu xám trắng.
  • Nhiệt độ nóng chảy 34100C


  • Nếu nhiệt độ cao quá, rất dễ bay hơi và đứt dây tóc vì thế nên người ta
  • Bơm vào một khí trơ có áp suất thấp, Argon. Hoạt động với nhiệt độ cao hơn mà không bị hỏng,hoặc đứt tóc.
  • Sau một khoảng thời gian, khoảng 10% kim loại dây tóc bóng đèn bay hơi và bám vào thành bóng đèn làm cho bóng đèn mờ đi và tối
2.2 Bóng đèn halogen
  • Vì tuổi thọ ngắn như thế nên người ta nghiên cứu 1 loại công nghệ mới đó là
  • Bóng đèn vonfram halogen có tuổi thọ cao hơn và không bị đen sau một khoảng thời gian giống như bóng đèn dây tóc loại cũ


  • Khí thông thường là Iod, trong 4 nguyên tố thuộc nhóm VIIA
  • “Hal-” và “-gen” có nghĩa là “sự sinh ra muối” Chúng có hoạt tính cao và không thể tìm thấy chúng ở trạng thái tự do trong tự nhiên.
  • Vỏ bóng đèn được làm từ thạch anh.
  • Vonfram kết hợp với halogen tạo nên halogen Halide. Dòng đối lưu sẽ làm cho Halide quay trở về dây tóc bóng đèn.
  • Vỏ bóng đèn cũng có thể làm nhỏ hơn vì vậy cho phép tập trung ánh sáng tốt hơn.
2.3 Đèn Xenon
  • Bây giờ, đèn xenon được lắp đặt trên hệ thống chiếu sáng của xe như là tiêu chuẩn.
  • Hãng Hella đã cho ra đời các sản phẩm đèn xenon từ năm 1992, ở cả châu Âu và châu Mỹ, theo công nghệ HID (High Intensity Discharge - sự phóng điện cường độ cao).
  • Hai bản cực điện được đặt trong khí trơ xenon, được bao bọc bằng bình thuỷ tinh thạch anh


  • Quá trình phóng điện diễn ra do có hiệu điện thế cao vượt ngưỡng đánh thủng (vào khoảng 25.000 V).
  • Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích thích các phân tử khí xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ.


  • Tuổi thọ của bóng đèn xenon gấp 10 lần so với đèn halogen, đèn halogen có thời gian sử dụng trung bình 300-1.000 giờ, còn xenon là 3.000 giờ. Tiêu thụ bằng 1/3 năng lượng so với đèn halogen (35W/55W). Cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần


  • Công nghệ HID tăng tính an toàn khi lái xe trong ban đêm vì nó phát ra ánh sáng trắng - xanh rất gần phổ với ánh sáng mặt trời, giúp người lái xe dễ dàng quan sát với hình ảnh rõ nét, sâu và thật hơn.


  • Người lái xe cần phát hiện, xử lý trong khoảng 70m, với vận tốc 100 km/h, chỉ có khoảng 2,5 giây. Do đó, đèn pha xe ô tô có chùm sáng dài, tầm quan sát rộng.
  • Từ năm 1999, hệ thống đèn Bi-xenon được sử dụng, nó có thể sinh ra tia sáng cốt và pha từ cùng một nguồn sáng.
  • Thuận lợi là tiêu thụ năng lượng ít hơn rõ rệt, tạo ra những khả năng mới cho các nhà thiết kế, phát ra ánh sáng giống nhau cho cả pha và cốt.
  • Một cách đơn giản để có thể chuyển đổi thành đèn Bi-xenon là dùng một cơ cấu điều khiển điện từ. Cơ cấu này di chuyển nguồn sáng từ bóng đèn xenon để tạo ra tia sáng pha và cốt mà không có thời gian trễ trong chuyển đổi,cái này thường các bác hay gọi nó với cái tên thân yêu là THỤT THÒ
  • Ngoài ra còn một số nhà sản xuất còn cho ra đời loại Bi-xenon với 2 tim đèn cho pha và cốt nằm cạnh nhau để thay đổi độ xa gần của đèn pha và cốt
  • Loại này có nhược điểm là thời gian sáng khi thay đổi bị trễ đi 1 khoảng và phải dùng đến nhiều gấp đôi bộ khuyếch đại điện áp nên giá thành luôn luôn cao
3. Gương phản chiếu (Choá đèn)
  • Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng, tạo ra sự phản xạ, đưa tia sáng đi rất xa từ phía đầu xe.
  • Gương phản chiếu có hình dạng parabol, bề mặt được được đánh bóng và sơn lên một lớp vật liệu phản xạ như bạc (hay nhôm).
  • Cách bố trí tim đèn được chia làm 3 loại: loại tim đèn đặt trước tiêu cự, loại tim đèn đặt ngay tiêu cự và tim đèn đặt sau tiêu cự.
Đèn hệ tiêu chuẩn châu Âu
  • Dây tóc ánh sáng gần bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học.
  • Bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu.
Đèn hệ tiêu chuẩn Mỹ
  • Hai dây tóc có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa
  • Dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học.
Hệ thống điều chỉnh choá đèn
  • Nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều khiển choá đèn rất đơn giản, vị trí của tia sáng phải được thay đổi phụ thuộc vào tải trọng của xe.
  • Một hệ thống điều khiển tự động có thể hoạt động nhờ các cảm biến vị trí đặt trên hệ thống treo


NGUỒN http://vi.wikipedia.org/
 

zackydang

Tài xế O-H
Đèn sử dụng trên xe được phân loại theo các mục đích: chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn đầu được dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, các đèn xi nhan để báo cho các xe khác cũng như ¬người đi bộ và các đèn hậu ở đuôi xe để thông báo vị trí của xe. Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và loại xe.

0. Hệ thống đèn đầu:

Đây là hệ thống cơ bản và quan trọng nhất trên xe, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và bảo đảm an toàn giao thông. Đèn đầu phải có cường độ sáng lớn nhưng không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều. Đèn đầu có hai chế độ: chiếu xa từ 180 – 250m và chiếu sáng gần từ 50 – 75m. Đèn đầu là một trong những thiết bị tiêu thụ công suất lớn trên ô tô, ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W, ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W .

vậy đèn chiều xa người ta gọi là đèn pha, còn đèn chiếu gần người ta gọi là đèn cốt phải ko bạn????
 

codonmotdoi

Tài xế O-H
Em làm đồ án tốt nghiệp môn này rồi. Mấy cái đèn xin nhan, báo nguy... Nó thuộc hệ thống TÍN HIỆU chiếu sáng chứ ko phải hệ thống chiếu sáng.Còn sơ đồ nguyên lý chỉ cần làm mạch điện đèn pha, côt sương mù và đèn trần thôi.
 

8lark

Tài xế O-H
thế bác codonmotdoi ơi
bác có nguyên lý các loại đèn pha cốt không
cho em vơi nhá. Bọn em đang phải thi môn này mà không tìm thấy tài liệu gì cả.
thank bác nha!
nguyên tắc hoạt động của mạch đèn fa côs có trong sách Hệ thống điện thân xe.
sách có 2 loại mạch là âm chờ và duơng chờ.
 

Pucchiaio

Tài xế O-H
Các pác cho em hỏi đèn báo pha( đèn trên taplo) được nói vối tim đèn cos hay tim đèn pha thế ? Nếu có thể thì cho em sơ đồ mạch điện luôn, cảm ơn nhiều
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên