Những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa

T
Bình luận: 21Lượt xem: 8,076

Thien_Loi

Tài xế O-H
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó cùng với các hệ thống khác kết hợp với nhau để đảm bảo tình trạng hoạt động của xe được ổn định nhất.

Hệ thống đánh lửa có hai nhiệm vụ chính là tạo dòng điện đủ mạnh (> 20.000V) để có thể phóng qua khe hở giữa 2 điện cực bugi và đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu và một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là phải đánh lửa đúng thời điểm để tạo công suất lớn nhất và giảm ô nhiễm môi trường.

Cấu tạo cơ bản của hệ thống đánh lửa gồm có mạch sơ cấp và mạch thứ cấp. Mạch sơ cấp lấy nguồn điện từ ắc quy (12 – 14,2V) và cung cấp tín hiệu đến bôbin đánh lửa. Bôbin hoạt động như một máy biến áp, nó chuyển dòng điện thấp áp từ ắc quy thành dòng cao áp (lên đến hơn 20.000V). Mạch thứ cấp nhận nguồn cao áp từ bôbin đánh lửa và truyền đến bugi thông qua các dây cao áp.

Những-hư-hỏng-thường-gặp-của-hệ-thống-đánh-lửa-1.jpg

Dưới đây là những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa mà bạn có thể đã từng thấy và gặp phải khi lái xe.

Hư hỏng bôbin đánh lửa

Những-hư-hỏng-thường-gặp-của-hệ-thống-đánh-lửa-2.jpg

Các hư hỏng thường gặp như là chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ... Hoặc tác động cơ học làm bể, nứt nắp biến áp. Cần kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng.




Hư hỏng bộ chia điện

Những-hư-hỏng-thường-gặp-của-hệ-thống-đánh-lửa-3.jpg


Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. Vì vậy nếu bị hư hỏng bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa và động cơ. Khi hoạt động lâu ngày bộ chia điện cũng hao mòn và có thể gặp một số vấn đề: Nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.

Khe hở giữa má tĩnh và má động không chuẩn làm giảm khả năng đánh lửa, bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng làm đánh lửa sai thời điểm, lò xo ở bộ điều chỉnh đánh lửa sớm ly tâm yếu, rotor tín hiệu mòn làm đánh lửa chập chờn, sai thời điểm đánh lửa. Khi kiểm tra bộ phận chia điện cần kiểm tra từng chi tiết, vệ sinh các má vít, điều chỉnh khe hở rotor, thay thế các bộ phận hư hại.

Những-hư-hỏng-thường-gặp-của-hệ-thống-đánh-lửa-4.jpg

Hư hỏng bugi và dây cao áp


Khi sử dụng lâu ngày bugi có thể gặp một số hư hỏng. Những sự cố xảy ra ở bugi thường gặp như: Bể đầu sứ bugi, bugi bị mòn điện cực, bugi bị chảy điện cực, bugi đánh lửa không đúng tâm, bugi bị bám muội than làm giảm khả năng đánh lửa, ... Khi bugi có tình trạng hư hỏng cần kịp thời thay thế và kiểm tra lại hoạt động của các bộ phận trong hệ thống đánh lửa để kịp thời sửa chữa và thay thế.


Bác có thể bổ sung thêm hư hỏng thường gặp khác của hệ thống đánh lửa ngay bên dưới nhé!
 

thehoaspkt08

Tài xế O-H
chào các cụ
e thấy giờ denco là nguyên một cục gồm mobin,ic,cảm biến,chia điện.gọn gàng dễ sữa ahj
mỗi tội có tý nước là hấp hơi bên trong là đề khỏi nổ lun
 

AutoLink

Tài xế O-H
chào các Bác, các Bác cho em xin tài liệu sửa chữa hệ thống phanh thủy lực ạ, em cảm ơn các Bác
Bác đang làm đồ án hay đang gặp pan gì, có thể nói cụ thể cho anh em giúp
Chứ thấy bác xin tài liệu lung tung hết vậy
Làm gì cũng tập trung 1 cái cho xong trước đã nhé
Thân!
 

Thayduc

Tài xế O-H
Bác đang làm đồ án hay đang gặp pan gì, có thể nói cụ thể cho anh em giúp
Chứ thấy bác xin tài liệu lung tung hết vậy
Làm gì cũng tập trung 1 cái cho xong trước đã nhé
Thân!
E đang học Bác ạ, xe uoat của e bị phanh không ăn ( mới làm bố ) e đã thay cupben nhưng vẫn vậy ??
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Ý Bác nói là khe hở phanh đúng không ạ. E nghĩ ko phải đâu Bác ạ. Cái này là do thay cupben heo cái của phanh nên mới xảy ra tình trạng đó Bác ạ
Bác có nói tán lại cả guốc phanh còn gì nữa, sao cứ đổ lỗi cho mỗi cuppen nhỉ. Nếu thế thì thay cuppen thôi
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên