Mã Kim So: Từ đua xe về với độ xe

M
MTV
Bình luận: 19Lượt xem: 7,633

MTV

Tài xế O-H




Mã Kim So, tay đua trứ danh ngày nào giờ là một trong những chuyên gia sửa xe gắn máy cổ nổi tiếng ở TPHCM.


Không biết chữ nhưng bằng sự say mê, lòng yêu nghề, Mã Kim So đã trở thành người thợ sửa xe 67 nổi tiếng của đất Sài Gòn. Vóc dáng nhỏ bé, lanh lẹ khi chỉ huy thợ xử lý các hỏng hóc của các loại xe gắn máy, Mã Kim So, tay đua trứ danh ngày nào giờ là một trong những chuyên gia sửa xe gắn máy cổ nổi tiếng ở TPHCM.

Nằm khiêm tốn ở gần góc đường Nguyễn Chí Thanh - Ngô Quyền, tiệm của ông luôn là địa chỉ tìm đến của dân chơi xe cổ, nhất là những người bị hút hồn bởi kiểu dáng, tính năng bền bỉ của dòng xe gắn máy 67 nổi tiếng một thời.

Cần cù học nghề

Ông So quê gốc ở Bạc Liêu. Do gia cảnh khó khăn, năm 10 tuổi, cha mẹ đã phải gởi So cho một người bà con bên nội nuôi dưỡng. Kim So được theo ông chú Hầu Lập Tân - người thợ sửa xe gắn máy 67 nổi tiếng ở Bạc Liêu lúc đó - học nghề. Ngày hai bữa, cậu bé So lẽo đẽo theo nhóm thợ đàn anh ở cửa tiệm vừa phụ việc vừa học nghề. “Không một chữ lận lưng, khả năng tiếp thu cũng không bằng những thợ khác nên tôi lấy sự cần cù để tích lũy kinh nghiệm. Nghề dạy nghề là chính”- ông So nhớ lại.


Ông Mã Kim So bên các giải thưởng một thời
Với dòng xe 67, học cách nghe tiếng máy nổ để đoán biết lửa “non” hay lửa “già”, canh gió, chỉnh bình xăng con và canh vít lửa, thợ trẻ nếu không sáng ý phải mất nhiều thời gian mới học được. Để có thể học rành rẽ các thủ thuật, tối đến, khi cửa tiệm đóng cửa, cậu bé So lại mày mò tháo bung máy xe để tìm hiểu nguyên tắc hoạt động. Thấy cháu chịu khó học nghề, ông chú cũng bỏ công kèm cặp. Nhờ đó, So tiến bộ rất nhanh trước sự ngạc nhiên của nhóm thợ đàn anh. Khi tay nghề vững vàng, So theo ông chú rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông nhớ lại: “Năm đó, tôi 17 tuổi”.

Dân trong nghề nhìn nhận, cửa tiệm của ông So nổi tiếng nhất với thủ thuật canh vít lửa. “Lửa phải được canh đúng qua màu gạch của phần sành trong bugi thì xe chạy mới "ngọt", máy không bị tắt giữa chừng và ít hao xăng”- ông So cho biết. Để có được kinh nghiệm này, trong quá trình sửa chữa, người thợ phải để hết tâm trí vào nghề.

Khách quen quý ông So không chỉ bởi kinh nghiệm mà còn là sự tận tình, có trách nhiệm với khách hàng. Chơi xe cổ là một chuyện, biết sửa chữa những hỏng hóc thường gặp là điều không đơn giản. Hiểu được tâm lý này, khi khách hàng đem xe đến sửa, ông cho thợ nổ máy rồi hướng dẫn khách các kỹ năng nhận biết “bệnh” để khách tự sửa lấy. Có khách hàng sành chơi xe còn cố ý “thử” ông khi đem xe tới yêu cầu tiệm thay hết phụ tùng để xe chạy tốt hơn. Song, sau khi thử máy, ông chỉ yêu cầu thợ chỉnh sửa một vài bộ phận của xe trong sự hài lòng xen lẫn cảm phục của khách.

Phải biết giữ chữ tín
Khách đến tiệm rất ấn tượng với những chiếc cúp mà Mã Kim So giành được ở các giải đua xe gắn máy. Năm 1989, lần đầu tiên Sở Thể dục - Thể thao TPHCM tổ chức Giải Vô địch đua xe 67. Sự am tường về máy móc cộng thêm một chút liều lĩnh đã giúp ông về nhì.

Năm 1997 là năm huy hoàng nhất của Mã Kim So khi ông “thâu tóm” gần hết danh hiệu các giải do hãng dầu nhớt Castrol tài trợ. Với thành tích này, ông được hãng dầu nhớt Castrol chọn qua Malaysia học hỏi kinh nghiệm và tập luyện chung với các tay đua chuyên nghiệp. Ở tuổi 46, khi cuộc sống gia đình ổn định, ông vẫn chuyên tâm kèm cặp nghề cho thợ trẻ. Ông tâm sự, làm nghề nào cũng vậy, muốn giỏi nghề, ngoài niềm đam mê, người thợ phải biết giữ chữ tín. Khi đã mất chữ tín thì coi như thanh danh cũng không còn.

Tận tình đào tạo lớp trẻ

Những năm gần đây, khi thú chơi xe gắn máy cổ ở TPHCM phát triển mạnh thì nghề “độ” xe cổ, nhất là dòng xe 67, hồi sinh mạnh mẽ. Những người thợ giỏi nghề như ông So càng có đất dụng võ.

Khách hàng mua được xe 67 cũ chưa hẳn đã chạy được, bởi dòng xe này đã qua hơn 40 năm sử dụng, rất khó tìm phụ tùng thay thế. Chịu khó lặn lội chợ phụ tùng xe cũ, thậm chí đặt hàng những người chuyên đi “săn” đồng nát, cửa tiệm của ông So vì thế thuyết phục khách hàng khi tìm mua được các loại phụ tùng thay thế chỉ trong một thời gian ngắn. Không ít khách hàng là dân chơi tài tử thường yêu cầu chủ tiệm “độ” thêm vài chi tiết, thậm chí thay thế phụ tùng, xoáy nòng để nâng tốc độ xe. Thay vì “vẽ vời” khách, ông tư vấn kỹ càng, thuyết phục họ giữ nguyên kiểu dáng để bảo tồn giá trị của chiếc xe.

Những năm tám mươi của thế kỷ trước, uy tín của cửa tiệm ông So còn nhận được sự chú ý đặc biệt của lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an quận 5. Nhiều chiếc xe 67 của đơn vị sử dụng một thời gian đã xuống cấp trầm trọng nhưng qua bàn tay của Mã Kim So đã được nâng cấp thành những con ngựa sắt có tốc độ cao.

Tiệm của ông cũng là nơi học viên các trường nghề lui tới học hỏi kinh nghiệm. Vừa làm vừa tích lũy vốn, cộng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, đến năm 1984, ông mở tiệm riêng. Đến nay, đã có gần 200 thợ trẻ qua bàn tay đào tạo của ông, mở tiệm riêng và sống được ở các tỉnh. Hiện mỗi tháng, cửa tiệm của ông thu hút từ 10 đến 20 khách hàng đưa xe 67 đến “độ”, trong đó có nhiều khách hàng ở tỉnh xa.
 

nhan88

Tài xế O-H
ổng mới thay cho tui nồi xe 67 bằng nồi fx.mấy ngày dầu đi ko dọng.bây giờ đi hơi dọng.mới có nửa tháng àh.tiên sư thiệt.ae có ai nghe ổng chửi thề chưa?tui nghe xong vãi cả linh hồn ra.nam mô thịt
 

kunroobi

Tài xế O-H
ổng mới thay cho tui nồi xe 67 bằng nồi fx.mấy ngày dầu đi ko dọng.bây giờ đi hơi dọng.mới có nửa tháng àh.tiên sư thiệt.ae có ai nghe ổng chửi thề chưa?tui nghe xong vãi cả linh hồn ra.nam mô thịt
bạn ơi cho mình địa chỉ của ỗng đi.Thấy báo nói ỗng dọn xe có kinh nghiệm quá mình cũng muốn đem xe qua dọn cục máy 67
 

Hoaikk

Tài xế O-H




Mã Kim So, tay đua trứ danh ngày nào giờ là một trong những chuyên gia sửa xe gắn máy cổ nổi tiếng ở TPHCM.


Không biết chữ nhưng bằng sự say mê, lòng yêu nghề, Mã Kim So đã trở thành người thợ sửa xe 67 nổi tiếng của đất Sài Gòn. Vóc dáng nhỏ bé, lanh lẹ khi chỉ huy thợ xử lý các hỏng hóc của các loại xe gắn máy, Mã Kim So, tay đua trứ danh ngày nào giờ là một trong những chuyên gia sửa xe gắn máy cổ nổi tiếng ở TPHCM.

Nằm khiêm tốn ở gần góc đường Nguyễn Chí Thanh - Ngô Quyền, tiệm của ông luôn là địa chỉ tìm đến của dân chơi xe cổ, nhất là những người bị hút hồn bởi kiểu dáng, tính năng bền bỉ của dòng xe gắn máy 67 nổi tiếng một thời.

Cần cù học nghề

Ông So quê gốc ở Bạc Liêu. Do gia cảnh khó khăn, năm 10 tuổi, cha mẹ đã phải gởi So cho một người bà con bên nội nuôi dưỡng. Kim So được theo ông chú Hầu Lập Tân - người thợ sửa xe gắn máy 67 nổi tiếng ở Bạc Liêu lúc đó - học nghề. Ngày hai bữa, cậu bé So lẽo đẽo theo nhóm thợ đàn anh ở cửa tiệm vừa phụ việc vừa học nghề. “Không một chữ lận lưng, khả năng tiếp thu cũng không bằng những thợ khác nên tôi lấy sự cần cù để tích lũy kinh nghiệm. Nghề dạy nghề là chính”- ông So nhớ lại.


Ông Mã Kim So bên các giải thưởng một thời
Với dòng xe 67, học cách nghe tiếng máy nổ để đoán biết lửa “non” hay lửa “già”, canh gió, chỉnh bình xăng con và canh vít lửa, thợ trẻ nếu không sáng ý phải mất nhiều thời gian mới học được. Để có thể học rành rẽ các thủ thuật, tối đến, khi cửa tiệm đóng cửa, cậu bé So lại mày mò tháo bung máy xe để tìm hiểu nguyên tắc hoạt động. Thấy cháu chịu khó học nghề, ông chú cũng bỏ công kèm cặp. Nhờ đó, So tiến bộ rất nhanh trước sự ngạc nhiên của nhóm thợ đàn anh. Khi tay nghề vững vàng, So theo ông chú rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông nhớ lại: “Năm đó, tôi 17 tuổi”.

Dân trong nghề nhìn nhận, cửa tiệm của ông So nổi tiếng nhất với thủ thuật canh vít lửa. “Lửa phải được canh đúng qua màu gạch của phần sành trong bugi thì xe chạy mới "ngọt", máy không bị tắt giữa chừng và ít hao xăng”- ông So cho biết. Để có được kinh nghiệm này, trong quá trình sửa chữa, người thợ phải để hết tâm trí vào nghề.

Khách quen quý ông So không chỉ bởi kinh nghiệm mà còn là sự tận tình, có trách nhiệm với khách hàng. Chơi xe cổ là một chuyện, biết sửa chữa những hỏng hóc thường gặp là điều không đơn giản. Hiểu được tâm lý này, khi khách hàng đem xe đến sửa, ông cho thợ nổ máy rồi hướng dẫn khách các kỹ năng nhận biết “bệnh” để khách tự sửa lấy. Có khách hàng sành chơi xe còn cố ý “thử” ông khi đem xe tới yêu cầu tiệm thay hết phụ tùng để xe chạy tốt hơn. Song, sau khi thử máy, ông chỉ yêu cầu thợ chỉnh sửa một vài bộ phận của xe trong sự hài lòng xen lẫn cảm phục của khách.

Phải biết giữ chữ tín
Khách đến tiệm rất ấn tượng với những chiếc cúp mà Mã Kim So giành được ở các giải đua xe gắn máy. Năm 1989, lần đầu tiên Sở Thể dục - Thể thao TPHCM tổ chức Giải Vô địch đua xe 67. Sự am tường về máy móc cộng thêm một chút liều lĩnh đã giúp ông về nhì.

Năm 1997 là năm huy hoàng nhất của Mã Kim So khi ông “thâu tóm” gần hết danh hiệu các giải do hãng dầu nhớt Castrol tài trợ. Với thành tích này, ông được hãng dầu nhớt Castrol chọn qua Malaysia học hỏi kinh nghiệm và tập luyện chung với các tay đua chuyên nghiệp. Ở tuổi 46, khi cuộc sống gia đình ổn định, ông vẫn chuyên tâm kèm cặp nghề cho thợ trẻ. Ông tâm sự, làm nghề nào cũng vậy, muốn giỏi nghề, ngoài niềm đam mê, người thợ phải biết giữ chữ tín. Khi đã mất chữ tín thì coi như thanh danh cũng không còn.

Tận tình đào tạo lớp trẻ

Những năm gần đây, khi thú chơi xe gắn máy cổ ở TPHCM phát triển mạnh thì nghề “độ” xe cổ, nhất là dòng xe 67, hồi sinh mạnh mẽ. Những người thợ giỏi nghề như ông So càng có đất dụng võ.

Khách hàng mua được xe 67 cũ chưa hẳn đã chạy được, bởi dòng xe này đã qua hơn 40 năm sử dụng, rất khó tìm phụ tùng thay thế. Chịu khó lặn lội chợ phụ tùng xe cũ, thậm chí đặt hàng những người chuyên đi “săn” đồng nát, cửa tiệm của ông So vì thế thuyết phục khách hàng khi tìm mua được các loại phụ tùng thay thế chỉ trong một thời gian ngắn. Không ít khách hàng là dân chơi tài tử thường yêu cầu chủ tiệm “độ” thêm vài chi tiết, thậm chí thay thế phụ tùng, xoáy nòng để nâng tốc độ xe. Thay vì “vẽ vời” khách, ông tư vấn kỹ càng, thuyết phục họ giữ nguyên kiểu dáng để bảo tồn giá trị của chiếc xe.

Những năm tám mươi của thế kỷ trước, uy tín của cửa tiệm ông So còn nhận được sự chú ý đặc biệt của lực lượng Cảnh sát Hình sự Công an quận 5. Nhiều chiếc xe 67 của đơn vị sử dụng một thời gian đã xuống cấp trầm trọng nhưng qua bàn tay của Mã Kim So đã được nâng cấp thành những con ngựa sắt có tốc độ cao.

Tiệm của ông cũng là nơi học viên các trường nghề lui tới học hỏi kinh nghiệm. Vừa làm vừa tích lũy vốn, cộng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, đến năm 1984, ông mở tiệm riêng. Đến nay, đã có gần 200 thợ trẻ qua bàn tay đào tạo của ông, mở tiệm riêng và sống được ở các tỉnh. Hiện mỗi tháng, cửa tiệm của ông thu hút từ 10 đến 20 khách hàng đưa xe 67 đến “độ”, trong đó có nhiều khách hàng ở tỉnh xa.
Giờ ổng hết thời rồi.
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thời buổi giờ toàn công nghệ. Toàn đồ nhập khẩu với toàn kỹ sư. Thì sao lại người ta
Chưa chắc đâu bác ạ:
- Công nghệ trên xe máy ư: chủ yếu mới là phun xăng điện tử thôi, có gì ghê gớm đâu
- Nhập khẩu ư: xưa giờ vẫn nhập, chế vẫn chế. Mà xe máy chế nhiều lắm
- Kỹ sư á: làm được cái quái gì hơn đâu
 

Hoaikk

Tài xế O-H
Chưa chắc đâu bác ạ:
- Công nghệ trên xe máy ư: chủ yếu mới là phun xăng điện tử thôi, có gì ghê gớm đâu
- Nhập khẩu ư: xưa giờ vẫn nhập, chế vẫn chế. Mà xe máy chế nhiều lắm
- Kỹ sư á: làm được cái quái gì hơn đâu
Cụ nói thế thì em chịu thua.ko biết nói gì hơn.
 

kingcooker

Tài xế O-H
Chưa chắc đâu bác ạ:
- Công nghệ trên xe máy ư: chủ yếu mới là phun xăng điện tử thôi, có gì ghê gớm đâu
- Nhập khẩu ư: xưa giờ vẫn nhập, chế vẫn chế. Mà xe máy chế nhiều lắm
- Kỹ sư á: làm được cái quái gì hơn đâu
thực tế là kỹ sư thì cũng phải đi kiếm ăn bác ơi ,chứ miếng ăn mà đầy đủ thì kỹ sư thừa sức chế nha bác ,có thể bác gặp dc vài anh kỹ sư vớ vẩn thì bác có thành kiến ,chứ e ko nghĩ số đông kỹ sư đều ko làm cái quái gì dc như bác nói
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
thực tế là kỹ sư thì cũng phải đi kiếm ăn bác ơi ,chứ miếng ăn mà đầy đủ thì kỹ sư thừa sức chế nha bác ,có thể bác gặp dc vài anh kỹ sư vớ vẩn thì bác có thành kiến ,chứ e ko nghĩ số đông kỹ sư đều ko làm cái quái gì dc như bác nói
Cũng buồn bác ạ, tôi có muốn nghĩ vậy đâu. Nhưng gì thì nó cũng có tý "biện chứng":
- Đầu vào thì phập phù
- Nhập trường rồi thì học ít, toàn dành thời gian cho việc khác
- Học để cho qua môn
- Giáo viên lên lớp cho qua chuyện, thi thố thì xin cho. Chưa kể, giáo viên cũng trình độ không cao, không chuẩn.
- Lý thuyết thì tiếng là học nhiều, nhưng toàn cưỡi ngựa. Thực hành thì coi như không có.
- Đồ án trên trời, hầu hết không làm, toàn sao chép, chế biến số liệu
- Học xong thì cơ bản là được mỗi cái "NGoan"
Bác xem, với nguyên liệu như vậy, công nghệ thế kia thì sản phẩm ra làm sao tốt được. Thỉnh thoảng có ông biết thân biết phận thì khá tý, chỉ là đột biến
 

kingcooker

Tài xế O-H
Cũng buồn bác ạ, tôi có muốn nghĩ vậy đâu. Nhưng gì thì nó cũng có tý "biện chứng":
- Đầu vào thì phập phù
- Nhập trường rồi thì học ít, toàn dành thời gian cho việc khác
- Học để cho qua môn
- Giáo viên lên lớp cho qua chuyện, thi thố thì xin cho. Chưa kể, giáo viên cũng trình độ không cao, không chuẩn.
- Lý thuyết thì tiếng là học nhiều, nhưng toàn cưỡi ngựa. Thực hành thì coi như không có.
- Đồ án trên trời, hầu hết không làm, toàn sao chép, chế biến số liệu
- Học xong thì cơ bản là được mỗi cái "NGoan"
Bác xem, với nguyên liệu như vậy, công nghệ thế kia thì sản phẩm ra làm sao tốt được. Thỉnh thoảng có ông biết thân biết phận thì khá tý, chỉ là đột biến
đồng tình với bác thực tế bây giờ phần lớn là như bác nói ,anh nào biết thân biết phận thì cố gằng học thôi .Tiên trách kỉ hậu trách nhân ,trông đợi gì vào cái nền giáo dục này dc nữa:(
 

Hoaikk

Tài xế O-H
thực tế là kỹ sư thì cũng phải đi kiếm ăn bác ơi ,chứ miếng ăn mà đầy đủ thì kỹ sư thừa sức chế nha bác ,có thể bác gặp dc vài anh kỹ sư vớ vẩn thì bác có thành kiến ,chứ e ko nghĩ số đông kỹ sư đều ko làm cái quái gì dc như bác nói
Bác ấy chưa hiểu về công nghệ rồi. Tai sao tụi tui làm đồ tiện lại trả lương thuê 2 kỹ sư về nghiên cứu và sản xuất đồ xe độ xe đôn. Nghiên cứu về các gối cam và bài này chạy cam này bài khác chạy cam khác. Bác nói chuẩn đấy
 

kingcooker

Tài xế O-H
Bác ấy chưa hiểu về công nghệ rồi. Tai sao tụi tui làm đồ tiện lại trả lương thuê 2 kỹ sư về nghiên cứu và sản xuất đồ xe độ xe đôn. Nghiên cứu về các gối cam và bài này chạy cam này bài khác chạy cam khác. Bác nói chuẩn đấy
cảm ơn bác ,e thì e tin vào trực giác của bản thân hơn ,dù gì e cũng gặp người giỏi ,người dở rồi ,cũng bằng cấp hết cả .Nên cũng ko có quan niệm là kỹ sư đều dở hay kỹ sư đều giỏi ,chỉ có làm việc chung với ng ta thì mới biết dc
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Bác ấy chưa hiểu về công nghệ rồi. Tai sao tụi tui làm đồ tiện lại trả lương thuê 2 kỹ sư về nghiên cứu và sản xuất đồ xe độ xe đôn. Nghiên cứu về các gối cam và bài này chạy cam này bài khác chạy cam khác. Bác nói chuẩn đấy
- Bác mới chỉ sử dụng có 2 kỹ sư thôi. Ngoài kia còn biết bao nhiêu vị kỹ sư không làm được việc
- Nói ra điều ấy cũng buồn lắm chứ
- Bác có xưởng tiện xịn thế, ở đâu vậy ạ? Giá như có nhiều chỗ như bác thì tốt cho nền cơ khí nước nhà quá
 

Cai banh xe

Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Cụ bánh xe nêu khó rõ những mặt tiêu cực của giáo dục nghề nghiệp, vậy cụ có ý kiến nào hay hơn để giúp ích thế hệ sau, hay là cụ chỉ ra một vài nước điển hình cho sinh viên Việt Nam theo học hỏi đi bác
Thằng nào buộc nút thì thằng đấy tháo nút. Ở đây, nói về phía người học:
- Đầu tiên là phải biết mình thích gì, rồi cần gì
- Tiếp đến phải biết mình được gì
- Bỏ bớt mấy cái tính cách nông dân, nông thôn đi. Cụ thể: bớt oai đi, kiên trì (lỳ lợm) khi học, hãy quan tâm đến mình là chính, đừng hóng hớt chuyện thằng khác, hãy chăm chỉ, tập trung, đừng đổ lỗi cho người khác, đố kỵ, hèn bẩn
- Hãy nghiêm túc với nghề, với việc không được đứng núi này trông núi nọ
Được từng ấy thì đã khác biệt cơm mẹ nấu rồi.
Còn chuyên đề người dạy lúc khác bàn, vì nó tang thương lắm
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên